Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Sinh ngày 1-3-1906, tại làng quê xã Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Trong những năm 1925-1926, ông đã tham gia phong trào bãi khóa, đấu tranh đòi thực dân Pháp ân xá cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh.
Năm 1926, đồng chí tham dự lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tổ chức, giảng dạy và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ngày 29-7-1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù và đày đi Côn Đảo. Sau khi được trả tự do vào năm 1936, Phạm Văn Đồng ra Hà Nội hoạt động công khai trên mặt trận báo chí cách mạng của Đảng. Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung. Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
Trong những năm hoạt động cách mạng, đặc biệt là từ sau năm 1945 đến năm 1987, đồng chí được phân công giữ nhiều cương vị lãnh đạo cao cấp, nhiều trọng trách trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, như: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng….
Là một trong những cán bộ tiền bối, được Bác Hồ trực tiếp giáo dục và rèn luyện, Phạm Văn Đồng đã trở thành người học trò xuất sắc, một cộng sự gần gũi và thân thiết của Bác. Đồng chí đã thể hiện những phẩm chất cao quý của một người cộng sản trung kiên, mẫu mực.
Khi cùng ở với Bác Hồ và cả sau khi Bác mất, ông luôn giữ nếp sống rất đơn giản, trong cuộc sống, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng coi nhau như anh em, Bác gọi ông là chú Tô. Giản dị, thanh bạch là những điều đồng chí học được ở Bác Hồ nhiều nhất.