Top 10 Kinh nghiệm cơ bản nhất dành cho các bạn thích đi phượt

Đức Anh Lê 79 0 Báo lỗi

Phượt thủ là cái tên không mấy xa lạ xuất hiện mấy năm gần đây tại Việt Nam, nó được coi là một môn thể thao dành cho những bạn thích ... xem thêm...

  1. Top 1

    Lên lịch trình đường chi tiết và an toàn

    Đây là việc làm hết sức cần thiết dành cho những người dù mới đi phượt lần đầu hay những người có kinh nghiệm lâu năm. Trước khi đi khám phá một địa điểm nào đó, bạn phải tìm hiểu rõ lịch trình mà mình sẽ đi, điểm xuất phát, điểm dừng chân, các cung đường đi.


    Hãy vạch ra những phương án dự phòng cho những trường hợp xấu không may xảy đến: Mưa bão, hư xe, thành viên trong đội bị thương,... Nếu bạn mới đi phượt lần đầu hãy chọn những tuyến đường gần, dễ đi, bằng phẳng, ít đèo núi quanh co.

    Lên lịch trình đường chi tiết và an toàn
    Lên lịch trình đường chi tiết và an toàn

  2. Top 2

    Chuẩn bị đồ dùng cần thiết

    Dù bạn chọn đi phượt trong ngày hay dành thời gian 3 - 4 ngày để khám phá những địa điểm xa thì việc mang bên mình đầy đủ dụng cụ cần thiết sẽ giúp bạn an tâm hơn. Hãy chuẩn bị những thứ cần thiết, tránh rườm rà, cồng kềnh khiến cho việc điều khiển khó khăn.


    Dưới đây là một số gợi ý khi chuẩn bị đồ dùng đi phượt:

    • Đối với xe: Hãy mang theo bộ đồ sửa chữa xe, đồ dự phòng: săm, lốp,...
    • Đồ cá nhân: Quần áo, khẩu trang, khăn quàng, găng tay, áo mưa, mũ bảo hiểm, đồ dùng vệ sinh cá nhân, thực phẩm khô, nước sạch, các thiết bị để liên lạc (điện thoại trang bị 3gs, pin, sạc dự phòng), mang theo lều, trại, ô dù trong trường hợp không thuê được nhà dân hay khách sạn.
    • Thiết bị y tế: Hãy luôn mang bên mình một hộp y tế để phòng những bất trắc xảy ra: bông băng, thuốc trị côn trùng, dầu gió, kháng sinh, thuốc sát trùng, thuốc hạ sốt.
    Chuẩn bị đồ dùng cần thiết
    Chuẩn bị đồ dùng cần thiết
  3. Top 3

    Nắm rõ các quy tắc trên đường

    Việc bạn di chuyển như thế nào trên đường cũng là quy tắc quan trọng giúp bạn có một chuyến đi an toàn. Hãy nắm rõ nhưng nguyên tắc dưới đây để làm chủ cung đường của mình:

    • Đi chậm và theo 2/3 làn đường của mình, không đi lấn làn, đi quá 50km/h, không vượt qua ô tô, hạn chế đi sau các xe có trọng tải lớn. Khi muốn vượt phải bấm còi, xi nhan
    • Cố gắng nhớ các biển báo nguy hiểm, nó sẽ giúp bạn tránh những tai nạn không đáng có.
    • Nếu đi theo đoàn không nên tự ý tách đoàn, hãy cùng thảo luận đưa ra quy định chung, bổ trợ cho nhau trong quá trình di chuyển.
    • Khi đi trên đường gặp thời tiết xấu thì nên trú tạm vào đâu đó rồi mới đi tiếp, nếu di chuyển trên những vùng núi cao phải kiểm tra xem đường có bị sạt lở hay không. Đường đi có sương mù phải đi chậm, bật đèn pha để báo hiệu cho người đi ngược chiều.
    Nắm rõ các quy tắc trên đường
    Nắm rõ các quy tắc trên đường
  4. Top 4

    Sử dụng xe số hoặc xe tay côn

    Hiện nay việc rất nhiều các bạn trẻ sử dụng xe ga để đi phượt rất phổ biến, tuy nhiên việc sử dụng xe ga nếu không am hiểu kĩ sẽ khiến bạn dễ bị tai nạn và dễ bị hỏng xe. Theo kinh nghiệm của những người đã đi phượt lâu năm, hãy sử dụng xe tay côn hoặc xe số để đi phượt, ưu điểm là nhẹ hơn, dễ sửa chữa và dễ kiểm soát tốc độ khi đi vào những cung đường dốc và nguy hiểm.

    Sử dụng xe số hoặc xe tay côn
    Sử dụng xe số hoặc xe tay côn
  5. Top 5

    Một số lưu ý khi chạy đường đèo

    Bạn hãy nhớ một số lưu ý khi chạy đường đèo:

    • Về số trước khi chạy lên dốc: Nếu bạn thấy phía trước mình là một con dốc, hãy về số trước đó chừng 40 - 50 m, kéo tốc độ lên 50km/h và giữ đều tay ga, nếu bạn về số tăng ga khi đến chân dốc sẽ làm cho máy bì gằn, kêu rất to. Khi đang leo dốc hãy giữ nguyên tay ga nha, có tăng ga thêm cũng không khiến xe chạy nhanh hơn đâu.
    • Hãy về số luôn và giữ đều tay ga nếu như đang leo dốc mà bạn thấy tốc độ đột ngột giảm từ từ.
    • Leo dốc số nào thì xuống dốc số đó: Đây là cách ép số để giúp cho bạn không bị lao nhanh xuống dốc.
    • Không giữ phanh liên tục: Khi lên hay đặc biệt là xuống dốc bạn đừng bao giờ giữ phanh liên tục, làm như vậy dẫn đến mòn má phanh. Xuống dốc bạn phải làm động tác về số để ghì xe đi chậm. Nếu về số hết cỡ mà xe vẫn lao nhanh thì có thể kết hợp đạp phanh sau, bóp nhẹ phanh trước rồi nhả. Thao tác nhịp nhàng, tránh bóp mạnh phanh trước (nhất là phanh đĩa) có thể bị ngã.
    • Không ôm cua quá rộng: Một số cung đường có rất nhiều bụi, đá hay những góc cua hẹp, nếu bạn ôm cua quá rộng sẽ dễ bị trượt bánh dẫn đến bị xoè và sẽ còn nguy hiểm hơn khi có xe đi ngược chiều.
    Một số lưu ý khi chạy đường đèo
    Một số lưu ý khi chạy đường đèo
  6. Top 6

    Hãy đi xe khi còn tỉnh táo

    Việc đặt ra cột mốc quá xa khiến cho việc phải di chuyển liên tục trên đường là rất mệt mỏi. Rất nhiều người mới tham gia đi phượt đều không đủ khả năng để chinh phục những quãng đường dài.


    Vậy nên nếu cảm thấy lái xe liên tục quá mệt, bạn hãy đổi vị trí cho những người bạn khác hoặc tạm dừng lại một lúc nào đó để nghỉ ngơi, lấy sức để tiếp tục hành trình an toàn hơn và tuyệt đối không lái xe khi trời đã tối muộn.

    Hãy đi xe khi còn tỉnh táo
    Hãy đi xe khi còn tỉnh táo
  7. Top 7

    Chuẩn bị tài chính

    Không cần giàu vẫn có thể đi phượt, nhưng phải cân đối được tài chính. Chi phí đi phượt cần phải lên kế hoạch kĩ lưỡng trước khi bắt đầu đi. Một số chi phí mang tính bắt buộc thì bạn cần phải tính toán chi tiết tí nhé. Tất nhiên nếu bạn nhiều tiền thì đây không phải là một vấn đề quá lớn. Vấn đề ở đây là mang theo bao nhiêu tiền mặc và bao nhiêu tiền trong thẻ.


    Bởi lẽ không phải cung đường nào cũng có cây ATM để bạn rút tiền, ngoài ra thì việc chuẩn bị tiền giúp bạn cảm thấy an tâm hơn trong chuyến đi rất nhiều.


    Một khoản chi phí bắt buộc mà chúng ta có thể kể đến như:

    • Chi phí ăn uống
    • Chi phí xăng xe
    • Chi phí chỗ ngủ
    Chuẩn bị tài chính
    Chuẩn bị tài chính
  8. Top 8

    Chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe

    Đi phượt là để xả stress và để nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, phải chuẩn bị một nền tảng tinh thần cực kì tốt trước khi bước vào các chuyến đi dài hạn cũng như các chuyến đi trong ngày. Tinh thần tốt quyết định đến các trạng thái sức khỏe của bạn rất rất nhiều khi đi phượt. Điều này giúp bạn lái xe ổn định và an toàn hơn rất nhiều đấy nhé.


    Sức khỏe thì là điều đương nhiên rồi. Bạn cần phải có đủ sức khỏe để chịu được những cái nắng ghắt, những cơn mưa và hàng loạt vấn đề khác. Để chuẩn bị sức khỏe tốt thì việc tập thể dục được đan xen vào lối sống sẽ giúp bạn rất nhiều đấy nhé. Ngoài ra, trong quá trình đi phượt, tại các trạm nghỉ ngơi bạn có thể áp dụng các bài tập cơ bản giúp cơ thể lấy lại phong độ ngay tức khắc nhé.

    Chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe
    Chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe
  9. Top 9

    Ước tính thời gian

    Dù đi một mình hay đi theo đội nhóm thì bạn cũng phải ước tịnh thời gian tương đối. Thời gian phù hợp với công việc, phù hợp với từng địa điểm mà bạn và những người đồng hành hướng đến. Có nhiều người đã từng đi phượt trong đêm tối một mình, cảm giác rờn rợn khó tả cũng vì không chịu ước tính thời gian trước khi đi phượt. Mong rằng đây sẽ là một bài học kinh nghiệm mà chúng ta cần phải lưu ý.

    Ước tính thời gian
    Ước tính thời gian
  10. Top 10

    Bảo dưỡng xe máy trước chuyến đi

    Nếu bạn sử dụng xe máy đi lại hàng ngày trong đô thị thì giả sử xe có hỏng thì bạn rất dễ tìm nơi sửa chữa khắc phục sự cố, Còn khi bạn đi phượt, khi xe có hỏng hóc giữa đường thì việc tìm nơi sửa chữa không hề đơn giản nhất là khi bạn đi vào ban đêm trên những cung đường tỉnh, đường đèo, đồi núi,... Vì vậy, trước mỗi chuyến đi du lịch xa, bạn cần bảo dưỡng xe để chắc chắn xe bạn vẫn còn đang hoạt động ở trạng thái tốt nhất.


    Dưới đây là các công việc cần làm khi muốn bảo dưỡng xe máy:

    • Kiểm tra lốp xăm, đem theo lốp, xăm dự phòng và dụng cụ kèm theo.
    • Thay dầu nhớt định kỳ đúng hạn
    • Kiểm tra máy móc
    Bảo dưỡng xe máy trước chuyến đi
    Bảo dưỡng xe máy trước chuyến đi
    Bảo dưỡng xe máy trước chuyến đi
    Bảo dưỡng xe máy trước chuyến đi



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy