Top 13 Học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh

Thu Uyên 68302 2 Báo lỗi

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh ... xem thêm...

  1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Lộc, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông được Hồ Chủ Tịch tin tưởng, giao cho việc điều binh khiển tướng. Trong quá trình hoạt động, Đại tướng đem hết tâm sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam. Võ Nguyên Giáp được cả thế giới biết đến như là một trong những vị tướng huyền thoại. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Tháng 6 năm 1940 ông gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cuộc gặp đã đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Võ Nguyên Giáp. Ông trở thành học trò của chủ tịch Hồ Chí Minh, là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam(1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.


    Là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao trọng trách, với 30 năm trên cương vị Tổng Tư lệnh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đánh thắng 7 đại tướng tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp và 3 đại tướng tổng chỉ huy quân đội xâm lược Mỹ.

    Cụ Hồ và Tướng Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945. Ảnh: Internet
    Cụ Hồ và Tướng Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945. Ảnh: Internet
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp

  2. GS. VS. Trần Đại Nghĩa (tên thật là Phạm Quang Lễ) sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà nho nghèo tại xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình - Vĩnh Long.


    Năm 1933, người thanh niên thông minh giàu nghị lực Phạm Quang Lễ đã thi đỗ đầu hai bằng Tú tài (Tú tài ta và Tú tài tây). Nhưng vì hoàn cành nghèo khó nên ông ở lại TP.Mỹ Tho xin làm thư ký để giúp được mẹ và chị. Trong khoảng thời gian ấy ông vẫn chăm chỉ tự học thêm Luật học. Hai năm sau (1935), được nhà báo Vương Quang Ngươu - người giúp ông nhận được học bổng Trường Chasseloup-Laubat trong một năm, tháng 9/1935 ông lên tàu thủy đi Pháp du học. Nhờ sự cần cù mà ông đã nhận được tới 3 bằng đại học một lúc.


    Từ năm 1963, người thanh niên này đã biết tới tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc, kể từ đó tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc đã định hướng về mặt chính trị cho người thanh niên Phạm Quang Lễ. Ông đã làm việc ở cả Pháp và Đức nhưng đến ngày 8/9/1946, Bác Hồ gọi Phạm Quang Lễ đến, cho biết là Hội nghị Phôngtenơblô đã không thành, rồi Bác đề nghị: “Bác về nước, chú về với Bác...” Ông đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước. Ngày 5/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mời kỹ sư Phạm Quang Lễ đến Bắc Bộ Phủ. Tại đây Người đã trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục quân giới và đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa.


    Từ những năm 1950 cho đến cuối đời, nhà khoa học Trần Đại Nghĩa được Đảng và Nhà nước tin tưởng và giao nhiều trọng trách quan trọng: Cục trưởng Cục quân giới, Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần rồi Phó chủ nhiệm Tổng cục kỹ thuật (Bộ quốc phòng)...Năm 1996, ông vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu chế tạo Bazoka, súng không giật..


    Ông mất vào 16 giờ 20 phút ngày 9 tháng 8 năm 1997, hưởng thọ 84 tuổi. Hiện nay có những con đường trường học hay con tàu mang tên ông. Đặc biệt ngày 24 tháng 11 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức khởi công xây dựng Khu lưu niệm Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa.

    Bác Hồ và Kỹ sư Trần Đại Nghĩa (phải), người được Bác đặt tên. – Ảnh tư liệu.
    Bác Hồ và Kỹ sư Trần Đại Nghĩa (phải), người được Bác đặt tên. – Ảnh tư liệu.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa tại một công binh xưởng sản xuất vũ khí  trong kháng chiến chống Pháp. – Ảnh tư liệu.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa tại một công binh xưởng sản xuất vũ khí trong kháng chiến chống Pháp. – Ảnh tư liệu.
  3. Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh ngày 09/02/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định).

    Từ năm 18 tuổi, ông đã tham gia vào phong trào yêu nước rồi gia nhập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Qua tìm hiểu "Đường Kách Mệnh" và các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, Mác-Lênin, từ một người yêu nước Trường Chinh đã trở thành một người cộng sản. Trong 10 năm đầu hoạt động Trường Chinh đã mang hết nghị lực, trí tuệ, nhiệt tình Cách mạng tham gia tuyên truyền tư tưởng, chủ trương của Đảng.


    Tại hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (1940) ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941) được bầu chính thức là Tổng bí thư của Đảng. Trước những khó khăn mà Đảng ta đang gặp phải đồng chí cùng Trung Ương Đảng đã có những quyết định quan trọng đưa Cách mạng tiến lên với những bước nhảy vọt. Mà đỉnh điểm là dự báo việc Nhật - Pháp đánh nhau và chỉ thị Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta". Cùng với lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc mà chỉ trong thời gian ngắn Cách mạng tháng Tám đã thành công


    Cống hiến đặc biệt quan trọng của đồng chí đã đi vào tiềm thức của nhân dân ta là Trường Chinh đã đặt nền móng cho công cuộc đổi mới năm 1986. Trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI, đồng chí đã nói "Đổi với nước ta, đổi mới là bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn". Trong suốt quá trình hoạt động Cách mạng Trường Chinh là học trò xuất sắc và là người bạn chiến đấu gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn soi sáng mọi hoạt động lí luận và thực tiễn của đồng chí Trường Chinh


    Không những là nhà lãnh đạo Cách mạng kiệt xuất mà còn là nhà lý luận, nhà văn hóa lớn. Ông đã để lại nhiều tác phẩm chính trị có giá trị: "Chống chủ nghĩa cải lương" (1935), "Chính sách mới của Đảng" (1941), "Kháng chiến nhất định thắng lợi" ...


    Ngày 30/09/1988, ông mất, thọ 81 tuổi.

    Đồng chí Trường Chinh - Người chiến sỹ cách mạng kiên cường trong Nhà tù Hỏa - Ảnh: Internet
    Đồng chí Trường Chinh - Người chiến sỹ cách mạng kiên cường trong Nhà tù Hỏa - Ảnh: Internet
    Đồng chí Trường Chinh
  4. Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh của anh là Nguyễn Vịnh sinh ngày 1-1-1914 trong một gia đình bần nông ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.

    Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Tại Hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào tháng 8/1945, ông được bác đặt tên cho là Nguyễn Chí Thanh. Từ đây cái tên này trở thành một phần lịch sử của quân đội ta, của Cách mạng Việt Nam.


    Nguyễn Chí Thanh là cán bộ lãnh đạo giỏi cả về chính trị lẫn quân sự và có tài năng về lí luận chính trị quân sự. Bở lẽ đó mà năm 1950 Thường vụ Trung ương Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp điều động đồng chí Nguyễn Chí Thanh về Trung ương để phụ trách công tác Tuyên huấn, Thanh vận và Đối ngoại. Ngày 1-7-1950, đồng chí Nguyễn Chí Thanh nhận nhiệm vụ Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị.

    Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng Đảng (1960), đại tướng Nguyễn Chí Thanh lại được bầu vào BCH Trung Ương, được cử vào Bộ chính trị và Ban bí thư. Năm 1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được giao nhiệm vụ phụ trách Ban nông nghiệp của Đảng.Trong chống Mỹ cứu nước, BCH TW Đảng lại điều đồng chí trở lại quân đội. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn là Uỷ viên Hội đồng quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.


    Đại tướng mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam.

    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Nhà lý luận chính trị-quân sự xuất sắc, vị tướng tài năng của quân đội - Ảnh: Internet
    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Nhà lý luận chính trị-quân sự xuất sắc, vị tướng tài năng của quân đội - Ảnh: Internet
    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  5. Đồng chí Hoàng Đình Giong, sinh ngày 01/6/1904, tại làng Nà Toàn, về sau chuyển sang Thôm hoáng, xã Hạ Hoàng (nay là phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng)


    Những năm 1925-1926, Hoàng Đình Giong theo học Trường Bách nghệ ở Hà Nội. Ngay từ đó ông đã tham gia nhiều cuộc đầu tranh của thanh niên trí thức. Sau khi bị bọn thực dân Pháp đuổi học, ông trở về quê hoạt động cách mạng và cùng một số đồng chí tổ chức tuyên truyền tư tưởng yêu nước tại một số huyện trong tỉnh. Năm 1927, đồng chí quyết định ra nước ngoài hoạt động. Năm 1928, đồng chí được kết nạp vào tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ nguyễn Ái Quốc sáng lập. Đặc biệt từ khi tham gia các lớp huấn luyện của tổ chức Hội tại Long châu (Trung Quốc) đã giúp Hoàng Đình Giong nâng tầm nhận thức từ thanh niên giàu lòng yêu nước thành chiến sĩ cộng sản.


