Top 8 Lưu ý quan trọng nhất về răng giả tháo lắp

Bùi Thị Phương Thảo 56 0 Báo lỗi

Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng được sử dụng phổ biến nhất là trồng răng implant, làm cầu răng sứ và răng giả tháo lắp. Trong đó, răng giả tháo lắp là ... xem thêm...

  1. Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình tối ưu để thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất nhưng không muốn mài răng hay cấy ghép Implant. Lúc này bệnh nhân mất răng có thể sử dụng hàm tháo lắp toàn bộ hoặc hàm tháo lắp bán phần.


    Những chiếc răng đã mất được thay thế bằng những chiếc răng giả mà người dùng có thể tự tháo ra hoặc lắp vào một cách dễ dàng. Hàm răng giả tháo lắp có chức năng và thẩm mỹ giống như răng thật. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân nhiều tuổi.


    Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình thẩm mỹ mà các bác sĩ chế tạo một bộ hàm giả tháo lắp với 2 phần là khung răng và răng giả, giống như nướu và răng thật thông qua phương pháp lấy dấu hàm ở bệnh nhân. Phần hàm giả tháo lắp được đeo vào phần nướu đã bị mất răng. Trồng hàm giả tháo lắp hiện nay được chỉ định cho những trường hợp phục hình răng không yêu cầu quá cao về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

    Răng giả tháo lắp là gì?
    Răng giả tháo lắp là gì?
    Răng giả tháo lắp là gì?
    Răng giả tháo lắp là gì?

  2. Đa số trường hợp phục hình bằng hàm tháo lắp là do yêu cầu của bệnh nhân và khách hàng để phù hợp với đặc điểm tuổi tác và chi phí. Đôi khi, hàm tháo lắp được nha sĩ chỉ định trong những trường hợp sau:

    • Trường hợp bị mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn bộ hàm.
    • Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về máu, tiểu đường, huyết áp không thể cấy ghép Implant, và bệnh nhân không muốn bọc sứ.
    • Mất từ 3 răng trở lên không muốn làm cầu hay trồng răng Implant.
    • Tình trạng niêm mạc nướu, miệng tốt, không bị lỡ loét, viêm nhiễm.
    • Được chỉ định kết hợp với đặt Implant trong trường hợp mất răng toàn hàm.
    • Bệnh nhân mới nhổ răng có thể mang tạm hàm giả tháo lắp trong khi đợi ổ răng lành thương để làm hàm cố định.

    Vì thế hàm răng giả tháo lắp thường được áp dụng với các trường hợp bị mất răng hoàn toàn ở người cao tuổi, khó phục hình cho răng bằng cách làm cầu răng hoặc cấy ghép Implant.

    Trường hợp bị mất toàn bộ hàm răng
    Trường hợp bị mất toàn bộ hàm răng
    Răng giả tháo lắp tốt cho người già
  3. Bên cạnh những trường hợp được chỉ định làm răng giả tháo lắp, bạn cần lưu ý không được làm răng giả tháo lắp nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:

    • Tình trạng niêm mạc nướu, miệng viêm nhiễm, lỡ loét.
    • Bệnh nhân đang điều trị tia xạ.
    • Bị dị ứng với bất kì thành phần nào của hàm giả.
    • Bệnh nhân nhạy cảm, dễ nôn khi đeo hàm giả.
    • Bệnh nhân có sống hàm tiêu nhiều, thắng môi má lưỡi bám cao,… không thuận lợi cho sự bám dính của hàm giả tháo lắp.
    • Bệnh nhân không hiểu hoặc không có kiến thức về những khó khăn khi đeo hàm giả tháo lắp.
    • Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần không hợp tác điều trị.
    Bệnh nhân đang điều trị xạ trị không nên làm răng giả tháo lắp
    Bệnh nhân đang điều trị xạ trị không nên làm răng giả tháo lắp
    Những trường hợp không nên làm răng giả tháo lắp
  4. Tiết kiệm chi phí: Trong tất cả các phương pháp phục hình răng đã mất hiện nay thì phương pháp làm hàm răng giả tháo lắp là tiết kiệm chi phí nhất. Phương pháp này đã có từ lâu đời, khá cổ điển và thường hay được sử dụng ở người lớn tuổi vì nó có cấu tạo tách rời với cung hàm thật.


    Chất liệu an toàn: Hàm răng giả tháo lắp được cấu tạo từ các thành phần đều là chất liệu thông dụng trong nha khoa như titan, sứ hoặc nhựa. Những chất liệu này đều đã được kiểm định đảm bảo độ an toàn cho miệng, lành tính với cơ thể và hoàn toàn không gây kích ứng cho môi nướu nên bệnh nhân mất răng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.


