Phân tích sự tương phản đổi lập trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" số 6
Một tác phẩm tuyệt vời và lưu danh cùng thời gian không chỉ cần sự hấp dẫn về nội dung mà còn cần đến nghệ thuật đặc sắc. Với những chi tiết nghệ thuật độc đáo và sáng tạo, tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã để lại nhiều dư âm trong lòng bạn đọc. Một tác phẩm mà truyện như không có truyện, không sử dụng những cao trào thắt nút mà chỉ có những xúc cảm man mác, những suy nghĩ sâu sắc cũng đủ để tạo nên sự khác biệt.
Trong thiên truyện này, hình ảnh bóng tối hiện lên trước cả. Vì vậy, cảm nhận và phân tích hình ảnh ánh sáng và bóng tối Hai đứa trẻ, chúng ta cần đi theo cốt truyện. Hình ảnh bóng tối của thiên nhiên mang màu sắc đậm đặc, cứ trở đi trở lại như một ám ảnh. Đó là chi tiết “đường phố và các ngõ chứa đầy bóng tối, tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông. Các ngõ con vào nhà lại càng đen sẫm hơn nữa…” Nơi phố huyện ấy, bóng tối như chiếm lĩnh và lan tỏa hết cả. Sự tĩnh mịch và bao la của không gian cũng không vượt qua được cái tối đen ấy nơi phố huyện. Một không gian như gợi lên sự thê lương, buồn bã, sầu thẳm.
Bên cạnh hình ảnh bóng tối của thiên nhiên còn là bóng tối về những cuộc đời, những số phận nơi phố huyện nghèo. Hiện lên trong đôi mắt của Liên là những hình ảnh “ngập dần vào cái buồn của buổi chiều quê”. Đâu đó là tiếng cười của bà cụ Thi khuất dần trong bóng tối đen nhẻm. Đó còn là hình ảnh bóng tối hiện lên qua cuộc sống của mẹ con chị Tý cùng cái chõng nước và ngọn đèn dầu heo hắt… Chừng ấy con người đại diện cho biết bao cuộc sống nơi phố huyện nghèo.
Những con người trong bóng tối như những hạt bụi nhỏ li ti, vô giá trị, cũng như đang bị lãng quên nơi sa mạc mênh mông và bế tắc. Phân tích và cảm nhận hình ảnh ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm Hai đứa trẻ thì người đọc có lẽ không thể không lưu tâm về những số phận thấp thoáng trong cái bóng tối ấy. Sự tương phản gay gắt với bóng tối chính là hình ảnh về ánh sáng. Trong quá trình phân tích hình ảnh ánh sáng và bóng tối Hai đứa trẻ, chúng ta thấy sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối hết sức khác biệt.
Đó là hình ảnh ánh sáng cùng niềm khát khao tội nghiệp của biết bao con người nơi phố huyện nghèo. Sự nhỏ nhoi và mong manh của ánh sáng cũng như những mong ước nhỏ bé của họ vậy. Những chi tiết cụ thể như “trên trời, ánh sáng xuất hiện với sự lấp lánh của những vì sao, với đom đóm lập lòe. Dưới đất với ánh sáng từ ngọn đèn dầu của chị Tý, bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng từ những liếp cửa. Những ánh sáng ấy dù là thiên nhiên hay nhân tạo đều thể hiện khát vọng của các nhân vật. Hình ảnh ánh sáng trong truyện chính là biểu tượng của mơ ước, của lấp lánh khát vọng.
Nổi bật hơn cả về hình ảnh ánh sáng chính là chi tiết về đoàn tàu, thứ ánh sáng lớn, đến rất nhanh và cũng đi rất nhanh. Dù chỉ xuất hiện choáng ngợp chốc lát nhưng cũng đủ cho những con người ở đây liên tưởng đến bao nhiêu thứ tốt đẹp, về một nơi xa xôi đầy hạnh phúc và ấm áp. Có thể thấy, hình ảnh ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam có một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những cuộc sống quẩn quanh, bế tắc và ước mơ khát vọng về tương lai tươi sáng hơn. Hình ảnh ánh sáng và bóng tối Hai đứa trẻ cũng cho thấy ngòi bút tài hoa cùng tài năng nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam. Với phong cách độc đáo, lấy ánh sáng để tả bóng tối và ngược lại, lấy tĩnh để tả động, lấy nội tâm để miêu tả ngoại cảnh…
Cách miêu tả sinh động, cảm xúc chân thực rõ nét, thủ pháp tương phản cùng với quan niệm thẩm mỹ sâu sắc giúp hiện thực hóa về cuộc sống của những con người trong xã hội cũ. Giúp nhà văn khắc họa những kiếp người vô danh, nhỏ bé, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Những con người với cuộc sống mãi bị chôn vùi trong nghèo đói, bần hàn, trong tăm tối và buồn chán nơi phố huyện. Và rộng hơn, đó là hình ảnh của nhiều số phận khác trên đất nước ta thời điểm bấy giờ. Hình ảnh ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được nhà văn thể hiện qua ngòi bút tương phản của chủ nghĩa lãng mạn cùng những chi tiết đắt giá khác đã tạo nên sự hấp dẫn đầy ám ảnh trong tâm tưởng của bạn đọc.
Trong tác phẩm này, đây là chi tiết đắt giá cho thấy ngòi bút tài hoa của Thạch Lam. Mặc dù bóng tối rộng lớn và bao trùm tất thảy, ánh sáng tỏa ra từ nhiều lát cắt những vẫn chưa đủ để khống chế được bóng tối. Cũng như chính cuộc sống của những người dân phố huyện nghèo. Ước mơ và khao khát thôi thì chưa đủ để giúp họ hiện thực hóa về cuộc sống tươi sáng…
Có thể thấy, thông qua việc sử dụng hình ảnh ánh sáng cũng như bóng tối hai đứa trẻ, Thạch Lam đã khắc họa thành công về cuộc sống nghèo khó cũng như ước mơ và khát vọng vượt ra khỏi không gian nhỏ bé này của những con người phố huyện. Thế nhưng, ánh sáng ấy không đủ vượt lên trên tất cả của bóng tối. Để rồi, nỗi buồn cứ thế man mác dai dẳng, để lại trong lòng bạn đọc nhiều nghĩ suy ám ảnh.