Phân tích sự tương phản đổi lập trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" số 3
Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng trong đó có bài Hai đứa trẻ được độc giả đánh giá cao bởi nghệ thuật mà ông sử dụng có ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ, nó thu hút sự chú ý của đọc giả và nêu được ý nghĩa tư tưởng của chủ đề tác phẩm.
Hai đứa trẻ là tác phẩm nêu lên hiện thực của một vùng phố huyện nghèo, nơi đó có cuộc sống và những con người đang sống trên cảnh nghèo đói, khổ sở, họ phải chật vật lo cho cuộc sống của mình quanh năm vất vả, với việc buôn ba kiếm từng mảnh cơm… Và để lột tả được những điều đó, tác giả đã thể hiện những biện pháp nghệ thuật tương phản nhằm làm tăng lên giá trị phản ánh trong tác phẩm, những điều đó thể hiện một tư tưởng nghệ thuật cũng như giá trị của tác phẩm mà tác giả đang muốn thể hiện. Tương phản ở đây đó là sự đối lập giữa những phạm trù, và để tăng lên sức chú ý và mức độ ảnh hưởng của nó đến toàn bộ con người và sự vật.
Trong tác phẩm chủ đề và tư tưởng tác giả thể hiện mang một ý nghĩa to lớn trong việc lột tả lên giá trị của tác phẩm, những giá trị đó mang lại cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về hiện thực được thể hiện trong tác phẩm. Trong truyện ngắn tác giả đã thể hiện những nét tương phản qua không gian và thời gian, không gian ở đây là trong không gian của vùng phố huyện chật hẹp, có con người đang sống và mọi sinh hoạt vẫn đang diễn ra, một không gian chật hẹp, nó đối diện với những ước mong về một cuộc sống rộng lớn và bao quát lên toàn bộ cuộc đời của nhân vật.
Trong tác phẩm không gian chật hẹp tối tăm còn đối diện với ánh sáng, đó là ánh sáng của cuộc sống tốt đẹp hơn, của những ánh sáng của bóng đèn dầu leo lắt, của hình ảnh của chiếc đèn toa tàu, nó làm sáng rực lên không gian của vùng phố huyện, những cảnh leo lắt, tối tăm đó, nó làm tăng lên sự nghèo đói và khó khăn của những người dân nghèo ở phố huyện, cảnh phố huyện tiêu điều xơ xác với những rác rưởi sau buổi chợ làm cho chúng ta có cảm giác như đang có điều gì đó tăm tối và không có chút sáng sủa.
Không gian nơi phố huyện thật tiêu điều, xơ xác nó làm cho con người có những cảm giác chật hẹp và bị bó chặt vào cùng không gian nơi đây, đó là những cảm giác tăm tối và con người đang phải trải qua những khó khăn và gian nan nhất, cuộc sống của con người bị bó buộc trong không gian vô cùng chật hẹp, nó đã phản ánh được tình trạng đói khổ, và gian nan của con người, con người dường như đang phải chịu những vất vả do cuộc sống gây nên. Chính sự đối lập tương phản nó đã bao trùm lên toàn bộ vùng không gian của nơi phố huyện, đó là những cảnh tối tăm của không gian, của con người, tất cả đang dần chìm vào những gam màu tối, nó đã làm cho cuộc sống của họ không có chút hy vọng nào.
Chính những gam màu chính là gam màu tối nó làm cho tác phẩm ngập tràn trong một vùng không gian với rất nhiều những thứ tồi tệ, đó là cảnh nghèo đói, đó là sự tối tăm của không gian con người, con người đang phải sống trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, và có chút ánh sáng tiêu điểm, nó cũng đủ để điểm tô thêm những niềm hy vọng mới cho con người, nhưng đó là những điều mà làm cho con người có thêm chút niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn, cuộc sống đang phải tràn ngập và nở rộ những tia hy vọng về một tương lai tươi sáng, ở đó con người có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù ánh sáng nó chỉ là những hình ảnh rất hiếm hoi, leo lắt và tác động nhỏ tới con người, nó không thể bao trùm lên không gian rộng lớn của vùng phố huyện, nhưng nó đủ để tạo nên những niềm tin sâu sắc vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Với cách dùng từ một cách tinh tế, tác giả đã thể hiện được tư tưởng và ý nghĩa chủ đạo trong tác phẩm của mình, với những cách miêu tả tinh tế, con người dường như đang lạc vào một thế giới nhiều màu sắc hơn, mặc dù, nhiều chi tiết như: “phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông ra ngõ đều đen sậm lại”. Tất cả cảnh phố huyện đang tràn ngập trong bóng tối, đó là bóng tối của thiên nhiên, và mặt khác nó cũng thể hiện sự khó khăn trong vật chất của con người, con người có thể mong ước điều gì đó mới mẻ và khác lạ hơn sẽ đến trong chính cuộc sống của mình. Ánh sáng mà tác giả thể hiện mặc dù rất yếu ớt đó là ánh sáng của chiếc đèn dầu của chị em nhà Liên và An, nhưng nó đủ để cho con người cảm thấy ấm lòng, hay hình ảnh của toa tàu khi đang đến nó làm cho không gian nơi đây sáng lên rực rỡ trong phút chốc.
Người luôn mong chờ để đón những tia sáng đến vùng đất của mình để họ có thể cảm nhận và hiểu được những điều tinh tế và tốt đẹp nhất cho con người, con người vẫn đang cần mẫn và phải làm những điều tốt nhất cho chính cuộc đời của mình, trong không gian nơi đây con người dường như đã bị cái tối tăm của không gian bao phủ lấy tâm can, và trái tim của họ, chính vì vậy, cái lớn lao nhất mà họ mong đợi đó là có điều gì đó tốt nhất sẽ đến với chính cuộc đời của họ vượt qua được mọi điều để họ có thể có được điều tốt nhất.
Tương phản còn thể hiện giữa cuộc sống của Liên và An trong quá khứ và hiện tại, quá khứ tươi đẹp, sáng sủa, hiện tại tối tăm… Tác dụng của nghệ thuật tương phản mà tác giả thể hiện đem đến cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ và sâu sắc về hiện thực nơi đây.
Truyện kết thúc một cách nhẹ nhàng, nhưng đối với người đọc là cả sự băn khoăn, day dứt, xót thương. Hình ảnh ánh sáng và bóng tối cứ thấp thoáng, cứ ám ảnh người đọc: không biết bao giờ ánh sáng, tương lai và hạnh phúc mới đến với Liên – An và những người dân nghèo nơi phố huyện?