Ca Huế trên sông Hương - Bài 4

Bố cục:


- Phần 1 (Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò...... lí hoài nam): giới thiệu sơ lược về các làn điệu dân ca Huế.

- Phần 2 (còn lại): Đêm nghe ca Huế trên sông Hương và những nét đặc sắc của ca Huế.


Hướng dẫn soạn bài:


Câu 1 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 2):


- Những hiểu biết về Huế:

+ Về vị trí địa lí: Huế thuộc miền Trung Việt Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng , phía bắc giáp Quảng Trị

+ Về đặc điểm lịch sử: Huế (Phú Xuân) là kinh đô của nhà Nguyễn hơn một trăm năm

+ Về danh lam thắng cảnh : Huế có sông Hương núi Ngự có nhiều di tích lịch sử, thành nội lăng tẩm của các triều vua nhà Nguyễn, các đền đài chùa chiền trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng

+ Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hóa tinh thần: có nhiều món ăn, nhiều thứ kẹo bánh mang màu sắc Huế, nón bài thơ, nhiều điệu hò, làn điệu dân ca nổi tiếng.

- Một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế: sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, Phu Văn Lâu, các điệu hò ca Huế thể hiện rõ nét tâm hồn con người xứ Huế.


Câu 2 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 2):


* Các làn điệu dân ca Huế:


- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: náo nức, nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thế hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.

- Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc , phách điệu Nam không vui, không buồn.

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

* Các dụng cụ âm nhạc:


- Đàn tranh, dàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

- Cặp sanh tiền

Ca Huế đa dạng phong phú, mỗi làn điệu mang một vẻ đẹp riêng.


Câu 3 (trang 103 Ngữ Văn 7 Tập 2):


- Sau khi đọc bài này em đã có thêm những hiểu biết về Huế:

+ Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế

+ Vẻ đẹp phong phú đa dạng của các làn điệu ca Huế

+ Hiểu biết về danh lam thắng cảnh di tích lịch sử

+ Nghe ca Huế phải nghe trên thuyền rồng sông Hương mới cảm nhận hết cái hay cái đẹp.


Câu 4 (trang 104 Ngữ Văn 7 Tập 2):


- Ca Huế được hình thành từ nguồn nhạc dân gian và nhạc cung đình có cả điệu Bắc lẫn điệu Nam.


a. Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng uy nghi vì thành phần hình thành nên nó:

- Nhạc dân gian góp phần hình thành nên ca Huế thường sôi nổi lạc quan vui tươi

- Nhạc cung đình được dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm nơi cung đình vui chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến thường mang sắc thái trang trọng uy nghi

b. Nói nghe ca Huế là một thú tao nhã vì: ca Huế thanh cao, lịch sự nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ cách biểu hiện đến đến thưởng thức, từ giọng ca đến cách ăn mặc,...


Hướng dẫn luyện tập:

Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy.


Trên đất nước ta, mỗi miền, mỗi vùng đều có những làn điệu dân ca của riêng mình. Nổi tiếng với những làn điệu dân ca đắm say mê hoặc lòng người là dân ca quan họ Bắc Ninh. Ngoài ra có rất nhiều làn điệu khác:

- Các làn điệu dân ca Huế

- Hát xoan ở đất Tổ (Phú Thọ)
- Các điệu hò ở Nam Trung Bộ

- Dân ca Nam Bộ
- Hát dặm Nghệ Tĩnh

- Hát Lượm của dân tộc Tày
- Hát Then của người Thái.

Ca Huế trên sông Hương - Bài 4
Ca Huế trên sông Hương - Bài 4

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy