Top 10 Kinh nghiệm sáng tác truyện dài hay cho người mới bắt đầu

Thuần Nhất An Tabby 31097 2 Báo lỗi

Có lẽ hiện nay, rất nhiều bạn trẻ không còn xa lạ với thể loại truyện dài, và cũng có nhiều bạn muốn bắt đầu sự nghiệp của mình bằng thể loại này, hoặc chỉ đơn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nắm bắt mọi ý tưởng

    Bạn đang đi trên đường, bạn đang ngồi ở công viên, bạn đang làm việc nhà, bạn đang ngồi học, hay bạn đang làm rất nhiều việc khác, và bỗng bạn có một ý tưởng muốn sáng tác một câu chuyện. Trong đầu bạn đã mờ mờ tưởng tượng ra một tình tiết nào đó tâm đắc, thì việc bạn cần là bắt tay vào và phát triển ý tưởng của bạn thành một câu chuyện, của bạn, do bạn, và bạn chính là tác giả. Vâng, không gì là không thể, tin tôi đi, ý tưởng của bạn sẽ rất tuyệt.


    Hãy nắm bắt mọi ý tưởng bạn có. Viết lại. Và bước đầu tiên cho một tác phẩm là vậy. Ở điều này, khuyên bạn nên có một quyển sổ tay bên người để lúc nào cũng sẵn sàng ghi lại.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Top 2

    Viết cốt truyện

    Phương pháp này sẽ giúp bạn hình thành điểm bắt đầu cho câu chuyện của bạn. Cốt truyện không cần thiết phải một điều gì đó khác thường, bạn chỉ cần viết về ý tưởng chung để bạn có thể xây dựng câu chuyện của mình. Một khi bạn đã viết được một nửa quyển sách, hãy xem lại cốt truyện ban đầu mà bạn đã viết. Bạn sẽ cảm thấy khá ngạc nhiên khi nhận thấy sự thay đổi trong quan điểm của bạn.


    Bạn cần phải thay đổi câu chuyện của bạn sao cho phù hợp với cốt truyện ban đầu hoặc loại bỏ nó và đi theo hướng đi mới của câu chuyện mà bạn đang viết. Bạn cũng có thể kết hợp và pha trộn giữa cả hai – tuỳ ý bạn. Hãy nhớ rằng đây là quyển sách của bạn!

    Bạn cần phải thay đổi câu chuyện của bạn sao cho phù hợp với cốt truyện ban đầu
    Bạn cần phải thay đổi câu chuyện của bạn sao cho phù hợp với cốt truyện ban đầu
  3. Top 3

    Lập bố cục truyện

    Có ý tưởng, đừng viết ngay vào chi tiết mà hãy lập một bố cục rõ ràng. Việc lập một bố cục về tên tác phẩm, tên các chương chính, nội dung chính của các chương giúp bạn không "bí ý tưởng". Ý tưởng là cái vô hạn, nhưng nếu không có một điều làm xuất phát điểm thì "bí" ý tưởng là một điều dễ xảy ra khi chúng ta viết. Vì vậy, lập ra một bố cục ban đầu giúp bạn định hình được những điều chính mà bạn muốn truyền đạt.


    Thường thì một bố cục sẽ gồm các nội dung cốt lõi (chủ yếu là những ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt qua câu chuyện). Không khuyên bạn giới hạn số chương, nhưng ít nhất hãy khái quát những chương "cần phải có" để chúng ta có hướng đi rõ ràng và cụ thể hơn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Top 4

    Bắt tay vào viết

    Việc bắt tay vào viết là một điều tất yếu bạn cần phải làm nếu muốn tạo ra đứa con tinh thần của chính mình. Những ý tưởng dù có hay đến đâu mà bạn không bắt tay vào để hiện thực hóa chúng thì những ý tưởng đó cũng chỉ là đồ bỏ đi mà thôi. Vâng, xin nhấn mạnh là những ý tưởng đó sẽ trở thành đồ bỏ đi. Tôi từng thấy có nhiều bạn trao đổi ý tưởng với tôi rất hay và ấn tượng, nhưng các bạn ấy chây lười, trì hoãn và dần dần tôi thấy học lãng quên đi nhiệt huyết ban đầu. Và sự quên bắt đầu cho sự vùi lấp. Ý tưởng dù hay đến đâu mà không viết thì thật uổng phí.


    Chuyện viết, khi bắt tay vào viết, có người viết liền một mạch, có người khoảng vài ngày lại mới viết, cũng có người ngày nào cũng viết,... Dù cách viết như thế nào thì bạn hãy tin vào chính mình, hãy tin vào câu chuyện trong trí tưởng tượng của mình, và đặc biệt là "đừng bỏ quá lâu"! Bỏ quá lâu sẽ làm bạn quên và hoặc là bạn quên luôn, hoặc là khi viết lại bạn lại phải nghiên cứu chính những ý tưởng mà mình đã từng rất am hiểu.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Top 5

    Sửa chữa

    Sửa chữa là một bước quan trọng để hoàn thành câu chuyện của bạn. Có thể câu chuyện ban đầu của bạn chưa được như bạn mong muốn, nhưng hãy cứ viết và có niềm tin vào câu chuyện cũng như chính người viết, có thể câu chuyện ban đầu chưa hay nhưng phải viết thì mới nhận ra mình thiếu cái gì để truyền đạt ý mình muốn một cách hoàn hảo nhất.


    Bạn hãy sửa theo hai bước:

    • Tự sửa chữa: Sửa chữa ban đầu là sửa lại. Bạn biết đấy "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", nhiều bạn trẻ bây giờ vì đọc ngôn tình và convert đâm ra bị loạn ngữ pháp, câu cú lủng củng và có những tiền tố hậu tố thừa. Bản thân tôi, trước hết là người đọc cảm thấy tôi sẽ "quay lại" hoặc "thoát" ngay những truyện kiểu như vậy. Vì sao? Bởi vì ngoài kia có rất nhiều truyện hay sách hay, ngữ pháp ổn, câu cú tốt, nội dung miễn chê và dễ đọc thì tại sao tôi phải tốn thời gian ngồi vừa đọc vừa ráng sắp xếp từ trong câu và ráng hiểu câu đó đang muốn nói gì? Nhớ nhé, ngữ pháp và câu cú là điều tạo ấn tượng đầu tiên với bạn đọc. Trau chuốt câu văn và viết đúng nó là tôn trọng Quốc ngữ cũng như tôn trọng chính người viết và bạn đọc
    • Nhờ bạn đọc sửa chữa: Đăng truyện của mình lên một diễn đàn, trang web hoặc blog uy tín để người khác đọc và nhận xét, như vậy sẽ khiến bạn nhận ra nhiều điều hơn và có phương pháp sửa chữa để câu chuyện được gọt dũa hay hơn. Và nếu được, hãy tìm kiếm những người có trình độ và cái nhìn khách quan, hãy tìm kiếm những người đọc tích cực. Như vậy, tôi tin bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn tưởng nhiều.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Top 6

    Những lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng

    Làm thế nào khi bí ý tưởng?

    • Việc bí ý tưởng là điều thường xuyên xảy ra với những bạn không viết thường xuyên hoặc là bỗng dưng bị "cụt" cảm xúc.
    • Để khắc phục việc này bạn hãy tạm "dừng bút", kiếm một vài truyện ngắn hoặc truyện cực ngắn cùng chủ đề mà đọc, như vậy sẽ có thể lấy lại chút cảm xúc.
    • Và đi đâu đó cho khuây khỏa, đi nhìn trời nhìn sông nhìn cỏ gì đó, làm những việc mà mình chưa làm thử đi, như đi bộ dạo phố, xắn ống quần lên và đi nhổ cỏ,... vân vân, có rất nhiều cách để bạn lấy lại cảm xúc và ý tưởng. Hãy thả lỏng đi và đừng làm mình bị ức chế!

    Làm thế nào để có một lối diễn đạt hay?

    • Để diễn đạt câu văn một cách mượt mà, bạn hãy chú ý về cách dùng từ, hãy linh hoạt trong câu đơn và câu ghép để tạo điểm nhấn cho mình.

    Có nhất thiết phải làm như những bước trên hay không?

    • Câu trả lời là không, việc viết là của mỗi người và còn tùy cảm hứng, nếu bạn có thể bắt tay vào viết ngay thì có thể bỏ qua những điều không cần thiết.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Top 7

    Nhận biết những yếu tố giúp tạo nên một truyện dài hay

    Nếu bạn muốn trở thành nhà văn nổi tiếng, hãy suy nghĩ lại về việc đăng ký tham gia lớp học viết lách trong trường (trừ khi bạn đã đang theo đuổi nó); thay vào đó, hãy chọn lớp Văn học. Bạn cần phải biết cách đọc hiểu sâu sắc trước khi có thể bắt đầu viết lách. Bạn sẽ có thể hình thành cấu trúc câu, đặc điểm nhân vật, cốt truyện, và sự phát triển trong tính cách của nhân vật một cách phù hợp nếu bạn biết cách đọc hiểu trước khi bạn bắt đầu viết.


    • Bối cảnh: Bối cảnh của một câu chuyện là thời gian, địa điểm và hoàn cảnh câu chuyện xảy ra. Tất nhiên là bạn không cần phải viết ra những điều này ngay lập tức. Cũng tương tự như một họa sĩ, bạn sẽ tạo nên một bức tranh trong tâm trí của người đọc bằng cách tô vẽ xung quanh chủ đề chính.
    • Nhân vật: Mỗi câu chuyện đều có nhân vật chính và nhân vật phụ. Điều quan trọng là bạn phải làm cho nhân vật của mình trở nên thú vị và giới thiệu họ một cách phù hợp. Phần giới thiệu bối cảnh, và thậm chí cả nhân vật của bạn, được gọi là phần nhập truyện.
    • Mâu thuẫn: Mâu thuẫn là một vấn đề nghiêm trọng mà nhân vật của bạn phải đối mặt, thường là lý do câu chuyện của bạn được hình thành. Cao trào đã kết thúc, vấn đề đã được giải quyết, và tất cả mọi ẩn khuất đã được phơi bày. Ghi chú: nếu bạn dự định muốn tạo nên một bộ truyện, bạn cần phải để lại ít nhất một khuất mắc cần lời giải đáp.
    • Chi tiết: là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn phải chú ý trong quyển sách của bạn. Thay vì chỉ nói rằng "Bầu trời thật trong xanh", hãy nói chi tiết về màu xanh đó, chẳng hạn như "Bầu trời có chút ánh chàm nhẹ". Điều này thật sự giúp gia tăng độ thú vị cho câu chuyện của bạn. Nhưng đừng đi quá đà. Một ví dụ cho trường hợp này đó là: "Bầu trời có chút ánh chàm nhẹ, pha thêm màu mã não bị đốt cháy trong cát, điểm thêm một vài lớp bọt trắng xoá của lớp sóng vỡ màu ngọc xanh biển nhuốm màu vàng chanh".
    Nhận biết những yếu tố giúp tạo nên một truyện dài hay
    Nhận biết những yếu tố giúp tạo nên một truyện dài hay
  8. Top 8

    Thử sức với nhiều thể loại, chủ đề để tìm ra thế mạnh của mình

    Khi mới cầm bút, người viết thường được khuyến khích rằng chỉ nên viết những chủ đề hay thể loại mà mình có hứng thú hay có hiểu biết tường tận. Sau nhiều tháng trung thành với lời chỉ dẫn trên, tôi nhận ra đây là một lời khuyên hữu ích, tuy nhiên nó vẫn chưa đủ.


    Duy trì một chủ đề trong tất cả những sản phẩm ngôn ngữ sẽ làm người viết cảm thấy chán nản. Dần dần, chuyện viết đối với họ sẽ từ niềm vui biến thành gánh nặng.


    Nếu bạn mới bắt đầu viết, đừng vội bó mình vào một thể loại hay chủ đề. Hãy thử qua một vài cái trước. Nhiều nhà văn gạo cội cũng từng thỏa sức “sáng tác loanh quanh” trước khi tìm ra thế mạnh của mình. Ernest Hemingway trước khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã sáng tác rất nhiều thơ và truyện ngắn. Hay Roald Dahl viết về chiến tranh trong một khoảng thời gian dài trước khi đến với truyện thiếu nhi.

    Nếu bạn mới bắt đầu viết, đừng vội bó mình vào một thể loại hay chủ đề.
    Nếu bạn mới bắt đầu viết, đừng vội bó mình vào một thể loại hay chủ đề.
  9. Top 9

    Đừng chỉ đọc lại một lần sau khi viết

    Có thể nói, tự biên tập qua loa là sai lầm mà phần lớn các tác giả trẻ đều mắc phải. Họ cho rằng biên tập văn bản chỉ đơn giản là đọc lại văn bản ấy, sau đó sửa lại những lỗi chính tả lặt vặt rồi gửi nó đi. Thế nhưng, việc biên tập một sản phẩm ngôn ngữ còn rất nhiều vấn đề cần phải lưu ý như bố cục, logic, lối diễn đạt.


    Bạn có thể thực hiện một số cách sau đây để tự biên tập bài viết của mình:

    • Đọc to toàn bộ văn bản thay vì đọc thầm. Đọc to giúp bạn dễ dàng nhận diện được lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hay lỗi về dấu câu hơn là chỉ lướt qua nó trong đầu. Ngoài ra, nó còn giúp bạn biết được văn bản có mạnh lạc hay chưa để có những thay đổi cho phù hợp.
    • Đọc đi đọc lại văn bản và nhờ người khác chỉnh sửa giúp. Những người này sẽ chỉ ra cho bạn những lỗi mà bạn đã bỏ lỡ trong lúc đọc và đưa ra những nhận xét khách quan hơn về sản phẩm của bạn.
    • Biên tập đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Nếu bài viết của bạn không được chỉnh sửa kỹ càng thì bạn liền đứng trước nguy cơ phải viết lại mọi thứ.

    Hãy luôn nhớ rằng, phải trải qua những ngày khó khăn, người ta mới viết càng chắc tay.


    Bạn có thể phải sửa lại nhiều lần để có được tác phẩm hoàn chỉnh
    Bạn có thể phải sửa lại nhiều lần để có được tác phẩm hoàn chỉnh
  10. Top 10

    Đừng đánh giá thấp năng lực của bản thân

    Những tác giả trẻ đều ít nhiều bị so sánh với những người đã có danh tiếng trong giới văn chương. Hậu quả của việc so sánh ấy là họ không còn tin tưởng vào bút lực của mình nữa. Họ cảm thấy mình không đủ giỏi hay bài viết của mình không đạt chất lượng xuất bản và có một số người thậm chí bỏ hẳn việc viết văn.


    Thế nhưng, khi bạn đã dám cầm bút và viết, bạn đã bước một bước gần hơn đến với danh xưng ‘writer’. Bạn chỉ cần nỗ lực, đam mê kiên nhẫn hơn trong quá trình viết thì việc thành công trên con đường ‘bán chữ’ chỉ còn là vấn đề của thời gian – hoặc ít nhất, đó là những gì trải nghiệm dạy tôi.

    Bạn chỉ cần nỗ lực, đam mê và kiên nhẫn hơn
    Bạn chỉ cần nỗ lực, đam mê và kiên nhẫn hơn




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy