Top 6 máy ảnh cơ tốt nhất cho người mới bắt đầu
Bên cạnh các dòng máy DSLR hiện đại, tối tân thì các dòng máy máy ảnh cơ (SLR) vẫn được nhiều người ưa chuộng. SLR hay còn gọi là máy ảnh film được giới trẻ ... xem thêm...yêu thích bởi vẻ ngoài, chất lượng ảnh, thao tác cổ điển. Đối với những người chụp ảnh chuyên thì việc sắm thêm một chiếc máy ảnh cơ để sử dụng là khá đơn giản, nhưng đối với những người mới bắt đầu thì sao? Hãy tham khảo ngay danh sách top những loại máy ảnh cơ tốt nhất cho người mới bắt đầu trong bài viết sau!
-
Minolta srt 102
Đây là dòng máy thay thế cho mẫu máy tiền nhiệm là SR-T101, kế thừa đầy đủ tính năng của đàn anh và bổ sung thêm một số ưu điểm nổi bật nữa. Minolta srt 102 là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bắt đầu hay những ai chụp chuyên.
Thông số kỹ thuật:
- Kích thước: 7.3 x 7.2 x 6.5 inches
- Sử dụng hệ ống kính mới với kí hiệu MC (meter coupled không phải multi-coat), giúp truyền thông tin khẩu độ để đo sáng cho thân máy.
- Máy có khả năng hiển thị khẩu độ bên trong viewfinder.
Ưu điểm:
- Đo sáng tiên tiến cho kết quả hài hòa nhất cho bức hình.
- Có khả năng hiển thị khẩu độ bên trong viewfinder, là tính năng tuyệt vời cho những ai chụp ảnh chuyên nghiệp, giúp người dùng không phải rời mắt khỏi viewfinder trong suốt quá trình sáng tác để chỉnh thông số và dễ dàng bắt kịp khoảnh khắc.
Giá tham khảo: 2.000.000 đ
-
Máy cơ Nikon FM
Nikon FM có nhiều loại trải dài từ FM, FM2, FM2n, FM10, FM3a,... là loại máy có thời gian sản xuất khá dài nên hiện nay bạn vẫn có thể dễ dàng tìm mua. Máy được đánh giá là đơn giản và thiết thực, là trợ thủ tốt cho các nhiếp ảnh gia và cũng phù hợp với những người mới bắt đầu.
Thông số và tính năng nổi bật:
- FM sử dụng hệ thống đo sáng ngạnh AI, nhạy hơn với Gallium Photo Diode (GPD) được tích hợp ở phần đo sáng.
- Máy có giải EV đo từ EV1 tới 18, đây là điểm cộng lớn và được đại đa số người dùng yêu thích.
- Nikon FM tương thích với các ống kính ngàm F, có thể sử dụng hầu hết các lens Nikon non-AI (trừ một số lens yêu cầu lật gương)
- Dòng máy FM dễ sửa chữa và thay thế bởi độ phổ biến và nhiều loại vẫn còn sản xuất cho đến giờ.
- Tốc độ chụp của máy có thể lên đến 3,5 hình/s nhờ vào bộ kéo phim bằng mô-tơ MD-11
Nhược điểm:
Các dòng máy Nikon FM không hỗ trợ tính năng autofocus vì đây là thiết bị lấy nét bằng tay hoàn toàn, đem đến nhiều bất tiện cho người dùng.
Giá tham khảo: 2.300.000 đ - 2.700.000 đ
-
Máy cơ Minolta X-700
Minolta X-700 được đánh giá là một trong những chiếc máy ảnh thành công nhất đến từ Minolta với nhiều tính năng dễ dùng và mức giá dễ chịu. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những newbie bắt đầu chơi máy phim.
Thông số và tính năng nổi bật:
X-700 có chế độ Auto, giảm thiểu tối ưu những thiết lập thủ công nên những newbie không phải loay hoay vặn bánh răng chỉnh tốc, cũng không phải lo lắng ảnh của mình thiếu sáng hay dư sáng.
Hệ thống lấy nét bằng đường cắt đem đến sự tiện dụng cho người dùng vì dễ ngắm là lấy nét hơn.
Máy được trang bị hệ thống đo sáng flash TTL, chế độ đo sáng của máy hữu hiệu, bạn sẽ được cảnh báo nếu ở trong môi trường thiếu sáng hay dư sáng bằng đèn cảnh báo, đồng thời còn có âm thanh báo động cho lỗi này.
Máy được thiết kế với độ bền bỉ cao, ít hư hỏng và cần thay thế.
Nhược điểm:
Máy sử dụng màn trập điện tử nên hoạt động cần pin, nếu như hết pin sẽ không sử dụng được.
Giá tham khảo: 4.500.000 đ/body+50 1.4 MD rokkor
-
Olympus 35DC
Olympus 35 DC là phiên bản auto của máy Olympus 35 RD, là sự lựa chọn hàng đầu cho những người mới chơi máy film. Máy được đánh giá cao bởi về chức năng cũng như chất ảnh, giá cả phải chăng.
Thông số kỹ thuật:
- Định dạng film: 35mm
- Tốc độ màn chập 1/15- 1/500
- Khẩu độ f/1.7- f/16
- ống kính: F.Zuiko 40 1.7
- Iso/Asa: 25-800
- Đo sáng CdS đặt phía trước ống kính
Ưu điểm:
- Hoạt động rất đơn giản với các chế độ auto, dễ dàng cho những người bắt đầu.
- Là chiếc rangefinder nhỏ gọn và sử dụng ống kính F.zuiko 40 1.7 nổi tiếng giống với bản RD.
- Có nút bù sáng BLC nằm phía sau của máy, giúp bạn cân bằng sáng trong khi chụp ngược sáng và trường hợp chủ thể và nền có độ tương phản quá cao.
Nhược điểm: Máy cho dáng nhỏ xinh thích hợp cho nữ hơn các bạn nam.
Giá tham khảo: 1.900.000 đ
-
Máy ảnh cơ Pentax Spotmatic
Pentax Spotmatic là dòng máy ảnh film nổi tiếng và phổ biến hàng đầu hiện nay. Loại máy ảnh này không có nhiều tính năng quá nổi bật so với các loại máy phim khác nhưng được yêu thích bởi độ dễ dùng và phù hợp với những bạn mới bắt đầu hay đang phân vân giữa rất nhiều dòng máy khác trên thị trường.
Thông số và tính năng nổi bật:
Máy sử dụng ngàm M42, đây là loại ngàm phổ biến và dễ tìm mua lens phù hợp, từ phân khúc cao cấp cho đến phân khúc giá rẻ, có nhiều lens có hiệu ứng lạ.
Máy được làm hoàn toàn bằng kim loại nên đảm bảo sự chắc chắn khi cầm, độ bền theo thời gian.
Máy không sử dụng điện để hoạt động nên bạn không bao giờ phải lo lắng tình trạng không sử dụng được máy, khi hết pin chỉ đơn giản là không dùng đo sáng được thôi.
Pentax Spotmatic dùng hệ thống lấy nét hoa dâu, cơ chế này khó lấy nét hơn so với việc lấy nét cắt nhưng lại dễ căn bố cục ảnh hơn.
Hệ thống đo sáng trung tâm là đo vào chủ thể cần chụp giúp bạn đo sáng dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
Hệ thống lấy nét hoa dâu khó lấy nét hơn hệ thống lấy nét khác, khá khó cho những người mới bắt đầu.
Ống kính ngàm M42 thường có chất lượng không cao.
Bánh răng trên máy hệ cơ máy nên khá hiệu, dễ bị mài mòn.
Giá tham khảo: 2.000.000 đ / body + lens 50 1.8.
-
Máy ảnh cơ Canon AE-1
Đây là dòng máy ảnh gương lật được sản xuất bởi Canon Camera K, là một trong những chiếc máy ảnh phù hợp nhất cho những người nhập môn.
Thông số kỹ thuật:
- Máy có 2 phiên bản là màu đen và đen - bạc, là dòng máy SLR khổ 35mm.
- Máy sử dụng pin 4LR44/4SR44 6V.
- Máy được trang bị hệ thống ngàm FD cùng với khả năng lấy nét theo đường cắt.
- Tốc độ màn trập của máy là từ 2 giây đến 1/1000 giây, có chế độ Bulb để chụp phơi sáng.
Ưu điểm:
- Bởi giá cả phải chăng, hệ thống lens ngầm FD đa dạng, máy ảnh Canon AE-1 được bán phổ biến ở Việt Nam, bạn có thể tìm mua tại nhiều cửa hàng. Cũng bởi tính đại trà này của sản phẩm, bạn dễ dàng tìm được những người cùng sử dụng loại máy này, dễ dàng tìm được những chia sẻ kinh nghiệm và đặc biệt là dễ dàng sửa chữa, thay thế phụ kiện khi máy hỏng.
- Máy có độ bền cao và tính thân thiện. Dù được sản xuất từ năm 1984 nhưng đến nay các máy vẫn hoạt động trơn tru và các chức năng đều tốt. Bạn có thể dễ dàng mày mò và sử dụng sau một thời gian ngắn bởi độ dễ dùng của máy. Các nút chỉnh thông số khẩu, tốc, hệ thống hẹn giờ và khóa nút chụp trên máy đều dễ thấy, dễ thao tác.
- Hệ thống lấy nét theo đường cắt trên đường máy là một điểm cộng lớn không thể không nhắc đến, bạn dễ dàng thực hiện lấy nét hơn so với các hệ thống khác.
Nhược điểm:
- Máy sử dụng Pin 4LR44/4SR44 6V (loại pin hiện nay đã không còn sản xuất), nên khi máy hết pin người dùng cần chế lại pin để sử dụng.
- Vì máy đã được sản xuất từ lâu nên nhiều máy dễ gặp vấn đề về đo sáng, bị hỏng bộ đo sáng. Đối với những ai chưa nắm được quy tắc nhẩm đo sáng thì sẽ có chút khó khăn khi dùng.
Giá tham khảo: 2.500.000 đ