Đền Phù Đổng
Đền Phù Đổng hay còn gọi là Đền Gióng, Đền Thượng là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, nơi đây nổi tiếng với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, gắn liền với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây thờ người anh hùng làng Gióng “Phù Đổng Thiên Vương” - một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - còn in đậm trong tâm thức người dân Việt với những câu chuyện được truyền lại qua bao thế hệ.
Truyền thuyết kể rằng, đền Phù Đổng được xây dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ (đền mẫu) thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, từ đó đến nay đã được trùng tu nhiều lần.
Cấu trúc của đền Phù Đổng gồm có:
- Chính điện
- Bái đường
- Nhà thiêu hương
- Hà thủy đình để múa rối nước ở ao trước đền
- Tam quan được xây vào cuối thế kỷ XIX.
- Tượng Thánh Gióng khá lớn, đặt trong chính điện, ngồi giữa hai dãy tượng 6 quan văn , võ hầu cận, 2 phỗng quỹ và 4 viên cận binh.
Vào ngày ngày 9/12/2013, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng đã được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt ngày 9/12/2013
Vị trí: Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Lễ hội: Lễ hội diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm (ngày hội chính là ngày 9/4)