    Có tính thẩm mỹ: Khung hàm và răng được thiết kế có màu sắc gần như hàm răng thật vì vậy đảm bảo tính thẩm mỹ cho người sử dụng. Đặc biệt với những người già bị móm hoặc mất nhiều răng thì việc sử dụng hàm giả tháo lắp còn hỗ trợ rất tốt cho khả năng phát âm, giúp họ giao tiếp dễ dàng hơn.


    Đảm bảo vệ sinh: Khung hàm tháo lắp có thể dễ dàng tháo ra lắp vào vì thế bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Ngay sau khi ăn bạn có thể tháo ra để vệ sinh sạch sẽ miệng và khung hàm, loại bỏ các mảng bám thức ăn vẫn còn sót lại. Nhờ vậy mà răng miệng luôn được bảo vệ, không mắc các bệnh lý.


    Ăn nhai tốt: Với chất liệu cầu răng sứ có độ chịu lực lớn, gấp nhiều lần răng thật (hiệu quả còn tùy thuộc vào mỗi người) và được phục hình bởi bác sĩ có tay nghề giỏi, cầu răng vẫn có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt.

    Ưu điểm của răng giả tháo lắp
    Ưu điểm của răng giả tháo lắp
    Ưu điểm của hàm tháo lắp
  5. Bên cạnh những ưu điểm thì trồng răng giả tháo lắp vẫn còn những nhược điểm chưa được khắc phục.


    Những bất tiện trong quá trình sử dụng: Hàm giả tháo lắp được chế tạo sát khít với khung răng thật, tuy nhiên nó chỉ chắc chắn trong thời gian đầu sử dụng. Theo thời gian nó sẽ dần bị lỏng lẻo, gây sự vướng víu, khó chịu cho miệng và rất dễ rơi rớt trong quá trình ăn uống. Không chỉ vậy, phương pháp này còn đòi hỏi người dùng phải vệ sinh hàm răng giả thật kỹ lưỡng để bảo vệ tuổi thọ của răng giả cũng như sức khỏe răng miệng.


    Sau thời gian dài sử dụng có thể gây ra các biến chứng: Khi bạn ăn uống, lực nhai thức ăn sẽ tác động lên khung hàm, có thể cấn vào nướu gây đau đớn. Sử dụng hàm nhựa tháo lắp thông thường lâu ngày sẽ dẫn tới nướu bị tổn thương nghiêm trọng, ngoài ra cũng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi làm cho bạn bị lão hóa sớm, hóp má gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.


    Tính thẩm mỹ chưa cao: Một số hàm giả tháo lắp bán phần sẽ có các móc kim loại bị lộ liễu ra ngoài, làm cho cả hàm bị mất thẩm mỹ.


    Tuổi thọ không cao: Phương pháp làm răng giả tháo lắp có tuổi thọ không cao, trung bình chỉ từ 3 - 5 năm, sau đó người dùng buộc phải thay thế khung hàm tháo lắp mới.

    Phải vệ sinh răng giả thật kỹ lưỡng
    Phải vệ sinh răng giả thật kỹ lưỡng
    Nhược điểm của răng giả tháo lắp
  6. Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo:

    • Được sử dụng phổ biến từ rất lâu trước kia, thường được dùng cho người cao tuổi khi bị mất răng cả hàm hoặc mất nhiều răng liên tiếp.
    • Loại hàm này sử dụng nền bằng nhựa và răng giả sẽ được ép chặt lên trên nền.
    • Có chi phí rẻ nhất trong các loại hàm tháo lắp, thiết kế linh động, ôm sát vào nướu rất tiện.
    • Tuy nhiên, nó lại khá cồng kềnh, khi đeo có cảm giác nặng trong khoang miệng, tuổi thọ ngắn.

      Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại:

      • Tương tự như hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, tuy nhiên các răng giả trên nền nhựa sẽ được kết hợp thêm một khung kim loại nữa.
      • Được chỉ định cho những bệnh nhân chỉ bị mất một vài răng và vẫn còn răng thật để làm trụ bám.
      • Hàm giả có độ cứng chắc cao, kích thước nhỏ gọn hơn so với hàm nhựa toàn phần do được kết hợp cùng khung kim loại.
      • Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng thì dễ làm răng thật bị ảnh hưởng và yếu đi.

        Răng giả tháo lắp trên trụ implant:

        • Tương tự nhue các loại hàm giả thông thường khác, chỉ khác là bác sĩ sẽ cần phải gắn thêm từ 4 - 6 trụ implant vào bên trong xương hàm của bệnh nhân sau đó mới gắn hàm giả để tạo điểm tựa giúp hàm răng giả cững chắc hơn, ăn nhai tốt hơn và dễ dàng hơn.
        • Loại hàm này có độ bền chắc cao, có thể tồn tại vĩnh viễn không cần phải thay mới nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc.
        • Tuy nhiên, chi phí loại hàm này cao hơn các loại trên.
        Các loại hàm giả tháo lắp hiện nay
        Các loại hàm giả tháo lắp hiện nay
        Các loại răng giả tháo lắp
      • Hàm giả tháo lắp tiếp xúc với nướu và ở trong môi trường vi khuẩn phát triển. Do đó, khi hàm tháo lắp có chất liệu không tốt, nguồn gốc không rõ ràng sẽ dễ dẫn đến các vấn đề như:

        • Ăn nhai khó khăn, tuổi thọ răng giả tháo lắp ngắn
        • Viêm nướu do chất liệu răng giả tháo lắp gây kích ứng nướu.
        • Viêm nướu, hôi miệng do tích tụ thức ăn và vi khuẩn ở trong các vị trí khuất của hàm tháo lắp hoặc giữa hàm tháo lắp và nướu thật.

        Hiện nay, các nha khoa đang phát triển nở rộ, phần lớn trong số đó là các nha khoa không uy tín, sử dụng chất liệu hàm tháo lắp kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, nha sĩ lại yếu chuyên môn (Nhiều nha khoa không có bác sĩ mà là do các nha tá thực hiện). Vì sức khỏe và quyền lợi của mình, khách hàng phải tiên quyết chọn nha khoa uy tín.


        Đồng thời, trước khi làm răng giả tháo lắp, bạn cần lưu ý những điều sau:

        • Khi đã có chỉ định mang hàm giả tháo lắp của bác sỹ thì việc thực hiện phục hình là cần thiết.
        • Thực hiện cận lâm sàng như Xquang (nếu cần) để bác sỹ đánh giá tình trạng xương ổ của bệnh nhân.
        • Ban đầu khi hàm giả được mang vào trong miệng, bệnh nhân thường sẽ thấy vướng lưỡi, tăng tiết nước bọt, nói ngọng và đặc biệt có thể đau khi tháo lắp hoặc ăn nhai.
        • Ở những bệnh nhân mất nhiều răng hoặc mất răng lâu rồi mới làm, thường không ăn nhai ngay được khi mới mang hàm giả. Cần kiên trì tập luyện, ăn nhai ít một tăng dần, ăn mềm rồi dai cứng tăng dần.
        • Cảm giác khó chịu nhẹ sẽ hết nhanh sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên nếu đau nhiều cần báo bác sỹ, sẽ có thể cần điều chỉnh lại.
        Răng giả tháo lắp kém chất lượng có thể gây viêm nướu
        Răng giả tháo lắp kém chất lượng có thể gây viêm nướu
        Những lưu ý trước khi làm răng giả tháo lắp
      • Để tránh được những rắc rối trong quá trình sử dụng hàm giả, sau khi trồng răng giả tháo lắp bạn nên lưu tâm những điều dưới đây:

        • Nên vệ sinh hàm giả sạch sẽ và đúng cách như sau: Sử dụng bàn chải lông mềm, đảm bảo chất lượng và dùng nước rửa theo sự tư vấn của nha sĩ để chải hàm. Không sử dụng kem đánh răng có thành phần chất tẩy cao hoặc các bàn chải lông cứng gây mòn, xước hàm giả.
        • Trước khi đi ngủ bạn nên tháo hàm, ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối loãng để khử trùng vi khuẩn. Không ngâm hàm trong nước nóng vì sẽ làm méo, biến dạng hàm.
        • Tránh để rơi hàm, hạn chế tác động không cần thiết như tì đè lên hàm vì vậy có thể làm vỡ hàm.
        • Nên massage nướu hoặc sử dụng kem làm ẩm bôi lên nướu sau khi tháo hàm để máu lưu thông được dễ dàng, hạn chế sự khô rát trong quá trình đeo hàm.
        • Nên làm sạch nướu, lưỡi và vòm miệng sau khi tháo hàm, bên cạnh đấy nên sử dụng thêm dung dịch nước xúc miệng sau khi đánh răng để đảm bảo răng miệng luôn được sạch khuẩn.
        • Ăn nhai lành mạnh tránh ăn thức ăn cứng, dai, nên ăn thức ăn mềm.
        • Tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi thấy bất thường.
        Ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối để khử trùng
        Ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối để khử trùng
        Cách vệ sinh hàm tháo lắp đúng cách



      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy