Nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu (1916-1985) – một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác thật lớn lao và rất có giá trị. Hơn năm mươi năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ văn của Xuân Diệu đã có sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng. Đó là bước chuyển tất yếu của một trí thức yêu nước, một tài năng nghệ sĩ. Thơ văn Xuân Diệu có đóng góp lớn vào quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của nhà thơ qua thơ và văn xuôi. Một số tác phẩm của ông:
- Thơ
Riêng chung (1960)
Hai đợt sóng (1967)
Hồn tôi đôi cánh (1976)…
- Văn xuôi
Trường ca (1939)
Phấn thông vàng” (1945)...
Trước cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn. Các tác phẩm chính: tập thơ “Thơ thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió” (1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này là: Niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm trực tiếp, cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời (“Vội vàng”, “Giục giã”). Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu đã vươn tới chân trời nghệ thuật mới, nhà thơ đã đi từ “cái tôi bé nhỏ đến cái ta chung của mọi người”. Xuân Diệu giờ đây đã trở thành một nhà thơ cách mạng say mê, hăng say hoạt động và những bài thơ của ông đã đi vào lòng người.
Sự đóng góp của Xuân Diệu diễn ra đều đặn và trọn vẹn trong các thể loại vào các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng Xuân Diệu xứng đáng là một nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn.
- Thơ
Riêng chung (1960)
Hai đợt sóng (1967)
Hồn tôi đôi cánh (1976)…
- Văn xuôi
Trường ca (1939)
Phấn thông vàng” (1945)...
Trước cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn. Các tác phẩm chính: tập thơ “Thơ thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió” (1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này là: Niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm trực tiếp, cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời (“Vội vàng”, “Giục giã”). Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu đã vươn tới chân trời nghệ thuật mới, nhà thơ đã đi từ “cái tôi bé nhỏ đến cái ta chung của mọi người”. Xuân Diệu giờ đây đã trở thành một nhà thơ cách mạng say mê, hăng say hoạt động và những bài thơ của ông đã đi vào lòng người.
Sự đóng góp của Xuân Diệu diễn ra đều đặn và trọn vẹn trong các thể loại vào các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng Xuân Diệu xứng đáng là một nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn.