Top 9 Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức hay nhất
Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ... xem thêm...ngổn ngang. Dưới đây là những đoạn văn cảm nghĩ về bài 'Trở gió" trong sách Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức hay nhất
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 1
Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đón gió chướng về trong tác phẩm “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã được thể hiện hết sức độc đáo. Khi gió chướng về, nhân vật tôi cảm thấy rất lộn xộn và ngổn ngang, bởi vì tôi vừa bực cũng lại vừa vui. Tôi bực bởi vì mỗi khi gió chướng về là tôi cảm giác như mình sẽ già thêm, mất mát đi thứ gì đó mơ hồ. Tâm lí này là dễ hiểu vì gió chướng về là thời điểm Tết sắp đến, con người sẽ mang rất nhiều tâm trạng khác nhau. Đối với những người dân ở làng quê, họ sợ Tết đến bởi vì nỗi nghèo túng và sợ không lo nổi một cái Tết yên ấm. Tuy nhiên, sự mong chờ gió chướng về cũng là một điều đặc biệt trong tâm trạng của tôi, bởi gió về là thời điểm mùa thu hoạch mang đến sự yên vui và no ấm cho người dân. Chưa dừng lại ở niềm vui, nỗi buồn, gió chướng về còn khiến nhân vật tôi bộc lộ nỗi nhớ nhà. Tôi nhớ về những hình ảnh quen thuộc đã gắn bó từ lâu với những sự vật bình dị, gần gũi và không khí thiên nhiên thanh bình của quê hương. Ở nơi xa phố thị, nhân vật tôi có đủ những thứ hoa quả, quá bánh xa hoa, đầy đủ, nhưng chỉ có ở làng quê, tôi mới tìm được gió chướng lộng lẫy như vậy.
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 2
Nhân vật “tôi” trong “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã có tâm trạng và cảm xúc đặc biệt khi đón gió chướng về. Đó là một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang, mừng rồi lại bực. Bực là bởi lẽ khi đứng trong gió đầm đìa khiến nhân vật tôi cũng buồn vì sắp hết một năm, sắp già mà chưa kịp sống, tay vẫn trắng. Khi gió về “tôi” luôn có cảm giác như sắp mất đi cái gì đó không rõ ràng và giải thích được. Còn vui bởi vì “tôi” vẫn luôn mong gió chướng về, nó dường như trở thành thói quen. Gió về là Tết sắp đến khiến cho con người rạo rực, háo hức và mong chờ. Nhưng những sợi gió đó cứ lại xốn xang vào nỗi nghèo túng và lo sợ không lo nổi một cái Tết tử tế. Không chỉ vậy, gió chướng còn gợi về nỗi nhớ quê nhà và những hình ảnh quen thuộc của nhân vật tôi. Có thể thấy, “tôi” đã đón gió chướng trong sự chờ mong nhưng cũng man mác buồn, lo sợ và nhung nhớ.
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 3
Câu văn cuối của văn bản Trở gió là tiếng lòng của nhân vật tôi. Ở thì hiện tại, cậu bé ấy được sống ở chốn đô thị tấp nập, đủ đầy về vật chất. Nhưng cậu vẫn nhớ mong hoài về những ngày tháng tuổi thơ ở quê hương. Lúc ấy cuộc sống có nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng biển tinh thần thì luôn no đủ và hạnh phúc. Những ngày thang rong ruổi, tự do đó được hóa thân thành ngọn gió chướng. Ngọn gió ấy là người bạn, là hóa thân của những ngày tháng tuổi thơ tuyệt đẹp ở quê nhà. Là điều mà dù cho ở nơi xa sung túc, nhân vật tôi cũng chẳng thể quên được. Từ lời cảm thán ấy, em hiểu thêm về tình yêu quê hương, những nhớ nhung tha thiết của một trái tim luôn chứa chan niềm thương mến.
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 4
Văn bản thể hiện tình cảm của tác giả về gió chướng, sâu xa hơn, là tình yêu quê hương. Hẳn là một người nhạy cảm, quan sát tinh tế, tỉ mỉ mới có thể cảm nhận được cái lạ của gió chướng. Gió chướng mang bao hoài niệm, kí ức. Mỗi một mùa trôi qua, đến mùa gió chướng, dù mang tâm trạng lộn xộn ngỏn ngang song lại mong ngóng nó về. Là một thói quen, là một điều gần gũi, quen thuộc không thể chối bỏ. Gió chướng là dấu hiệu của Tết về, đến mùa thu hoạch, là cảm hứng văn chương tuôn trào. Và giờ đây, xã hội phát triển, mọi thứ đủ đầy nhưng mùa gió chướng đã dần bị quên lãng. Tác giả bày tỏ niềm tiếc nuối.
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 5
Đoạn trích Trở gió kết thúc bởi một câu hỏi tu từ gợi lên trong em rất nhiều cảm xúc. Hình ảnh sung túc với những dưa những hành, những bánh chưng bánh tét, vốn là điều mà mọi người đều thích thú. Nhưng với nhân vật tôi, sự đủ đầy về vật chất ấy, chẳng thể nào lấp đầy được khoảng trống mà những cơn gió chướng mang lại. Bởi gió chướng không chỉ là một cơn gió, mà nó là một người bạn, là biểu tượng của cả một khoảng trời tuổi thơ vô tư lự. Những kỉ niệm tuyệt vời ở chốn quê hương yên bình ấy, khiến nhân vật tôi luôn khao khát và nhớ mong về. Dù ở nơi phố thị phồn hoa, thì nỗi nhớ ấy cũng vẫn luôn đong đầy và chan chứa. Tình cảm da diết dành cho quê hương ấy của nhân vật khiến em rất xúc động và càng thêm thấu hiểu ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người.
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 6
Trong văn bản Trở gió, tác giả đã khắc họa những phập phồng và thổn thức của một tâm hồn non nớt mà nhạy cảm. Nhân vật tôi đã chia sẻ những mong chờ, những ngóng đợi, những xốn xang của mình với người bạn gió chướng. Mỗi năm gió chướng chỉ về một lần, sau những ngày mùa bận rộn, đem theo cái se se của mùa đông và những chộn rộn cho mùa Tết. Nó khiến nhân vật tôi phải bâng khuâng khó tỏ, buồn đó rồi vui đó, rồi lại vồ vập như có ai đuổi theo sau lưng, ấy có lẽ là năm cũ. Cùng với đó, là những vui vẻ, phấn khởi của một đứa trẻ thơ, với những thức quả trong vườn quê chín mọng như mía, vú sữa, dưa hấu… Rồi sau đó, khi những ngày lạnh lẽo dần trôi, xuân sẽ đến trong những tính toán chộn rộn của mẹ củ bà. Những cảm xúc ấy khiến cho em cũng như được bé lại, được hòa mình vào không gian thoáng đãng của đồng quê trong những ngày gió chướng về.
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 7
Khi gió chướng về, nhân vật “tôi” đã có những dòng tâm trạng hết sức đặc biệt, điều đó được thể hiện rõ trong tác phẩm “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư. Bắt đầu từ tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang và không rõ ràng. Khi gió chướng về báo hiệu một cái Tết lại sắp tới khiến cho nhân vật tôi lo sợ mình sắp già đi mà chưa làm được điều gì cả, thậm chí còn có cảm giác sắp mất mát một thứ gì đó. Và cũng khi gió chướng về thổi những ngọn chướng “buồn cha chả là buồn” vào nỗi nghèo túng, lo một cái Tết không được tử tế của người dân. Nhưng cũng chính gió chướng cồn cào, nồng nhiệt mà dịu dàng ấy lại là một thói quen của nhân vật tôi mang theo nhiều mong chờ và kì vọng. Đó chính là sự kì vọng vào một mùa thu hoạch tốt tươi. Một điều đặc biệt nữa là sau này khi đi xa, khi nhắc đến “gió chướng” sẽ khiến cho nhân vật tôi “chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà”. Qua những hình ảnh thân thuộc và bầu không khí dịu dàng, ta có thể thấy, gió chướng đã thực sự gợi lên và dẫn nhân vật tôi đến với những cảm giác và kí ức ngày xưa trong niềm yêu thương, nhung nhớ. Để cho dù có đi xa đến nơi đâu đi chăng nữa, thì nhân vật tôi cũng chỉ mong có một ai đó “bán gió mùa” cho mình.
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 8
Qua văn bản văn bản Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư) người đọc hình dung được sự thay đổi của cảnh vật dịp cuối năm và cũng thấy được sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua cách cảm nhận đó chúng ta tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả. Phải yêu quê hương, nặng lòng với quê hương thì mới có những cảm nhận sâu sắc, tỉ mỉ đến như vậy. Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ngay trong văn bản “Trở gió”. Đó là sự thấp thỏm, mong chờ đến bực mình vì gió chướng mãi chưa đến. Đó là cảm giác nhớ, da diết nếu chẳng may phải đi xa xứ, nơi mà hằng năm đều có gió chướng. Tình cảm của tác giả đối với gió chướng cũng chính là tình cảm dành cho những điều gắn bó, yêu thương, là tình cảm quê hương.
-
Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 9
Qua văn bản văn bản Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư) người đọc hình dung được sự thay đổi của cảnh vật dịp cuối năm và cũng thấy được sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua cách cảm nhận đó chúng ta tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả. Phải yêu quê hương, nặng lòng với quê hương thì mới có những cảm nhận sâu sắc, tỉ mỉ đến như vậy. Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.