Củ tỏi
Theo các y sĩ y học cổ truyền, tỏi có tính ấm, vị hăng có tác dụng làm ấm và đào thải độc tố thường được dùng để điều trị các triệu chứng ho, sổ mũi,… liên quan đến các bệnh lý như viêm họng, cảm lạnh và cảm cúm. Và không chỉ riêng Đông y, lợi ích của tỏi đối với sức khỏe từ xưa đến nay vẫn đang được giới Y học hiện đại nghiên cứu và ứng dụng. Cụ thể, trong dịch cúm của ở Nga vào năm 1965, dân chúng đã sử dụng tỏi như vị thuốc tự nhiên để điều trị và phòng ngừa dịch cúm, cải thiện triệu chứng ho.
Bài thuốc trị ho bằng tỏi:
- Tỏi và mật ong: Tỏi đem bóc vỏi, đập dập hoặc giã nát. Sau đó, thêm vào một ít mật ong và tiến hành hấp cách thủy. Sau khoảng 20 phút, lấy hỗn hợp ra và để nguội. Mỗi ngày cho bệnh nhân uống 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê. Với cách trị ho bằng tỏi và mật ong, bệnh nhân chỉ cần kiên trì sử dụng liên tục vài ngày, triệu chứng ho, ngứa rát và khó chịu ở cổ họng sẽ giảm dần. Không những thế, bài thuốc này còn giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa nhiễm bệnh.
- Tỏi nướng: Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi (để nguyên vỏ) sau đó cuộn vào giấy bạc đem nướng lò vi sóng hoặc bếp than. Đợi khoảng 2 phút khi tỏi tỏa ra mùi thơm thì lấy ra để nguội. Bóc vỏ bên ngoài rồi ăn tỏi trực tiếp. Ngày ăn 3 – 4 tép tỏi sẽ giúp giảm các triệu chứng ho, đau họng đáng kể.
- Tỏi đen: Tỏi bóc vỏ, dùng thìa nghiền nát ra, bỏ vào chén thêm chút muối và nước rồi chưng cách thủy khoảng 15 phút. Ngày uống 3 lần, bạn cũng có thể thay thế muối tinh bằng đường phèn khi kết hợp với tỏi đen trị ho.