Đền Đa Hòa
Đền Đa Hòa là ngôi đền thờ Chử Đồng Tử - vị thần đứng thứ tư trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, và 2 vị Tiên Dung - Hồng Vân công chúa (Nàng Tây Sa). Tương truyền rằng đây chính là nơi tác thành mối tình Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Thời xưa, ở làng Chử Xá có hai cha con Chử Cù Văn và Chử Đồng Tử, nhà nghèo đến nỗi phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng. Người cha chết, dặn con cứ lấy khố mà dùng nhưng Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn. Bấy giờ mới có một nàng công chúa tên là Tiên Dung nhan sắc tuyệt trần, tuổi đã lớn mà không chịu lấy chồng. Một lần nàng cùng đoàn tùy tùng chèo thuyền đi xem sông núi, khi đi đến khúc sông thuộc làng Chử Xá, Đồng Tử trông thấy vội vùi mình xuống cát. Thấy cảnh đẹp, Tiên Dung cho dừng thuyền, quây màn để tắm, vô tình nơi Tiên Dung tắm lại đúng chỗ Đồng Tử giấu mình. Gặp Chử Đồng Tử, biết được nguyên cớ, Tiên Dung quyết định kết duyên cùng chàng. Vì sợ vua cha, Tiên Dung ở lại sông cùng Đồng Tử. Lăm ăn đã khấm khá, Tiên Dung để Đồng Tử đi ra biển rên đường ra biển, Đồng Tử gặp một nhà sư tên là Phật Quang và ở luôn lại để theo học rồi được Phật Quang cho một cây gậy và chiếc nón có phép lạ khi xuống núi. Sau đó, Đồng Tử và Tiên Dung rời bỏ xóm làng tìm nơi vắng vẻ để ở. Nhờ chiếc nón và cây gậy thần, họ có được một cung điện lộng lẫy, với cả binh lính. Vua biết tin, cho rằng họ làm loạn, bèn sai quân đến đánh. Quân lính đến nơi thì cả cung điện cùng Đồng Tử và Tiên Dung đã bay lên trời, chỉ còn lại bãi đất không giữa đầm.
Mối lương duyên của Chữ Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì thế nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm trong suốt cả năm.
Trong đền có ba pho tượng của Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa và nàng Tây Sa xinh đẹp đặt ở Hậu Cung. Ngoài các pho tượng, trông đền còn có một số bảo vật quý báu khác như đôi lọ Bách Thọ, các bức hoành phi...được người đời giữ gìn và bảo vệ.
Đền Đa Hòa được Nhà nước xếp hạng di tích văn hoá cấp Quốc gia năm 1962.
Vị trí: Thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Lễ hội: Ba năm một lần trong các ngày từ 10-12 tháng 2 Âm lịch