Chọn loại máy đáp ứng nhu cầu sử dụng
Mỗi loại máy đo huyết áp sẽ có các chức năng, ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và đối tượng người dùng mà bạn sẽ chọn mua cho phù hợp. Trên thị trường có 4 loại máy đo huyết áp phổ biến như sau:
- Máy đo huyết áp cơ: Là kiểu máy hoạt động dựa trên nguyên lý bơm căng hơi, sau đó tạo ra áp suất từ việc quấn băng. Áp suất sẽ làm thay đổi kim chỉ huyết áp và trả lại kết quả đo. Kiểu máy này thích hợp cho các y, bác sĩ dùng trong bệnh viện và phòng khám:
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, chống va đập tốt.
- Nhược điểm: Cần phải có kiến thức chuyên môn mới sử dụng được và khó có thể tự đo huyết áp cho mình vì kết quả dễ bị sai lệch số.
- Máy đo huyết áp thủy ngân: Được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế và bệnh viện. Thiết bị gồm có vòng bít (dùng để quấn trên bắp tay), bóng bơm hơi và cột thước đo bằng thủy tinh, bên trong có chứa thủy ngân:
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, bền chắc.
- Nhược điểm: Thiết kế cồng kềnh, khó mang đi xa và có thể nguy hiểm nếu vỡ ống thủy ngân.
- Máy đo huyết áp điện tử: Đây là loại máy có thiết kế hiện đại và được sử dụng rộng rãi ở các hộ gia đình. Bạn chỉ cần quấn vòng bít lên bắp tay, sau đó nhấn nút bắt đầu. Máy đo huyết áp sẽ tiến hành hoạt động và tự động cho kết quả có độ chính xác cao:
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, kết quả có độ chính xác cao.
- Nhược điểm: Có khả năng chống va đập kém
- Máy đo huyết áp tự động: Dòng máy này có thiết kế thanh lịch và sang trọng, màn hình LCD lớn giúp người dùng quan sát chỉ số một cách chính xác. Ngoài ra, bên dưới màn hình còn có nút bấm điều khiển với phần chữ to, thuận tiện cho cả người lớn tuổi:
- Ưu điểm: Dễ sử dụng và quan sát chỉ số.
- Nhược điểm: Dễ hư hỏng khi có va chạm.