Hướng đi mới trong xử lý nợ xấu
Vấn đề nợ xấu là một trong những điều được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2016. Số liệu từ Ủy ban Kinh tế Quốc hội chỉ ra rằng, nợ xấu toàn hệ thống tính đến T8/2016 là 147.000 tỉ đồng, chiếm 2,66% tổng dư nợ tín dụng. Tính gộp cả nợ xấu đã bán lại cho VAMC thì tỉ lệ này là 5,84%.
Nợ xấu thực chất là vấn đề tổn đọng từ nhiều năm nay, nhưng phải đến năm 2016 Chính phủ mới có nhiều đề xuất xử lý nợ xấu táo bạo và thực chất.
Phương án được đề xuất là xử lý nợ xấu bằng ngân sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dù còn nhiều phản biện và ý kiến trái chiều, nhưng phương án này sẽ nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu. Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 được Quốc hội thông qua ngày 8/11 cũng gợi mở chủ trương xử lý nợ xấu bằng sử dụng ngân sách.
Phương án tiếp theo được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiết lộ đó là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém để tránh tình trạng các Ngân hàng Thương mại cổ phần kinh doanh không hiệu quả, sau đó Nhà nước phải mua lại với giá 0 đồng.
Nợ xấu thực chất là vấn đề tổn đọng từ nhiều năm nay, nhưng phải đến năm 2016 Chính phủ mới có nhiều đề xuất xử lý nợ xấu táo bạo và thực chất.
Phương án được đề xuất là xử lý nợ xấu bằng ngân sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dù còn nhiều phản biện và ý kiến trái chiều, nhưng phương án này sẽ nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu. Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 được Quốc hội thông qua ngày 8/11 cũng gợi mở chủ trương xử lý nợ xấu bằng sử dụng ngân sách.
Phương án tiếp theo được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiết lộ đó là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém để tránh tình trạng các Ngân hàng Thương mại cổ phần kinh doanh không hiệu quả, sau đó Nhà nước phải mua lại với giá 0 đồng.