    Tháng 12/1929, đồng chí được kết nạp vào Đảng và được bầu làm Bí thư Chi bộ Hải ngoại (Long Châu- Trung Quốc). Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Đình Giong, phong trào cách mạng ở Cao Bằng tiếp tục phát triển. Đồng chí đã chỉ đạo Đảng bộ Cao Bằng xuất bản tờ báo “Cờ đỏ” để tuyên truyền cách mạng, giác ngộ quần chúng. Trong những năm 1932-1935, đồng chí Hoàng Đình Giong đã có nhiều đóng góp trong việc chắp nối các mối liên lạc với các cơ sở Đảng ở Bắc kỳ. Tháng 3 năm 1935, Hoàng Đình Giong được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.


    Cách mạng tháng 8/1945 thành công, đồng chí được Bác Hồ đặt tên là Võ Văn Đức


    Tháng 3 năm 1947, trên đường ra Bắc để báo cáo tình hình, đến Ninh Thuận bị quân Pháp tập kích, ông đã hy sinh ngày 17 tháng 3 năm 1947.

    Toàn cảnh khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Đình Giong (Ảnh: Internet)
    Toàn cảnh khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Đình Giong (Ảnh: Internet)
    Đồng chí Hoàng Đình Giong
    Đồng chí Hoàng Đình Giong
  6. Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912 tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long; nay là xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.


    Lần đầu tiên được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1949, sau đó suốt thời gian từ năm 1956 đến năm 1967, đồng chí Phạm Hùng có may mắn được làm việc cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt cả cuộc đời làm cách mạng của mình, đồng chí luôn luôn ngưỡng mộ Bác Hồ, cố gắng học tập, rèn luyện, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người.


    Năm 16 tuổi, ông tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản đoàn. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Song, do sự phản đối của dư luận trong nước cũng như ở Pháp, Chính phủ Pháp đã giảm án xuống khổ sai chung thân và đưa ông ra Côn Đảo giam giữ. Sau 14 năm trong tù, năm 1945 ông được chính quyền cách mạng đưa tàu ra đón về và giữ chức Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ.


    Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam họp năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và công tác ở Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến hành chính miền Đông Nam Bộ. Năm 1956 ông vào Bộ Chính trị. Ông cũng là Bí thư Trung ương Đảng trong các năm 1958-1960. Từ năm 1955 đến năm 1958 ông được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1958, ông được cử làm Phó Thủ tướng và là một trong 4 Phó thủ tướng lúc bấy giờ. Sau đó, ông lại trở về Nam giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1967-1975) và là Chính ủy Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm Chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, ông được giữ chức vụ Phó Thủ tướng, từ năm 1981 đổi thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) thay cho Trần Quốc Hoàn từ 1981 đến 198


    Từ tháng 6 năm 1987, đồng chí Phạm Hùng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến khi mất.

    Đồng chí Phạm Hùng
    Đồng chí Phạm Hùng
    Đồng chí Phạm Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đồng chí Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham dự Lễ khánh thánh tuyến đường Nhà Bè – Duyên Hải, ngày 28 tháng 4 năm 1985 - Ảnh: Internet
    Đồng chí Phạm Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đồng chí Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham dự Lễ khánh thánh tuyến đường Nhà Bè – Duyên Hải, ngày 28 tháng 4 năm 1985 - Ảnh: Internet
  7. Phan Văn Hòa - (tên khai sinh của ông Võ Văn Kiệt), sinh ngày 23-11-1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long.


    Năm 1938, khi mới 16 tuổi, Phan Văn Hòa đã tham gia hoạt động cách mạng trong phong trào Thanh niên phản đế.Tháng 11-1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư chi bộ, Huyện ủy viên huyện Vũng Liêm và tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vĩnh Long. Từ năm 1973 đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông được phân công giữ nhiều chức vụ quan trọng khác như: Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên trong Đảng ủy đặc biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982. Từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 22 tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười)


    Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

    Đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng Thành phố Sài Gòn – Gia Định trao cờ truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho đồng chí Phạm Chánh Trực, Bí thư Thành Đoàn Thành phố trong ngày ra quân của Lực lượng Thanh niên Xung phong tại Sân vận động Thống Nhất, ngày 28 tháng 3 năm 1976 - Ảnh: Tư liệu
    Đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng Thành phố Sài Gòn – Gia Định trao cờ truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho đồng chí Phạm Chánh Trực, Bí thư Thành Đoàn Thành phố trong ngày ra quân của Lực lượng Thanh niên Xung phong tại Sân vận động Thống Nhất, ngày 28 tháng 3 năm 1976 - Ảnh: Tư liệu
    Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt - Ảnh: Internet
    Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt - Ảnh: Internet
  8. Sinh ngày 1-3-1906, tại làng quê xã Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Trong những năm 1925-1926, ông đã tham gia phong trào bãi khóa, đấu tranh đòi thực dân Pháp ân xá cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh.


    Năm 1926, đồng chí tham dự lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tổ chức, giảng dạy và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ngày 29-7-1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù và đày đi Côn Đảo. Sau khi được trả tự do vào năm 1936, Phạm Văn Đồng ra Hà Nội hoạt động công khai trên mặt trận báo chí cách mạng của Đảng. Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung. Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

    Trong những năm hoạt động cách mạng, đặc biệt là từ sau năm 1945 đến năm 1987, đồng chí được phân công giữ nhiều cương vị lãnh đạo cao cấp, nhiều trọng trách trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, như: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng….

    Là một trong những cán bộ tiền bối, được Bác Hồ trực tiếp giáo dục và rèn luyện, Phạm Văn Đồng đã trở thành người học trò xuất sắc, một cộng sự gần gũi và thân thiết của Bác. Đồng chí đã thể hiện những phẩm chất cao quý của một người cộng sản trung kiên, mẫu mực.

    Khi cùng ở với Bác Hồ và cả sau khi Bác mất, ông luôn giữ nếp sống rất đơn giản, trong cuộc sống, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng coi nhau như anh em, Bác gọi ông là chú Tô. Giản dị, thanh bạch là những điều đồng chí học được ở Bác Hồ nhiều nhất.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1965 - Ảnh: Romano Cagnoni
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1965 - Ảnh: Romano Cagnoni
    Từ phải sang: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Việt Bắc. Ảnh Tư liệu
    Từ phải sang: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Việt Bắc. Ảnh Tư liệu
  9. Đồng chí Trần Phú sinh ngày 01/5/1904, tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một vùng đất “địa linh nhân kiệt".


    Năm 1925 ông cùng một số bạn bè trẻ tuổi như Lê Văn Huân, Trần Đình Thanh, Ngô Đức Diễn, Tôn Quang Phiệt... thành lập Hội Phục Việt, sau đổi là Hội Hưng Nam, rồi lại đổi ra Việt Nam Cách mạng Đảng. Cuối năm 1926, đồng chí được Hội Hưng Nam cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tại đây, đồng chí đã gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tham gia vào lớp huấn luyện cán bộ do Người trực tiếp giảng dạy. Ông được kết nạp Đảng, và được cử về nước hoạt động. Tháng 12 năm 1926, ông về đến Vinh, tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đảng theo đường lối và tổ chức của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội.


    Năm 1927, đồng chí được cử sang thành phố Mátxcơva (Liên Xô) học tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Tháng 7/1930, đồng chí được cử bổ sung vào Ban Chấp uỷ lâm thời của Đảng, đồng thời được giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị, chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất.


    Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư của Đảng.

    Đồng chí Trần Phú hi sinh khi mới 27 tuổi.
    Đồng chí Trần Phú hi sinh khi mới 27 tuổi.
    Đồng chí Trần Phú hi sinh khi mới 27 tuổi.
    Đồng chí Trần Phú hi sinh khi mới 27 tuổi.
  10. Lê Duẩn sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907. Tham gia Hội Thanh niên cách mạng năm 1928 và năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ.


    Ngày 20 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù, bị giam ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La và Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Trung Kỳ. Năm 1937, làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6. Năm 1940, bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ 2. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền.


    Chiến trường Nam bộ ngày ấy vừa xa xôi vừa phức tạp, để có một sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, phải cần một người am hiểu cả địa thế lẫn lòng dân. Vì vậy năm 1957, Hồ Chủ tịch đã gọi ông ra Hà Nội gấp và nhanh nhất có thể để trực tiếp giúp điều hành công việc chung của Đảng. Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.


    Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Tổng Bí thư). Kể từ năm 1967, theo một số nhận định ông Duẩn trở thành người có quyền lực cao nhất trong Bộ Chính trị.

    Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Lê Duẩn là người đọc điếu văn tang lễ, ông đã nấc nghẹn nhiều lần khi đọc lời truy điệu “…Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta…”. Đây là lần duy nhất người ta thấy ông khóc trong các bộ phim tài liệu.


    Tại các Đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và lần thứ V (3/1982), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. Ông có những đóng góp vô cùng lớn lao đối với Cách mạng nước ta: Trước vấn đề căng thẳng với Trung Quốc, Giải quyết vấn đề Hoa Kiều, Chiến tranh biên giới, Tình hình kinh tế 1975-1985.

    Chân dung đồng chí Lê Duẩn - Ảnh: Internet
    Chân dung đồng chí Lê Duẩn - Ảnh: Internet
    Từ trái qua phải: Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng bí thư Trường Chinh, Tổng bí thư Lê Duẩn. Ảnh tư liệu
    Từ trái qua phải: Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng bí thư Trường Chinh, Tổng bí thư Lê Duẩn. Ảnh tư liệu
  11. Đồng chí Đỗ Mười là người mà cả cuộc đời đã "tận trung với nước, tận hiếu với dân", toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng. Trong lao tù đế quốc Pháp trước cách mạng năm 1945, đồng chí đã kiên trung bất khuất, vượt nhà tù Hoả Lò để về tiếp tục hoạt động cách mạng.


    Đồng chí được Đảng phân công hoạt động từ các cơ sở, làm Bí thư nhiều tỉnh, thành phố và Khu Tả Ngạn, làm Bộ trưởng nhiều bộ quan trọng, rồi làm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiều năm, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi đồng chí Phạm Hùng qua đời năm 1988, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, và nửa nhiệm kỳ khóa VIII, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến khi nghỉ công tác ở tuổi 84, đồng chí vẫn luôn học tập, làm việc, đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Làm nhiệm vụ gì đồng chí cũng hoàn thành và có nhiều cống hiến xuất sắc cho cách mạng.


    Tuy là người không học cao theo hệ chính quy, nhưng đồng chí rất ham học tập qua thực tiễn, qua đọc sách, nghiên cứu. Hiếm có đồng chí lãnh đạo nào chịu khó nghiên cứu để tự nâng trình độ hiểu biết về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội như đồng chí. Chính vì vậy, đồng chí hiểu biết toàn diện, sâu sắc nhiều vấn đề cả trong và ngoài nước.


    Vài thập kỷ qua, đồng chí Đỗ Mười không chỉ là người lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng trong lãnh đạo, chỉ đạo tầm vĩ mô, vi mô để cùng Đảng ta đưa đất nước phát triển nhanh, vững chắc theo Cương lĩnh chính trị năm 1991 của Đảng, tránh được sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa như Đông Âu, Liên Xô, mà đồng chí còn là tấm gương sáng về tinh thần học tập suốt đời, về lối sống cần kiệm, giản dị, liêm khiết, về ý thức tổ chức nghiêm minh và suốt đời phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.


    Đồng chí Đỗ Mười đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

    Bác Hồ với các đại biểu dự hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 16, khóa II. (Đồng chí Đỗ Mười đứng thứ nhất, từ trái sang).
    Bác Hồ với các đại biểu dự hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 16, khóa II. (Đồng chí Đỗ Mười đứng thứ nhất, từ trái sang).
    Đồng chí Đỗ Mười từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam
    Đồng chí Đỗ Mười từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam
  12. Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Trân có nhiều kỷ niệm gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí đã trở thành chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, một học trò ưu tú của Người.


    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Bác Hồ trở về Hà Nội lo tổ chức chính quyền và chuẩn bị bầu Quốc hội. Chính phủ được thành lập, nhưng mâu thuẫn giữa Việt Minh với Quốc dân Đảng và Cách mạng Đồng minh hội (hai tổ chức đi theo quân Tưởng về Việt Nam năm 1945) tại một số địa phương là vấn đề cần giải quyết. Người chủ trương lập Ủy ban Điều giải để tới các địa phương dàn xếp. Ủy ban gồm 3 thành viên: 1 đại biểu Chính phủ, 1 đại biểu Quốc dân Đảng và 1 đại biểu Việt Minh. Đồng chí Nguyễn Văn Trân là đại biểu Việt Minh.Khi giao nhiệm vụ cho đồng chí, Bác Hồ căn dặn: “...Tình thế lúc này khó khăn..., quân đội Tưởng có âm mưu diệt cộng sản, phá bỏ chính quyền cách mạng để lập ra một chính quyền tay sai của chúng. Thế giặc còn mạnh, ta phải tạm thời hòa hoãn. Vấn đề cốt yếu là tổ chức lực lượng quần chúng cách mạng vững chắc. Đến nơi nào dàn xếp phải chú ý tác động vào những người bị chúng lừa dối hoặc ép buộc phải theo chúng, phải khéo động viên thức tỉnh lòng yêu nước chống ngoại xâm của họ. Cần phải thuyết phục cán bộ ta, lúc này hòa hoãn là cần thiết”.Thực hiện chỉ đạo của Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Văn Trân và Ủy ban Điều giải đã đến nhiều địa phương, như: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...; thuyết phục được lực lượng vũ trang của Quốc dân Đảng tình nguyện lên đường “Nam tiến để cùng miền Nam chống Pháp”.


