Những lưu ý trước khi làm răng giả tháo lắp
Top 7 trong Top 8 Lưu ý quan trọng nhất về răng giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp tiếp xúc với nướu và ở trong môi trường vi khuẩn phát triển. Do đó, khi hàm tháo lắp có chất liệu không tốt, nguồn gốc không rõ ràng sẽ dễ dẫn đến các vấn đề như:
- Ăn nhai khó khăn, tuổi thọ răng giả tháo lắp ngắn
- Viêm nướu do chất liệu răng giả tháo lắp gây kích ứng nướu.
- Viêm nướu, hôi miệng do tích tụ thức ăn và vi khuẩn ở trong các vị trí khuất của hàm tháo lắp hoặc giữa hàm tháo lắp và nướu thật.
Hiện nay, các nha khoa đang phát triển nở rộ, phần lớn trong số đó là các nha khoa không uy tín, sử dụng chất liệu hàm tháo lắp kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, nha sĩ lại yếu chuyên môn (Nhiều nha khoa không có bác sĩ mà là do các nha tá thực hiện). Vì sức khỏe và quyền lợi của mình, khách hàng phải tiên quyết chọn nha khoa uy tín.
Đồng thời, trước khi làm răng giả tháo lắp, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Khi đã có chỉ định mang hàm giả tháo lắp của bác sỹ thì việc thực hiện phục hình là cần thiết.
- Thực hiện cận lâm sàng như Xquang (nếu cần) để bác sỹ đánh giá tình trạng xương ổ của bệnh nhân.
- Ban đầu khi hàm giả được mang vào trong miệng, bệnh nhân thường sẽ thấy vướng lưỡi, tăng tiết nước bọt, nói ngọng và đặc biệt có thể đau khi tháo lắp hoặc ăn nhai.
- Ở những bệnh nhân mất nhiều răng hoặc mất răng lâu rồi mới làm, thường không ăn nhai ngay được khi mới mang hàm giả. Cần kiên trì tập luyện, ăn nhai ít một tăng dần, ăn mềm rồi dai cứng tăng dần.
- Cảm giác khó chịu nhẹ sẽ hết nhanh sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên nếu đau nhiều cần báo bác sỹ, sẽ có thể cần điều chỉnh lại.