Sủi cảo
Theo truyền miệng thì có nhiều phiên bản để hình thành nên Sủi Cảo. Nhưng dưới đây là nguồn gốc mà nhiều người tin là thật nhất. Món ăn này được cho là phát minh của Trương Trọng Cảnh vào năm 25 - 220 sau Công Nguyên. Ông là một thầy thuốc vô cùng nổi tiếng thời đó. Sủi Cảo ban đầu có tên là “tai mềm” vì nó được dùng để chưa chứng bệnh “tê buốt tai”. Trong một lần về nhà vào mùa đông lạnh giá. Trương Trọng Cảnh thấy nhiều người nghèo khổ trên đường, không có áo ấm cũng như đồ ăn. Ngoài ra họ còn bị ê buốt tai do lạnh. Vì thế, ông liền nghĩ ra một bài thuốc bằng cách hầm thịt cừu, ớt và một số loại cây thuốc giúp làm ấm cơ thể. Ông luộc những chiếc bánh này lên cho vào một bát canh, rồi đưa đến người bệnh. Thời điểm này cũng là dịp Tết Nguyên Đàn. Để chào đón năm mới cũng như hồi phục chứng buốn tai. Mọi người học công thức nấu món Sủi Cảo của ông và nấu vào các dịp đặc biệt.
Nhắc đến sủi cảo là người ta nghĩ ngay đến ẩm thực Trung Hoa. Ở Sài Gòn có rất nhiều nơi bày bán sủi cảo tuy nhiên chỉ những quán do chính người gốc Hoa chế biến thì mới có hương vị chuẩn và ngon. Ở Sài Gòn, đường Hà Tôn Quyền (quận 11) là nơi bán sủi cảo nổi tiếng nhất với hơn chục hàng quán khác nhau. Món sủi cảo của người Hoa có công thức chế biến gần tương đồng với món hoành thánh nhưng bánh sủi cảo có kích thước lớn hơn và phần nhân nhiều hơn. Nhân sủi cảo thường được làm từ thịt tôm, thịt lợn kết hợp với các loại rau băm nhuyễn rồi trộn với nhau nêm nếm gia vị vừa ăn, vỏ bên được bọc bởi vỏ gói hoành thánh. Cách chế biến sủi cảo rất đa dạng từ ăn nước đến hấp hay chiên. Món này thường được ăn kèm với cải ngọt để giảm tính dầu mỡ, cảm giác ngấy ngán khi ăn nhiều và mang đến sự ngon miệng.