Cây Sui

Cây Sui thường mọc hoang, nhất là ở vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một số tỉnh như Quảng Trị, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Đây là loại cây thân gỗ, phát triển nhanh và đạt kích thước trưởng thành trong vòng 20 năm. Toàn thân cây Sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc chứa các glucosid, antiarin, antioresin, toxicarin và chất béo. Nếu nhựa của cây Sui ngấm vào cơ thể người và động vật máu nóng thì cái chết đến rất nhanh.


Nếu bị nhựa Sui bắn vào mắt gây viêm sưng, có thể gây mù lòa. Nếu bị nhựa Sui dính vào vết thương hay trên vùng da bị trầy xước thì nạn nhân lập tức bị ngộc độc với các triệu chứng như các cơ giãn ra, cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim, người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái. Khi bị nhựa cây Sui bắn vào mắt hay bị dính nhựa vào vết thương, cần nhanh chóng rửa sạch mủ và khẩn trương đưa nạn nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.


Mặc dù có độc tố khủng khiếp nhưng hiện nay cây Sui đang được Y học ứng dụng vào bào chế một số loại thuốc trị sốt, trợ tim, huyết áp cao... Hạt của cây Sui có vị đắng và có tác dụng hạ sốt rất tốt. Ở một số dân tộc ít người của nước ta, bà con còn dùng chăn Sui để đắp trong mùa đông giá lạnh.

Cây Sui
Cây Sui
Cây Sui
Cây Sui

Top 10 Loài cây có độc nguy hiểm nhất khi đi du lịch bạn cần tránh

  1. top 1 Cây lá Ngón
  2. top 2 Cây Sơn
  3. top 3 Cây lá Han
  4. top 4 Cây Trúc Đào
  5. top 5 Hoa Thiên Điểu
  6. top 6 Cây Bồng Bồng
  7. top 7 Cây Sừng Trâu
  8. top 8 Cây Ngót Nghẻo
  9. top 9 Hoa Cẩm Tú Cầu
  10. top 10 Cây Sui

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy