Nhà văn Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Ông là một nhà văn, nhà báo, nhà phóng sự đa tài. một số tác phẩm tiêu biểu của ông:
Ông không chỉ là nhà viết tiểu thuyết, phóng sự ông còn là một nhà báo cự phách, một nhà khảo cứu dịch thuật có tài. Thành công của Ngô Tất Tố là thành công của quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, của một nhà văn tự thấy phải hoạt động, phải xông pha, phải lăn lộn với dân chúng.
- Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929)
- Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929)
- Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935)
- Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935)
- Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939)
- Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), (Mai Lĩnh xuất bản, 1952)
- Tập án cái đình (Phóng sự,1939)
- Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940)
- Đường thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940)
- Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941), (Mai Lĩnh xuất bản, 1941)
- Thi văn bình chú - tủ sách Tao Đàn - nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội (tuyển chọn, giới thiệu, 1941)
- Văn học đời Lý (tập I) và Văn học dời Trần (tập II) (trong bộ Việt Nam văn học) (nghiên cứu, giới thiệu, 1942)
- Lão Tử (biên soạn chung, 1942)
- Mặc Tử (biên soạn, 1942)
- Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946)
- Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946)
- Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946)
- Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946)
- Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946-1954)
- Địa dư các nước châu Âu (biên soạn chung với Văn Tân, 1948)
- Địa dư các nước châu Á, châu Phi (biên soạn chung với Văn Tân, 1949)
- Địa dư Việt Nam (biên soạn, 1951)
- Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (kịch bản chèo, 1951).
- Đóng góp (kịch, 1951)
- Kinh dịch (chú giải, 1953)
Ông không chỉ là nhà viết tiểu thuyết, phóng sự ông còn là một nhà báo cự phách, một nhà khảo cứu dịch thuật có tài. Thành công của Ngô Tất Tố là thành công của quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, của một nhà văn tự thấy phải hoạt động, phải xông pha, phải lăn lộn với dân chúng.