Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng huyết, nhưng một số người sẽ có nguy cơ cao hơn, gồm:
- Người già có sức đề kháng yếu (trên 65 tuổi).
- Phụ nữ đang mang thai.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh, đặc biệt là một số trường hợp sinh non, nhẹ cân và có dị tật bẩm sinh.
- Người có các bệnh nhiễm trùng hoặc mắc bệnh mãn tính như tim mạch, HIV/AIDS, tiểu đường, hen suyễn, ung thư, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), động kinh, bệnh Parkinson…
- Người có hệ miễn dịch yếu, như do nhiễm HIV hoặc điều trị hóa trị ung thư.
- Trường hợp đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (nằm trong phòng hồi sức cấp cứu, hoặc nằm viện kéo dài).
- Người thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị xâm lấn (ống thở, ống thông, bơm truyền tĩnh mạch).
- Người bệnh có vết thương hay chấn thương nghiêm trọng như bỏng nặng hoặc chấn thương sọ não.
- Những đối tượng lạm dụng kháng sinh hoặc corticosteroid, sử dụng không đúng chỉ định của bác sĩ. Ngày nay, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng khiến cho nhiều loại kháng sinh bị mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn và đồng thời là sự tăng mạnh đề kháng kháng sinh.
Các đối tượng kể trên không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng thông thường cao hơn dân số chung, tăng nguy cơ đi vào biến chứng nhiễm trùng huyết mà còn có tiên lượng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao.