Chẩn đoán bệnh loãng xương
Top 6 trong Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh loãng xương
Triệu chứng lâm sàng
- Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng.
- Đau xương, đau lưng cấp và mãn tính.
- Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.
- Đau ngực, khó thở, chậm tiêu... do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống.
- Gãy xương: các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống lưng (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.
Triệu chứng cận lâm sàng
- Xquang quy ước: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (gãy làm xẹp và lún các đốt sống), với các xương dài thường giảm độ dày vỏ xương (khiến ống tủy rộng ra).
- Đo khối lượng xương (BMD) bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị.
- Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay...) bằng các phương pháp DXA, siêu âm,... được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng.
Chẩn đoán xác định
- Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y thế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DEXA:
- Xương bình thường: T - score từ -1SD trở lên
- Thiếu xương (Osteopenia): T - score dưới -1SD đến -2,5SD
- Loãng xương (Osteoporosis): T - score dưới -2,5SD
- Loãng xương nặng: T - score dưới -2,5SD kèm tiền sử/hiện tại có gãy xương.
- Trường hợp không có điều kiện đo mật độ xương: Có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gãy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và Xquang: đau xương, đau lưng, gãy xương chấn thương nhẹ, tuổi cao,...