Siêu âm nhiều không an toàn cho thai nhi
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy siêu âm trước khi sinh gây hại cho mẹ và thai nhi. Siêu âm không sử dụng bức xạ, nó chỉ sử dụng sóng âm thanh tần số cao quét qua thai nhi để tạo ra hình ảnh. Cường độ của những con sóng này rất thấp và được thực hiện khá nhanh. Vì vậy, lý do duy nhất khiến siêu âm gây nguy hiểm cho thai phụ là người sử dụng không được đào tạo cách vận hành thiết bị mà thôi.
Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu cần chú ý các mốc thời gian quan trọng cần thiết phải tiến hành siêu âm:
- Tuần 6 - 10: Siêu âm thai từ tuần thứ 6 - 10 để xác định thai đã vào tử cung hay chưa, thai đơn hay thai đôi và thai có sự sống (tim thai) hay không.
- Từ tuần 11 - 13: Đo khoảng sáng sau gáy (double test) để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, dị dạng tay chân ...).
- Từ tuần 22 - 24: Khảo sát thai có phát triển bình thường hay không qua cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng vì việc đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
- Từ tuần 30 - 32: Siêu âm kiểm tra động mạch, tim và một vùng cấu trúc não, dây rốn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (nước ối đục hay trong, nhiều hay ít).
Tuy nhiên nếu bạn gần đến ngày dự sinh mà chưa có cơn chuyển dạ, cũng nê phải kiểm tra thường xuyên. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp mẹ và bé yên tâm hơn. Bởi thời điểm cuối thai kì thường dễ cạn ối, hoặc nước ối đục, rất nguy hiểm tới em bé.