    Không chỉ gắn bó sâu sắc, có nhiều kỷ niệm với Bác Hồ, nhìn lại hơn 100 năm tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Trân đã dành trọn cuộc đời để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trở thành một hình mẫu của người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo ưu tú của Đảng, có đạo đức cách mạng sáng ngời.Trong hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đảm nhiệm nhiều vai trò, vị trí, nhưng ở cương vị nào, đồng chí Nguyễn Văn Trân cũng nêu cao tấm gương đạo đức trong sáng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; thực hành tác phong làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân; luôn được cán bộ, quân và dân yêu quý, kính trọng. Những năm gần đây, dù tuổi cao, đồng chí vẫn nỗ lực đóng góp vì sự phát triển của Thủ đô và đất nước; miệt mài nghiên cứu và gửi gắm nhiều ý kiến xác đáng cho thành phố xây dựng các chủ trương, quyết sách quan trọng.


    Đồng chí Nguyễn Văn Trân đã ra đi, nhưng tấm gương đạo đức và những cống hiến của đồng chí mãi mãi được ghi nhận, in đậm trong những trang lịch sử hào hùng của Thủ đô và đất nước.

    Đồng chí Nguyễn Văn Trân (áo đen) thăm nơi sơ tán của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tại tỉnh Lạng Sơn năm 1966. Ảnh tư liệu
    Đồng chí Nguyễn Văn Trân (áo đen) thăm nơi sơ tán của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tại tỉnh Lạng Sơn năm 1966. Ảnh tư liệu
    Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải thăm nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Trân. Ảnh: Nhật Nam
    Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải thăm nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Trân. Ảnh: Nhật Nam
  13. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (sinh ngày14 tháng 4 năm 1944 – mất ngày 19 tháng 7 năm 2024) từng đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011 cho đến khi qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2024.


    Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1967. Sau đó, Ông gia nhập Ủy ban Trung ương của Đảng vào năm 1994 (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII.), Bộ Chính trị năm 1997 (Ủy viên Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị khoá VIII) và Quốc hội vào năm 2002 (Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV). Từ năm 2000 đến năm 2006, Ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội.


    Kể từ tháng 1/2011-đến nay ông giữ chức: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, Bí thư Quân ủy Trung ương. Từ tháng 2/2013 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Đây cũng là cương vị Ông dành gần nửa đời người để cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất, sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Song song với đố, từ tháng 8/2016-đến nay, đồng chí tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.

    Đặc biệt, tháng 10/2018 : Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XIV, Ông được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.


    Suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình, Cố Tổng Bí thư đã nhận được sự yêu mến của toàn thể đồng bào Việt Nam, nhiều giải thưởng cao quý, được khen thưởng các Cấp như: Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương Vì sự nghiệp báo chí, Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tạp chí Lý luận của Đảng,... Gần nhất, sáng 18/7/2024 Bộ Chính trị quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vì có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc.


    Cố Tổng Bí thư là người học xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương suốt đời cống hiến cho đất nước, cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì nước quên thân, vì dân phục vụ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ông từng rằng:

    "Nếu là hoa, hãy là hoa hướng dương
    Nếu là đá, hãy là đá kim cương
    Nếu là chim, hãy là chim bồ câu trắng
    Là người, hãy là người Cộng sản"


    Cố Tổng Bí thư đã làm việc cả đời vì một lời thề "suốt thời trung thành" với Tổ quốc Việt Nam, sự giản dị của Ông thực sự đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người Việt yêu nước, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Vì đời người chỉ sống một lần, đừng sống hoài, sống phí, hãy sống sao để không phải hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay ta tự hào rằng đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp của đất nước."


    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương nhiệt huyết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; đất nước phát triển, phồn vinh; nhân dân ta ai cũng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Gần 15 năm của 3 nhiệm kỳ là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng tập thể lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tập hợp dưới một ngọn cờ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín trên trường quốc tế như hôm nay.

    Lời dặn của Tổng Bí thư cho thế hệ sau: "Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!"

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp
    Tóm tắt: Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tóm tắt: Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy