Tranh em bé ôm tôm, ôm cá
Tranh em bé ôm tôm, ôm cá dân gian Đông Hồ Thể hiện niềm vui trong năm mới được ôm một chú cá chép đẫy đà. Hình tượng Cá trong văn hóa dân gian Việt Nam tượng trưng cho cái chữ, cho việc học và thăng tiến trong sự nghiệp.
Đầu tiên là tranh em bé ôm tôm, ôm cá dân gian Đông Hồ, miêu tả một em bé mũm mĩm khôi ngô đang ôm tôm. Tôm là hình tượng xuất hiện trong hội họa thời xưa nhưng rất hiếm. Bởi vì vẽ Tôm không hề đơn giản, nhưng vẫn có những họa sỹ cực kỳ thích vẽ tôm. Hình ảnh tôm gần gũi với cuộc sống của người dân và trở thành những món ăn giàu chất dinh dưỡng trong đời sống. Nhưng tôm xuất hiện trong bức tranh cậu bé ôm tôm của dòng tranh đông hồ còn mang ý nghĩa riêng của nó. Ví như đặc điểm của loài tôm là sống ở dưới nước di chuyển trong nước bằng cách khua chân dưới nước. Tôm lại có thể bò bằng chân khi ở trên cạn, nhiều khi còn bơi ngược bằng cách gập người để nhảy xa hơn. Đây là những đặc điểm ẩn dụ cho tính cách của con người, có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh và có những điểm riêng vượt trội hơn để nổi bật, năng động để tiến tới thành công.
Tranh Đông Hồ: Em bé gái ôm cá cũng thuộc dòng tranh Đông Hồ chúc tụng. Thể hiện niềm vui trong năm mới được ôm một chú cá chép đẫy đà. Hình tượng Cá trong văn hóa dân gian Việt Nam tượng trưng cho cái chữ, cho việc học và thăng tiến trong sự nghiệp.