Căng thẳng kéo dài
Khi phải chịu áp lực và quá căng thẳng, não của chúng ta buộc phải tiết ra các chất cần thiết là cortisol – nguyên nhân chính làm tăng 2 loại axit HCl và pepsine để điều hòa cơ thể. Tuy nhiên chính chất này có thể gây trào ngược dịch vị, viêm dạ dày tá tràng và thậm chí cũng dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Căng thẳng kéo dài có thể giết chết các tế bào não, khiến não bộ suy giảm trí nhớ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Cuộc sống thường nhật khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng (stress). Bạn có thể stress khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ, kẹt xe, lo lắng về sức khỏe bản thân, người thân... Nếu căng thẳng kết thúc nhanh chóng thì không đáng lo ngại nhưng nếu chúng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nhà khoa học không khẳng định stress gây ung thư. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, gây ra các tình trạng bệnh lý khác và làm suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị stress mãn tính thường gặp vấn đề về tiêu hóa, khả năng sinh sản, tiết niệu và suy yếu hệ thống miễn dịch. Nhóm người này cũng dễ bị nhiễm virus như cúm hoặc đau đầu, khó ngủ, lo âu, trầm cảm,... Các nội tiết tố do stress tạo ra làm bất hoạt quá trình anoikis (quá trình tiêu diệt và ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư).
Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng mạn tính cũng thúc đẩy sản xuất các yếu tố tăng trưởng làm tăng nguồn cấp máu, làm tăng tốc độ phát triển của khối u ác tính. Ngoài ra, lo lắng làm nồng độ adrenaline trong máu tăng cao đẩy mạnh quá trình trao đổi chất nhưng làm chậm quá trình bài tiết chất béo. Theo các chuyên gia, mỗi người có thể học cách quản lý căng thẳng, giúp ngăn chặn tình trạng này kéo dài, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.