Top 10 Sai lầm bà bầu thường xuyên mắc phải

Hương Merino 114 0 Báo lỗi

Mang thai là niềm hạnh phúc nhất của các bà mẹ cũng giống như trẻ em mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình. Khi mang thai, các mẹ bầu có chế độ ăn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Không tập thể dục

    Từ khi mang thai thời kỳ đầu hay cuối thai kỳ các phụ nữ mang thai nên chăm chỉ tập thể dục, với những bài thể dục nhẹ nhàng hợp lý. Mẹ bầu tập thể dục thường xuyên và đúng cách sẽ đem lại muôn vàn lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tập thể dục chống lại sự mệt mỏi, mất ngủ, cải thiện đau lưng, chống táo bón nghe có vẻ lạ nhưng đây là sự thật một cơ thể năng động sẽ “làm chủ” một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, việc đi bộ mỗi ngày 30 phút giúp đường ruột tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu khi mang thai cơ thể khá nặng nề, luôn trong trạng thái mệt mỏi, ốm nghén và hay buồn ngủ nên bà bầu thường lười tập thể dục.


    Việc không tập thể dục sẽ càng làm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng trong thai kì nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn lười vận động sẽ làm cho cơ thể dễ bị tê bì, đau mỏi, hoặc táo bón. Gây ra hiện tượng tăng cân mất kiểm soát đặc biệt giai đoạn mang thai.


    Bà bầu là đối tượng không nên vận động mạnh vì vậy muốn tập thể dục cũng cần phải chú ý đến thời gian thai kỳ sao cho thích hợp nhất. Mang thai không có nghĩa là ngừng vận động, ngưng luyện tập thể dục. Một chế độ vận động, luyện tập thể dục thường xuyên và điều độ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia không chỉ giúp mẹ có được một sức khỏe dẻo dai mà còn giúp thai nhi một khỏe mạnh.

    Bà bầu nên tập thể dục ngay từ bắt đầu thời gian ba tháng đầu cho đến cuối thai kỳ. Việc tập thể dục ngay từ đầu sẽ giúp bà bầu hạn chế sinh non, dễ sinh thường hơn,ngủ sâu hơn, đỡ mệt mỏi. Đối với thai nhi sẽ tạo sự gia tăng quá trình trao đổi chất đem đến sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Ngoài ra tập thể dục còn cải thiện chứng đau lưng, giúp cơ thể co giãn, dễ đẻ và kích thích bộ não giải phóng endorphins, là chất tạo cảm giác hứng khởi và tràn đầy năng lượng cho cơ thể, tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái. Vì vậy đừng nghĩ rằng cứ nghỉ ngơi "triệt để" mới tốt cho việc mang bầu nên thay đổi thói quen và hành động để tốt cho cả mẹ và bé.

    Lười tập thể dục là sai lầm của bà bầu
    Lười tập thể dục là sai lầm của bà bầu
    Bà bầu nên tập các bài tập nhẹ nhàng
    Bà bầu nên tập các bài tập nhẹ nhàng

  2. Top 2

    Chọn sinh mổ

    Tỷ lệ những bà mẹ chọn sinh mổ ngay từ khi mang thai không ngừng tăng lên, một phần do yếu tố lo sợ bị đau, phần khác là do yếu tố tín ngưỡng, chọn giờ sinh, ngày sinh sao cho đẹp, có những bà mẹ lại không biết trong quá trình đẻ thường có biến chứng gì không nên chọn đẻ mổ cho chắc… Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên gia khoa sản, đây là một sai lầm rất lớn. Việc này gây nguy hiểm cho trẻ, trẻ được sinh ra bằng đường mổ dễ phát sinh hội chứng ngạt thở hơn so với những đứa trẻ được đẻ bằng cách thông thường, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết thương mổ đẻ, trong tử cung hoặc trong cơ quan vùng chậu khác như bàng quang, ruột.


    Nguy cơ chấn thương các bộ phận khác khi mổ, thời gian hồi phục lâu, những lần sinh sau phải dùng phương pháp đẻ mổ, nếu muốn có thai ít nhất là phải 3 năm sau theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề bất lợi việc sinh mổ mang lại cho thai phụ và thai nhi. Nếu mẹ bầu không có các vấn đề về sức khỏe hay thai nhi bị một số vấn đề bất lợi hãy chọn đẻ thường, bất đắc dĩ mới nên sinh mổ.

    Việc sinh mổ không hoàn toàn tốt như bạn nghĩ
    Việc sinh mổ không hoàn toàn tốt như bạn nghĩ
    Bà bầu thường chọn sinh mổ
    Bà bầu thường chọn sinh mổ
  3. Top 3

    Đọc quá nhiều thông tin

    Khi mang thai, bạn luôn có tâm lí muốn tốt nhất cho con, cho mẹ. Do đó, cái gì không biết thường hỏi google. Thực tế, mẹ bầu rất thích tìm hiểu đặc biệt liên quan tới mẹ bé.


    Khi thời gian rảnh rỗi các mẹ bầu thường lên mạng đọc và tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên hiện nay nguồn thông tin rất đa dạng, nhiều chiều và nhiều quan điểm cá nhân được tự do bày tỏ, nên dẫn đến rất nhiều lời khuyên, kinh nghiệm từ người thân, bạn bè và ngay cả hàng tá thông tin từ báo mạng, báo giấy, tạp chí, sách vở… Khiến bà bầu loay hoay không biết làm cách nào cho đúng, đôi khi còn áp dụng sai cách.


    Có thể bạn sẽ gặp tình trạng ai đó mua dứa cho bạn. Ngay lập tức bạn sẽ tra xem bầu có nên ăn dứa hay không, nên ăn vào tháng mấy. Cách giúp dễ đẻ, rồi một số thông tin giúp mẹ tăng cân ít mà dinh dưỡng chủ yếu vào con... Thực tế cùng một số nội dung đó nhưng lại nhiều không đếm được các luồng thông tin...thậm chí cả thông tin không được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học.


    Khi bầu bí, chị em vẫn nên tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên nên lựa chọn những website chính thống, uy tín có độ tin tưởng cao, có một mục đích rõ ràng. Tránh đọc những thông tin dư thừa gây rối loạn, mau quên những thông tin cần thiết hoặc tiêu cực, hoang mang nhé.

    Đọc quá nhiều thông tin khiến bà bầu rối loạn
    Đọc quá nhiều thông tin khiến bà bầu rối loạn
    Đọc nhiều thông tin dễ bị máy móc
    Đọc nhiều thông tin dễ bị máy móc
  4. Top 4

    Khẩu phần ăn tăng gấp đôi

    Đừng nghĩ khi mang bầu là phải "ăn cho 2 người" tuy nhiên đây lại là một sai lầm khá phổ biến, có khi là vì các tác động bên ngoài tác động ép ăn "vì con". Việc bổ sung dưỡng chất trong thai kỳ đơn giản chỉ là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Việc bạn ăn nhiều gấp đôi lượng thức ăn không làm tăng khả năng khỏe mạnh của em bé, mà thay vào đó bạn phải đối mặt với việc tăng cân quá nhiều, đặt chính bản thân và em bé vào nhóm có nguy cơ cao mắc các biến chứng khi mang thai.


    Trong suốt thời gian mang thai, bạn chỉ cần tăng 300 calo vào khẩu phần ăn hàng ngày là đủ chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bạn nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thuộc các nhóm thức ăn, đầy đủ vitamin và khoáng chất, bổ sung thêm sữa trong khẩu phần ăn của mình và chỉ cần bổ sung đầy đủ chứ không cần bổ sung bừa phứa, càng nhiều càng tốt bạn nhé.

    Quên việc ăn cho hai người khi mang bầu đi vì nó thật sự không hề tốt như bạn tưởng
    Quên việc ăn cho hai người khi mang bầu đi vì nó thật sự không hề tốt như bạn tưởng
    Bạn nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thuộc các nhóm thức ăn, đầy đủ vitamin và khoáng chất, bổ sung thêm sữa trong khẩu phần ăn của mình một các hợp lí
    Bạn nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thuộc các nhóm thức ăn, đầy đủ vitamin và khoáng chất, bổ sung thêm sữa trong khẩu phần ăn của mình một các hợp lí
  5. Top 5

    Ngồi quá nhiều

    Khi mang thai tháng đầu là thời điểm bé cưng còn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều tới việc đi lại, nằm, ngủ, nghỉ của mẹ bầu. Nhưng bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, tư thế ngồi của bà bầu hay thời gian ngồi của bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà cả sự phát triển của thai nhi nữa. Bầu ngồi nhiều có sao không cũng là vấn đề nhiều mẹ hết sức lưu tâm.

    Ngồi sai tư thế khi bụng bầu ngày càng lớn sẽ khiến sống lưng “oằn mình” gánh đỡ cả cơ thể. Kéo theo sau đó là những ảnh hưởng khác như chuột rút, tê giảm tĩnh mạch… quan trọng hơn chính là thiếu oxy trầm trọng, khiến thai nhi khó thở.


    Dù do yếu tố công việc làm việc văn phòng hay ở nhà, bà bầu cũng cần tránh ngồi nhiều một chỗ. Việc ngồi lâu khiến mẹ bầu bị đau lưng và gây áp lực lên bụng, dễ làm cơ thịt cứng đơ, đau nhức, người khô héo, tĩnh mạch bị tắc nghẽn, tĩnh mạch đường hậu môn trực tràng cũng dễ giãn nở gây nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.


    Ngoài ra bà bầu ngồi nhiều dễ mắc các bệnh viêm khoang chậu, viêm các phần xung quanh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây táo bón... Không nên ngồi bắt chéo chân thói quen này góp phần làm hạn chế sự lưu thông máu, giãn tĩnh mạch ảnh hưởng tới bé. Hãy tận dụng thời gian đi bộ nhẹ nhàng để mang lại sự thoải mái cho em bé.

    Ngồi quá nhiều không tốt cho thai nhi
    Ngồi quá nhiều không tốt cho thai nhi
    Phụ nữ bầu ngồi nhiều
    Phụ nữ bầu ngồi nhiều
  6. Top 6

    Bổ sung sắt và canxi tuỳ tiện

    Các mẹ bầu thường cố gắng bổ sung các loại dinh dưỡng như axit folic, canxi, sắt, omega-3 … trong thai kỳ vì sợ con thiếu chất chậm phát triển. Thực tế, bạn không nên bổ sung các vitamin và khoáng chất dư thừa trong khi mang bầu. Điều này trái ngược lại còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.


    Theo các chuyên gia, để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên chú ý bổ sung ít nhất 27 mg sắt và 1300 - 2000 mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt và canxi không thể cùng nhau “song hành” đâu mẹ nhé! Là hai thành phần không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu, nhưng sắt và canxi lại khá “kỵ” nhau. Các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm giàu sắt nếu đang bổ sung canxi hoặc cũng không nên uống viên thuốc sắt cùng với sữa. Bởi canxi sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến lượng sắt vừa được bổ sung nhanh chóng “bốc hơi”. Vì vậy, nếu muốn bổ sung thuốc sắt và canxi, mẹ bầu nên đặc biết lưu ý nhé!


    Mẹ bầu không nên tùy tiện bổ sung sắt và can xi
    Mẹ bầu không nên tùy tiện bổ sung sắt và can xi
    Bổ sung sắt và canxi thích hợp
    Bổ sung sắt và canxi thích hợp
  7. Top 7

    Sử dụng điện thoại di động thường xuyên

    Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu sử dụng quá nhiều điện thoại khiến thai phụ mệt mỏi, lo lắng, giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ hoặc làm tăng nguy cơ trẻ gặp phải các vấn đề về hành vi và tình cảm khi chào đời, thậm chí là bị tăng động… bởi bức xạ của điện thoại di động có ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi và gây ra một số rối loạn về hành vi sau khi lớn.


    Do đó, các bà bầu nên hạn chế sử dụng điện thoại khi đang mang thai để tránh những tác hại không mong muốn có thể xảy ra với thai nhi. Các mẹ bầu chỉ nên sử dụng điện thoại trong những trường hợp cần thiết, gửi tin nhắn hoặc sử dụng điện thoại cố định là một sự ưu tiên hàng đầu, mẹ bầu không nên gọi điện thoại quá lâu và nhớ chỉ sử dụng khi điện thoại có tín hiệu mạnh và sử dụng các thiết bị hỗ trợ như tai nghe…

    Mẹ bầu không nên sử dụng điện thoại di động nhiều
    Mẹ bầu không nên sử dụng điện thoại di động nhiều
    Sử dụng điện thoại di động thường xuyên không tốt
    Sử dụng điện thoại di động thường xuyên không tốt
  8. Top 8

    Ăn kiêng

    Một số phụ nữ lợi dụng cơ hội mang thai để bạo biện cho các hành vi tự nuông chiều mình quá đà, trong khi một số khác lại làm ngược lại và kết quả là tăng không đủ “chỉ tiêu” cân nặng khi mang thai. Bạn đừng quên cơ thể bạn đang nuôi thêm một sinh linh khác, chính vì vậy bạn bắt buộc phải tăng cân! Có thể trước đây bạn chưa từng hài lòng với hình thể của mình, nhưng đây thật sự không phải là lúc để ăn kiêng cho mục đích giảm cân. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải ăn uống cân bằng thật tốt giữa bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, tham gia các bài tập thể dục đã được bác sĩ cho phép, và đừng lo về việc giữ “phom” vì bạn sẽ có rất nhiều thời gian để làm điều đó ngay sau khi bé chào đời.


    Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ tăng ít cân hơn mức cần thiết sẽ có nguy cơ sinh con thiếu cân. Trẻ sinh ra bị thiếu cân có nguy cơ bị tử vong hay kém phát triển thể chất và trí tuệ. Khi đó bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vất vả thậm chí cả những mối nguy hiểm khi nuôi con. Do vậy, đừng bao giờ ăn kiêng nhằm giữ dáng trong thai kỳ bạn nhé.

    Ăn kiêng là một sai lầm của mẹ bầu
    Ăn kiêng là một sai lầm của mẹ bầu
    Nên ăn đủ dinh dưỡng khi mang thai
    Nên ăn đủ dinh dưỡng khi mang thai
  9. Top 9

    Siêu âm nhiều không an toàn cho thai nhi

    Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy siêu âm trước khi sinh gây hại cho mẹ và thai nhi. Siêu âm không sử dụng bức xạ, nó chỉ sử dụng sóng âm thanh tần số cao quét qua thai nhi để tạo ra hình ảnh. Cường độ của những con sóng này rất thấp và được thực hiện khá nhanh. Vì vậy, lý do duy nhất khiến siêu âm gây nguy hiểm cho thai phụ là người sử dụng không được đào tạo cách vận hành thiết bị mà thôi.


    Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu cần chú ý các mốc thời gian quan trọng cần thiết phải tiến hành siêu âm:

    • Tuần 6 - 10: Siêu âm thai từ tuần thứ 6 - 10 để xác định thai đã vào tử cung hay chưa, thai đơn hay thai đôi và thai có sự sống (tim thai) hay không.
    • Từ tuần 11 - 13: Đo khoảng sáng sau gáy (double test) để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, dị dạng tay chân ...).
    • Từ tuần 22 - 24: Khảo sát thai có phát triển bình thường hay không qua cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng vì việc đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
    • Từ tuần 30 - 32: Siêu âm kiểm tra động mạch, tim và một vùng cấu trúc não, dây rốn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (nước ối đục hay trong, nhiều hay ít).

    Tuy nhiên nếu bạn gần đến ngày dự sinh mà chưa có cơn chuyển dạ, cũng nê phải kiểm tra thường xuyên. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp mẹ và bé yên tâm hơn. Bởi thời điểm cuối thai kì thường dễ cạn ối, hoặc nước ối đục, rất nguy hiểm tới em bé.

    Siêu âm để phát hiện những bất thường của cả mẹ và thai nhi
    Siêu âm để phát hiện những bất thường của cả mẹ và thai nhi
    Siêu âm nhiều không an toàn cho thai nhi
    Siêu âm nhiều không an toàn cho thai nhi
  10. Top 10

    Thỉnh thoảng uống một ít rượu bia cũng không sao

    Có những mẹ bầu cho rằng, khi mang thai uống một chút bữa rượu cũng chẳng sao. Nhưng thực tế khi bạn uống một ly rượu hoặc bia, bé cũng sẽ uống. Rượu bia có thể đi qua nhau thai. Uống rượu bia trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh về thể chất, tinh thần hoặc thần kinh khi chào đời. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi. Không có bác sĩ nào có thể cho bạn biết chính xác uống bao nhiêu rượu bia thì có thể dẫn đến hội chứng này. Do đó, tốt hơn hết bạn nên tránh uống rượu bia khi mang thai nhé.


    Uống nhiều rượu bia là tình trạng sử dụng nhiều hơn 3 ly mỗi lần uống hoặc uống thường xuyên từ 7 lần trở lên trên một tuần. Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc uống nhiều rượu bia trong khi mang thai là gây ra nguy cơ mắc hội chứng suy thai do rượu ở thai nhi, hay còn gọi tắt là FAS. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho em bé của bạn, bao gồm:

    • Các vấn đề về phát triển trí não
    • Chiều cao và cân nặng thấp hơn trung bình
    • Kích thước đầu nhỏ hơn bình thường
    • Đặc điểm khuôn mặt bất thường
    Không nên sử dụng rượu bia khi mang thai
    Không nên sử dụng rượu bia khi mang thai
    Không nên sử dụng rượu bia
    Không nên sử dụng rượu bia



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy