Lá dâu tằm
Lá dâu tằm trong đông y được ví như một loại “thuốc tiên” mà trời đất đã ban tặng cho con người. Loại lá này có vị ngọt, đắng, tình hàn, mát và có tác dụng bổ phổi, giúp thanh lọc gan, giải nhiệt cơ thể, trị nám da, cải thiện trí nhớ,…Lá dâu tằm không chỉ là thức ăn cho tằm nhả tơ mà nó còn là một loại lá đun lấy nước để chữa mồ hôi tay rất hiệu quả. Đun lá dâu tằm lấy nước uống có thể kết hợp với lá lốt và đường để có một loại nước dễ uống hơn. Các ghi chép về 3000 năm trồng cây dâu tằm được tìm thấy ở Trung Quốc. Cây dâu tằm được người Trung Quốc cổ đại dùng làm thực phẩm, làm giấy, nuôi tằm và làm thuốc chữa bệnh. Lá dâu tằm (Morus) thuộc họ thực vật Moraceae và bao gồm một số loài, chẳng hạn như dâu tằm đen (M. nigra), dâu tằm đỏ (M. rubra) và dâu tằm trắng (M. alba).
Có nguồn gốc từ Trung Quốc, cây dâu tằm hiện được trồng ở nhiều vùng, bao gồm Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Lá dâu tằm có nhiều ứng dụng trong ẩm thực, y học và công nghiệp. Lá và các bộ phận khác của cây có chứa nhựa cây màu trắng sữa gọi là nhựa mủ, độc tính nhẹ đối với con người và có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng nếu ăn phải hoặc kích ứng da nếu chạm vào. Tuy nhiên, nhiều người tiêu thụ lá dâu tằm mà không gặp phải tác dụng phụ. Chúng được cho là có hương vị rất ngon và thường được sử dụng để làm cồn thuốc và trà thảo mộc - một loại đồ uống sức khỏe phổ biến ở các nước châu Á. Lá non sau khi nấu chín có thể ăn được. Nếu gặp chứng đổ mồ hôi tay bạn hãy thử dùng lá dâu tằm ngay nhé.