Top 10 Ngộ nhận về bia rượu

Vũ Phương Linh 74 0 Báo lỗi

Rượu bia là những loại đồ uống có cồn mà chúng ta ít nhiều đã từng thử qua. Tuy nhiên, những “bí mật” về các chất kích thích này không phải ai cũng biết. Và có ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ngộ nhận: Rượu bia không phải là vấn đề lớn

    Thực tế: Uống nhiều chất kích thích như rượu, bia có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Những chất có trong rượu, bia tác dụng với hóa chất trong não dẫn đến đau đầu, chóng mặt và buồn nôn, thậm chí còn khiến cho cơ thể mất nước.


    Ngay cả sau một đêm ngủ say, bạn vẫn phải chịu những hệ quả do rượu bia mang đến như đau đầu như búa bổ, miệng đắng ngắt, mệt mỏi, dạ dày nôn nao cùng một hệ miễn dịch bị suy yếu.

    Ngộ nhận: Rượu bia không phải là vấn đề lớn
    Ngộ nhận: Rượu bia không phải là vấn đề lớn
    Ngộ nhận: Rượu bia không phải là vấn đề lớn
    Ngộ nhận: Rượu bia không phải là vấn đề lớn

  2. Top 2

    Ngộ nhận: Rượu bia không phân biệt giới tính

    Thực tế: Đừng mải vui mà hết mình trong một bữa tiệc của các quý bà với bia, rượu, sâm panh. Nếu một người đàn ông và một phụ nữ uống cùng một lượng rượu như nhau, phái nữ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ các đồ uống có cồn hơn.


    Lý do là trong cơ thể của nam giới có tỉ lệ chất lỏng nhiều hơn nữ giới. Thành phần chất lỏng giúp pha loãng rượu, chất cồn họ vừa uống. Khi phụ nữ uống bằng lượng bia, rượu với nam giới, các chất cồn tích tụ nhiều hơn trong máu, gây ra các hậu quả nặng nề về sức khỏe.

    Ngộ nhận: Rượu bia không phân biệt giới tính
    Ngộ nhận: Rượu bia không phân biệt giới tính
    Ngộ nhận: Rượu bia không phân biệt giới tính
    Ngộ nhận: Rượu bia không phân biệt giới tính
  3. Top 3

    Ngộ nhận: Chỉ những cuộc chè chén say sưa mới gây ra những hậu quả về sức khỏe

    Thực tế: Rượu, bia khi được sử dụng ở mức vừa phải sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể. Không có một mức độ an toàn bắt buộc cụ thể nào được đề ra. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia mức độ hợp lý ở đây được coi là 2 đơn vị cồn mỗi ngày (tương đương khoảng 350ml bia, 150ml rượu vang, 44ml rượu mạnh) đối với phụ nữ và lượng này tăng lên gấp đôi đối với nam. Thức uống này có chứa nhiều protein, vitamin B và chất chống oxi hóa. Tuy nhiên với một số người, chỉ cần uống vài ngụm nhỏ những loại đồ uống có cồn cũng có thể gây đau đầu cùng các triệu chứng khó chịu khác trong cơ thể.


    Tốt nhất, bạn nên uống nước lọc hoặc những loại nước hoa quả xen giữa việc nhậu nhẹt rượu bia để tránh hiện tượng thiếu nước và pha loãng nồng độ cồn trong máu.

    Ngộ nhận: Chỉ những cuộc chè chén say sưa mới gây ra những hậu quả về sức khỏe
    Ngộ nhận: Chỉ những cuộc chè chén say sưa mới gây ra những hậu quả về sức khỏe
    Ngộ nhận: Chỉ những cuộc chè chén say sưa mới gây ra những hậu quả về sức khỏe
    Ngộ nhận: Chỉ những cuộc chè chén say sưa mới gây ra những hậu quả về sức khỏe
  4. Top 4

    Ngộ nhận: Rượu là sự lựa chọn nhẹ nhàng nhất trong các loại đồ uống có cồn

    Thực tế: Con người đã uống rượu hàng trăm năm. Rượu vừa là hóa chất vừa là thuốc thần kinh. Theo công thức hóa học, các loại rượu sẽ có công thức hóa học gồm một cặp OH thay thể cho nguyên tử hydro trong hydrocarbon. Rượu liên kết với các nguyên tử khác để tạo ra rượu bậc hai. Các loại rượu mà chúng ta thường sử dụng là metanol, isopropanol và ethanol. Ethanol là độc hại, gây tổn thương cho gan, não và các cơ quan khác theo thời gian. Ethanol cũng gây ức chế hệ thống thần kinh trung ương, làm biến dạng sự phối hợp và phán đoán của một người. Ngoài ra, các loại rượu có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm, trong khi việc tiêu thụ lâu dài, thậm chí là nghiện cần và cần phải được cai rượu.


    Rượu vang đỏ có chứa tannin, hợp chất gây đau đầu ở một số người. Rượu mạch nha, như rượu whiskey cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Đồ uống có cồn nhẹ nhàng nhất là bia, vodka và gin.

    Ngộ nhận: Rượu là sự lựa chọn nhẹ nhàng nhất trong các loại đồ uống có cồn
    Ngộ nhận: Rượu là sự lựa chọn nhẹ nhàng nhất trong các loại đồ uống có cồn
    Ngộ nhận: Rượu là sự lựa chọn nhẹ nhàng nhất trong các loại đồ uống có cồn
    Ngộ nhận: Rượu là sự lựa chọn nhẹ nhàng nhất trong các loại đồ uống có cồn
  5. Top 5

    Ngộ nhận: Uống cốc nhỏ không vấn đề gì

    Thực tế: Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol (C2H5OH) là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Rượu, bia được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Nhiều bạn cho rằng uống rượu, bia cốc nhỏ thì không vấn đề gì?


    Điều quan trọng là lượng cồn bạn tiếp nhận vào cơ thể. Đừng bị đánh lừa bởi bởi kích thước của các loại đồ uống, đừng chủ quan “chỉ uống những ly nhỏ” mà cho rằng không sao. Có những loại đồ uống có cồn tuy với thể tích không lớn nhưng lại chứa hàm lượng cồn cao.

    Ngộ nhận: Uống cốc nhỏ không vấn đề gì
    Ngộ nhận: Uống cốc nhỏ không vấn đề gì
    Ngộ nhận: Uống cốc nhỏ không vấn đề gì
    Ngộ nhận: Uống cốc nhỏ không vấn đề gì
  6. Top 6

    Ngộ nhận: Ăn mì (hoặc bất kỳ thực phẩm nào) trước khi đi ngủ để giảm say

    Thực tế: Việc trước khi đi ngủ (sau khi bạn đã say) không giải quyết được vấn đề gì về sức khỏe. Thực phẩm phải có trong dạ dày của bạn trước khi bạn uống bia, rượu mới phát huy được tác dụng. Mọi loại thực phẩm đều có thể làm chậm tốc độ hấp thụ chất cồn nếu ăn trước khi uống rượu bia nhưng chất béo luôn có tác dụng tốt nhất.


    Tuy nhiên, khi đã uống say rồi, bạn vẫn có thể ăn thêm một miếng bít tết hoặc bánh piza để giảm nôn nao. Nhưng tốt nhất, hãy uống nước để tránh mất nước và pha để pha loãng lượng cồn trong cơ thể.

    Ngộ nhận: Ăn mì (hoặc bất kỳ thực phẩm nào) trước khi đi ngủ để giảm say
    Ngộ nhận: Ăn mì (hoặc bất kỳ thực phẩm nào) trước khi đi ngủ để giảm say
    Ngộ nhận: Ăn mì (hoặc bất kỳ thực phẩm nào) trước khi đi ngủ để giảm say
    Ngộ nhận: Ăn mì (hoặc bất kỳ thực phẩm nào) trước khi đi ngủ để giảm say
  7. Top 7

    Ngộ nhận: uống thuốc giảm đau trước khi lên giường ngủ

    Thực tế: Các thuốc giảm đau có tác dụng đỉnh điểm sau khoảng 4 giờ bạn uống. Vì thế nó không có tác dụng khi bạn tỉnh dậy thực sự. Vì thế hãy uống thuốc vào lúc bạn tỉnh giấc lần đầu tiên trong đêm.


    Có lẽ thời điểm này là phù hợp nhất để thuốc giảm đau phát huy tác dụng khi bạn vừa thức giấc. Không dùng Acetaminophen (Tylenol) sau đêm uống rượu vì sự kết hợp này có thể làm tổn thương vùng gan.

    Ngộ nhận: uống thuốc giảm đau trước khi lên giường ngủ
    Ngộ nhận: uống thuốc giảm đau trước khi lên giường ngủ
    Ngộ nhận: uống thuốc giảm đau trước khi lên giường ngủ
    Ngộ nhận: uống thuốc giảm đau trước khi lên giường ngủ
  8. Top 8

    Ngộ nhận: Rượu giúp bạn ngủ tốt?

    Thực tế: Tuy bạn có thể ngủ nhanh hơn nhưng rượu làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Giấc ngủ do rượu không có nhiều thời gian trong chu kỳ Rem và bạn có xu hướng thức dậy quá sớm.


    Nếu bạn uống rất nhiều, những cơn khó chịu do rượu “tấn công” bạn trong khoảng thời gian cuối cùng của đêm, khiến bạn khó khăn trong việc quay trở lại giấc ngủ.

    Ngộ nhận: Rượu giúp bạn ngủ tốt?
    Ngộ nhận: Rượu giúp bạn ngủ tốt?
    Ngộ nhận: Rượu giúp bạn ngủ tốt?
    Ngộ nhận: Rượu giúp bạn ngủ tốt?
  9. Top 9

    Ngộ nhận: Cà phê là cứu cánh?

    Thực tế: Cà phê dẫn đến mất nước và có thể khiến bạn nôn nao, rơi vào cảm giác tồi tệ hơn. Sau một đêm say rượu, tốt nhất bạn nên tránh bất cứ đồ uống nào chứa caffein.


    Thay vào đó, bạn nên uống nước từng ngụm nhỏ nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thêm bột điện giải để bù lại lượng nước đã mất, đặc biệt là khi đêm qua bạn đã nôn quá nhiều.

    Ngộ nhận: Cà phê là cứu cánh?
    Ngộ nhận: Cà phê là cứu cánh?
    Ngộ nhận: Cà phê là cứu cánh?
    Ngộ nhận: Cà phê là cứu cánh?
  10. Top 10

    Ngộ nhận: Thảo dược có thể giúp người say rượu

    Thực tế: Các nhà nghiên cứu người Anh đã nghiên cứu về các loại thuốc chống say, chẳng hạn như các thành phần trong thuốc là men và chiết suất artiso nhưng họ không tìm thấy những bằng chứng thuyết phục rằng những chất này hiệu quả với những cảm giác nôn nao, cồn cào do dùng rượu bia.


    Một nhóm nhà khoa học người Anh khác tìm thấy những thành phần khác là cây xương rồng gai lê trong thuốc, và chứng minh được nó có tác dụng làm giảm sự nôn nao, nhưng không có tác dụng đến hiện tượng đau đầu.

    Ngộ nhận: Thảo dược có thể giúp người say rượu
    Ngộ nhận: Thảo dược có thể giúp người say rượu
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy