Top 6 Lưu ý quan trọng nhất khi bảo quản và sử dụng sữa bột
Ngày nay, sữa bột là một loại thực phẩm được đa số gia đình lựa chọn và tin dùng. Bởi trong sữa bột chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, dễ dàng bảo quản cùng ... xem thêm...nhiều công dụng hữu ích khác. Nhưng không phải ai cũng biết cách để bảo quản và sử dụng tốt các loại sữa bột đúng cách, vì vậy, bài viết dưới đây sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy để bạn tham khảo.
-
Chỉ nên bảo quản chỗ khô mát và tránh để trong ngăn mát tủ lạnh
Sữa bột thường được sản xuất ở dạng khô, bột vì vậy chúng ta nên bảo quản nơi khô thoáng tránh ẩm ướt. Nhiều người cũng thường nghĩ rằng, ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được tất cả các thực phẩm, nhưng không, chúng ta đã lầm.
Đối với sữa bột việc thay đổi nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh đều có thể làm suy giảm thành phần và dinh dưỡng có trong hộp sữa công thức. Do đó, ngay cả với những hộp sữa bột mua về nhưng chưa mở nắp, bạn cũng nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo, không có ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt như bếp gas,… và tuyệt đối không cho vào ngăn mát tủ lạnh.
-
Nơi bảo quản sữa bột tốt nhất
Bạn có thể bảo quản sữa bột trong tủ có nhiều ngăn hoặc trên giá, cách xa bếp lò, lò nướng, các thiết bị phát nhiệt và vòi nước nóng. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản hộp sữa là nhiệt độ trong phòng, dưới 30ºC. Bạn cũng nên lưu ý rằng, không bao giờ được mang phơi hộp sữa dưới ánh nắng cũng như tuyệt đối không để sữa bột trong ngăn đá (tủ đông). Ngoài ra, bạn cũng không được đặt hộp sữa bột ở nơi ẩm ướt vì sẽ làm sữa bị vón cục.
Bạn cũng nên đọc kỹ hạn sử dụng để tránh sữa bị quá hạn. Thông thường, bạn chỉ nên sử dụng sữa đã mở nắp trong vòng từ 20 – 30 ngày kể từ lúc bắt đầu mở hộp sữa ra sử dụng. Nếu để lâu quá sữa bột sẽ hút ẩm gây mất chất, thậm chí sẽ bị nấm mốc gây ngộ độc cho cơ thể.
-
Rửa tay thật sạch trước khi pha sữa
Trước khi mở nắp hộp sữa bạn cần lau sạch nắp hộp để loại bỏ bụi bẩn và chất lỏng bám trên nắp hộp, không làm các tạp chất này rơi vào bên trong hộp sữa. Ngoài ra, trước khi pha sữa, nhất là pha sữa cho trẻ nhỏ bạn nên rửa tay với xà phòng và nước ấm trong vòng ít nhất 30 giây. Sau đó lau khô tay bằng khăn sạch rồi mới tiến hành pha sữa.
Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay thì việc rửa tay và sát khuẩn thường xuyên là một điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, trước khi phá sữa bạn cũng có thể rửa sạch hoặc tiệt trùng kỹ các dụng cụ pha sữa để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho chính bạn và gia đình bạn.
-
Pha sữa theo hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp
Với mỗi loại sữa, nhà sản xuất sẽ đưa ra hướng dẫn sử dụng riêng chính vì vậy bạn cần pha sữa theo hướng dẫn được in trên vỏ hộp. Pha thiếu nước sẽ làm hại thận và gây mất nước, trong khi pha thừa nước sẽ khiến chúng ta thiếu calo và dinh dưỡng, không hấp thu được chất dinh dưỡng. Vì thế, hãy ghi nhớ cách pha sữa dựa trên số thìa sữa và số ml nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-
Cần pha sữa cho bé với liều lượng và nhiệt độ thích hợp
Chỉ nên pha sữa bằng nước đun sôi pha ấm với nước đun sôi để nguội. Pha sữa với nhiệt độ phù hợp là rất quan trọng vì độ ấm của sữa rất quan trọng, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Sữa quá nóng thì sẽ khiến chúng ta bị bỏng, nhưng nếu quá lạnh, sữa sẽ không được chín vì vậy sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Chúng ta hãy lưu ý rằng nên pha sữa bột bằng nước đun sôi pha ấm với nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Để chắc chắn về nhiệt độ mọi người cũng có thể kiểm tra bằng nhiệt kế.
Ngoài ra, nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trong sữa. Vì vậy, khi pha xong sữa chúng ta nên uống liền lúc sữa ấm để đảm bảo được chất dinh dưỡng vẫn còn trong sữa. Đặc biệt điều này còn quan trọng hơn với các bé sơ sinh, khi pha sữa xong, làm nguội khoảng 7 - 10 phút, sau đó cho bé bú ngay. Nếu bé nhà bạn không bú hết thì sau 1 tiếng, nên bỏ sữa thừa đi. Bởi vì vi khuẩn từ miệng bé đã làm ô nhiễm sữa trong bình. Nếu bú lại sữa thừa sau 1 tiếng, bé rất dễ bị nhiễm bệnh.
-
Một số lưu ý khi pha và bảo quản sữa
Không pha trộn thêm thức ăn khác
Việc trộn thêm thức ăn khác như ngũ cốc vào sữa là một trong những điều tuyệt đối bạn không nên thực hiện. Khi cảm thấy cơ thể có thể hấp thụ thêm dưỡng chất từ các ngồn thức ăn này, bạn nên được bác sĩ tư vân thêm trước khi thêm thức ăn khác vào sữa uống mỗi ngày.Không dùng lượng sữa còn sót lại
Sau mỗi lần uống sữa còn thừa, bạn hãy vứt bỏ phần sữa thừa này đi thay vì tận dụng và tiếp tục bảo quản sữa trong bình. Cách này có thể tạo ra vi khuẩn (vi trùng) và có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh. Bởi vì vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của chúng ta vào sữa.Không bao giờ làm ấm bình sữa trong lò vi sóng
Chúng ta thường hâm sữa bằng lò vi sóng vì cho rằng điều này sẽ làm ấm sữa một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, mức nhiệt để hâm nóng sữa trong lò vi sóng quá cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ngoài ra, lò vi sóng chỉ làm nóng vỏ bên ngoài, không hâm nóng đồng đều sữa được.Bên cạnh đó, chúng ta nên từ bỏ cách hâm sữa đó là để sữa ra ngoài tủ lạnh và chờ cho nhiệt độ sữa tự nguội dần, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và nảy nở trong sữa.