Top 6 Lưu ý quan trọng nhất khi đi khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương là địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu về Nhi khoa của cả nước và được đánh giá ngang tầm với nhiều bệnh viện lớn khu vực Đông Nam Á. Bệnh ... xem thêm...viện gồm nhiều chuyên khoa và nhận bệnh nhi dưới 15 tuổi. Dưới đây là bài viết về lưu ý quan trọng nhất khi đi khám và chữa bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương.
-
Thông tin về bệnh viện nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương là một địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu về Nhi khoa của cả nước và được đánh giá ngang tầm với nhiều bệnh viện lớn trong khu vực Đông Nam Á. Bệnh viện gồm nhiều đơn vị, khoa phòng giống như một bệnh viện đa khoa nhưng chỉ nhận bệnh nhi dưới 15 tuổi.
Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về Nhi khoa nên luôn phải tiếp nhận rất đông bệnh nhi. Sau đây là những thông tin cần biết về Bệnh viện Nhi Trung ương, các bố các mẹ cần biết để quá trình đi khám được dễ dàng hơn.
Ngày nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã mang vóc dáng của một trung tâm Nhi khoa đa ngành, hiện đại, chuyên sâu và cũng rất đại chúng.
Bệnh viện Nhi Trung ương đạt mức tiêu chí cao và nằm trong nhóm dẫn đầu của ngành Y tế, là địa chỉ tin cậy, là nguồn truyền cảm hứng cho cả hệ thống nhi khoa trên cả nước.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0246 2738 532
Email: chamsockhachhang@nch.gov.vn
Website: http://benhviennhitrunguong.org.vn/
Facebook: facebook.com/bvnhitrunguong
-
Chuyên môn của bệnh viện nhi Trung ương
Hiện nay, bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện dẫn đầu ngành y tế khám bệnh chủ yếu đối tượng là bệnh nhi, vì vậy bệnh viện đã mở rộng là một bệnh viện đa khoa, với các chuyên môn sau:
- Khoa TMH - Mắt – RHM
- Khoa Chỉnh hình Nhi
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Gan mật
- Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp
- Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
- Cấp cứu và chống độc
- Khoa Sơ sinh
- Khoa ngoại
- Khoa ngoại tiết niệu
- Khoa Tiêu hoá
- Khoa Huyết học lâm sàng
- Khoa Tim mạch
- Khoa Thận và Lọc máu
- Khoa Nội tiết - Chuyến hoá - Di truyền
- Khoa Thần Kinh
- Khoa Ung Bướu
- Khoa Hô hấp
- Khoa Tâm thần
- Khoa Y học cổ truyền
- Khoa dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế
- Khoa sọ mặt và tạo hình
- Khoa nội soi
-
Kinh nghiệm khám bệnh tại bệnh viện
Khám tại Khoa khám bệnh:
Ưu điểm khi khám tại Khoa khám bệnh là trẻ được áp dụng chế độ BHYT theo quy định, chi phí khám chữa bệnh thấp. Tuy nhiên, lượng bệnh nhân rất đông, thường xuyên quá tải và chờ đợi. Thông thường sẽ mất từ 3 đến 4 tiếng mới đến lượt và có thể khám xong.
Quy trình đi khám tại khoa Khám bệnh:
- Bước 1: Người bệnh đến khoa Khám bệnh
- Mua Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em tại quầy tiếp đón
- Điền các thông tin của người bệnh vào Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em
- Bước 2: Đăng ký khám bệnh:
- Nếu người bệnh có Bảo hiểm y tế (có giấy chuyển viện, thẻ bảo hiểm): Lấy phiếu khám bệnh tại phòng 1A.
- Nếu người bệnh không có chế độ bảo hiểm y tế: Đến phòng 1B hoặc phòng 1D đưa Sổ cho nhân viên y tế để đóng tiền và lấy phiếu khám
- Bước 3: Đến phòng khám bệnh:
- Người bệnh đến phòng khám theo số trên phiếu khám (nhìn biển, sơ đồ hướng dẫn số phòng khám)
- Người bệnh ngồi chờ khám theo số thứ tự được in trên phiếu khám (số chạy trên bảng điện tử)
- Sau khi bác sĩ khám bệnh, điều dưỡng hướng dẫn người nhà các bước tiếp theo (đi làm xét nghiệm hoặc chuyển khám khác,…)
- Bước 4: Người bệnh có chỉ định xét nghiệm:
- Đối với người bệnh bảo hiểm y tế: Làm thủ tục tại phòng 1A
- Đối với người bệnh không có chế độ bảo hiểm y tế: Làm thủ tục tại phòng 1C (hoặc 1D)
- Người bệnh làm xét nghiệm theo hướng dẫn và lấy kết quả xét nghiệm theo giấy hẹn
- Bước 5: Người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả và kê đơn
Khám theo yêu cầu tại khoa Quốc tế S:
Gần đây, khoa Quốc tế S đã sáp nhập với khoa Tự nguyện A của bệnh viện để cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn.
Khoa Quốc tế S nhận bệnh nhân khám chuyên khoa, đa khoa, nội trú, ngoại trú, tiêm vắc-xin, khám tổng quát, xét nghiệm, siêu âm, nội soi, lưu trữ tế bào gốc. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm hàng đầu khu vực về phẫu thuật nội soi điều trị U nang ống mật chủ và thoát vị cơ hoành bẩm sinh.
Khoa Quốc tế S được đánh giá là khoa rộng rãi, sạch sẽ với chất lượng dịch vụ tốt nhất trong 3 khoa tự nguyện của bệnh viện. Tuy nhiên, kèm theo đó thì chi phí cũng ở mức cao hơn 2 khoa B và C.
Một số ưu điểm của khoa Quốc tế S:
- Cơ sở vật chất khang trang: Các loại phòng (Phòng 2 giường, phòng 3 giường),200 giường bệnh tiêu chuẩn
- 20 phòng khám tiếp đón khoảng 400 bệnh nhân mỗi ngày
- Đội ngũ y bác sĩ giỏi, gồm các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa
- Phụ huynh có thể yêu cầu đích danh bác sĩ khám cho con
- Đăng kí trước khi đến khám để không mất nhiều thời gian chờ đợi
- Khám theo yêu cầu tại khoa Điều trị tự nguyện B và Khoa Điều trị tự nguyện C
- Khoa tự nguyện B, C có chi phí thấp hơn nhiều so với khoa Quốc tế S và thời gian chờ đợi cũng không lâu hơn là bao.
- Nhìn chung, khám tự nguyện B hoặc khám tự nguyện C chi phí ở mức vừa phải, không cao hơn nhiều sơ với khám thông thường. Lượng bệnh nhận của 2 khoa này cũng khá đông nhưng vẫn ổn hơn nhiều so với khám thông thường và khám BHYT tại bệnh viện.
- Bước 1: Người bệnh đến khoa Khám bệnh
-
Quy trình khám bệnh
Quy trình đi khám tại khoa Điều trị tự nguyện B và tự nguyện C:
Bước 1:
Đến khoa Khám bệnh
Mua Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em tại quầy tiếp đón
Điền các thông tin của người bệnh vào Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em
Bước 2: Đăng ký khám bệnh: Đến phòng 2 đưa Sổ cho nhân viên y tế để lấy phiếu khám.
Bước 3: Đến phòng khám bệnh:
Người bệnh đến phòng khám theo số trên phiếu khám (nhìn biển, sơ đồ hướng dẫn số phòng khám)
Người bệnh ngồi chờ khám theo số thứ tự được in trên phiếu khám (số chạy trên bảng điện tử)
Sau khi bác sĩ khám bệnh, điều dưỡng hướng dẫn người nhà các bước tiếp theo (đi làm xét nghiệm hoặc chuyển khám khác…)
Bước 4: Người bệnh có chỉ định xét nghiệm:Làm thủ tục tại phòng 2: Người bệnh làm xét nghiệm theo hướng dẫn và lấy kết quả xét nghiệm theo giấy hẹn
Bước 5: Người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả và kê đơn. -
Một số chuyên gia đầu ngành đang hoạt động tại bệnh viện
Ngoại Nhi
- GS. TS Nguyễn Thanh Liêm - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. Bàn tay vàng phẫu thuật trẻ em, người tiên phong về ứng dụng ghép tế bào gốc. Hiện nay có lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Times City.
- PGS. TS Nguyễn Ngọc Hưng - Chủ tịch Hội chỉnh hình Nhi Việt Nam, Nguyên Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi bệnh viện Nhi Trung ương. Khám tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức.
Hô hấp Nhi
- BS Chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Nguyên Phó khoa Hô hấp. Khám tại Phòng khám Vietlife.
Thần kinh Nhi
- PGS. TS Ninh Thị Ứng - Nguyên Trưởng khoa Thần kinh, Chuyên gia thần kinh nhi đầu ngành. Bác sĩ khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Tiêu hóa Nhi
- GS. TS Nguyễn Gia Khánh - Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam. Phụ trách Phòng khám tư đặt tại 20 Hàng Hòm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nội tiết - Chuyển hóa Nhi
- PGS. TS Nguyễn Thị Hoàn - Nguyên Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền. Hiện nay cô khám tại bệnh viện Đa khoa Vinmex Times City.
- TS. BS Bùi Phương Thảo - Phó khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, bác sĩ có phòng khám riêng tại Tầng 2 số 23A Quốc Tử Giám, Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội.
Tim mạch Nhi
- TS. BS Lê Ngọc Lan - Chuyên gia về Nội nhi và Tim mạch Nhi, hơn 18 năm công tác tại khoa Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương. Cô đã nghỉ hưu và khám tại Bệnh viện Việt Pháp.
Truyền nhiễm Nhi
- PGS. TS Phạm Nhật An - Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Nguyên Trưởng khoa truyền nhiễm.
Dị ứng - Miễn dịch Nhi khoa
- PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Phó trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng – Khớp, Bác sĩ khoa Điều trị Tự nguyện C.
-
Lưu ý khi đi khám và chữa bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương
Để không mất nhiều thời gian chờ đợi, các bố mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Bệnh viện Nhi Trung ương hiện tại đã tăng thời gian khám bệnh buổi sáng sớm hơn 1 tiếng, so với trước đây. Tức là, 7h sáng bệnh viện đã bắt đầu khám bệnh. Nếu gia đình nào định đưa con em đi khám bệnh buổi sáng, thì nên đi sớm trước 7h sáng để lấy số.
- Thông thường ở Bệnh viện Nhi Trung ương, vào khoảng thời gian từ 14h30 - 17h, lượng bệnh nhân cũng vắng hơn hẳn. Vì thế, nếu tình trạng của bé không khẩn cấp mẹ có thể cho con đi taxi và khám bệnh vào buổi chiều.
- Ngoài ra, mỗi gia đình bệnh nhi chỉ nên có 1 và nhiều nhất 2 người nhà đi cùng bé để tránh hiện tượng ùn tắc, ngột ngạt vì quá đông người vào đầu mỗi buổi khám bệnh.