Top 13 Trò chơi vận động ngoài trời theo chủ đề cho trẻ mầm non hay nhất

Phương Trinh 196205 0 Báo lỗi

Như chúng ta cũng đã biết, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất. Đặc biệt, các trẻ ở lứa tuổi mầm ... xem thêm...

  1. Top 1

    Trò chơi vận động ngoài trời: theo chủ đề thực vật

    1. Trò chơi vận động: Lá và gió


    Chuẩn bị:

    • Cô giới thiệu tên trò chơi: Cô cho trẻ nhắc lại tên trò chơi
    • Cô phổ biến luật chơi và cách chơi


    Luật chơi: Gió thổi thì lá bay, gió ngừng thổi thì lá dừng lại. Nếu ai làm đúng sẽ được cô khen, nếu làm sai thì phải nhảy lò cò


      Cách chơi:

      • Cô đóng vai làm gió, các cháu làm những chiếc lá rụng trên sân. Khi gió thổi mạnh vù vù thì tất cả những chiếc lá trên sân bay nhanh theo chiều gió. Khi gió thổi nhẹ thì bay chậm , gió ngừng thì lá dừng hẳn lại
      • Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô cùng chơi với trẻ.
      • Nhắc trẻ không chen lấn xô đẩy nhau.


      2. Trò chơi trồng cây gieo hạt

      Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:
      “Gieo hạt Mùi hương

      Nảy mầm Thơm ngát

      Một cây Một quả

      Hai cây Hai quả

      Một nụ Gió thổi

      Hai nụ Cây rụng

      Một hoa Lá rụng

      Hai hoa Nhiều lá….”

      Cách chơi:
      Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.

      • Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
      • Nảy mầm: Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
      • Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
      • Hai cây: Yêu cầu giơ cao tay phải lên
      • Một nụ: Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
      • Hai nụ: Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
      • Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
      • Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay
      • Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa
      • Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
      • Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
      • Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
      • Cây rung: Nghiêng người sang phải
      • Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống
      • Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A.

      (Theo sách 100 trò chơi Mẫu giáo - NXB Trẻ)

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Trò chơi trồng cây gieo hạt
      Trò chơi trồng cây gieo hạt

    • Top 2

      Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề giao thông

      1. Trò chơi Ô tô và chim sẻ

      Luật chơi:

      • Khi nghe thấy tiếng còi kêu: "bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.

      Cách chơi:

      • Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.
      • Giáo viên hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.
      • Giáo viên hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ".
      • Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.
      • Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến.
      • Chim sẻ (trẻ chơi) phải nhanh chân bay (chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường (ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô).
      • Kho "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.
      • Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô".

      Chú ý: Để trẻ không bị luống cuống khi né tránh, giáo viên hướng dẫn cần phải kêu "bim bim" cho to và chạy chầm chậm khi đến gần bên trẻ.Giáo viên hướng dẫn cần phải nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau trong khi chơi.Để cho trò chơi vui nhộn, khi trẻ nhảy khoảng 30 giây thì ô tô nên xuất hiện và kêu "bim bim".


      2. Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ (trò chơi làm theo tín hiệu đèn)
      Chuẩn bị:

      • Ba thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng. Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.

      Luật chơi:

      • Trẻ phải mô phỏng đúng động tác của các phương tiện giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.

      Cách chơi

        • Cô nói: "Ô tô xuất phát", trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu "Bim bim ..." và chạy chậm.
        • Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.
        • Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
        • Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng ngừoi làm máy bay bay, mỉệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh.
        • Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay.
        • Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại.
        • Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.
        • Cô nói tiếp: "Thuyền ra khơi", trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền.
        • Cô nói "Thuyền về bến", đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy.
        • Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.
        • Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.
        • Khi trẻ đã nắm được cách chơi, cho trẻ tự điều khiển trò chơi.

        3. Trò chơi Thuyền vào bến
        Luật chơi:

        • Tìm bến có màu giống thuyền của mình. Thuyền phải vào đúng bến khi có hiệu lệnh.

        Chuẩn bị:

        • Để trẻ quen với màu sắc, giáo viên cần chuẩn bị:
        • Gấp cho mỗi trẻ 1 chiếc thuyền với các màu sắc khác nhau.
        • Làm cờ hoặc chấm tròn (có các màu giống với thuyền) và quy định đó là bến.
        • Trò chơi có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong phòng rộng.

        Giáo viên hướng dẫn giải thích cách chơi:

        • “Mỗi bé cầm một chiếc thuyền để ra khơi đánh cá, nghĩa là các bé đi dạo trong sân chơi.Các bé làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác thuyền vượt sóng. Khi nghe hiệu lệnh : “Trời sắp có bão to” thì các bé nhanh chóng đem thuyền về bến. Thuyền nào có màu nào thì tìm về bến có màu cờ ấy. Ai tìm về bến khác màu là thua cuộc”

        Chú ý: Để trò chơi bớt nhàm chán và để trẻ tập nhận biết nhiều màu khác nhau,giáo viên hướng dẫn nên đổi chỗ các bến và các bé đổi thuyền cho nhau. Nhiều thuyền có thể ở chung 1 bến. Vì vậy các bé có thuyền cùng màu sẽ tìm về 1 bến giống nhau. Như thế các bến phả cách nhau 1 khoảng vừa đủ cho các bé đứng chung quanh.


        (Theo sách 100 trò chơi Mẫu giáo - NXB Trẻ)

            Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
            Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
            Tín hiệu đèn giao thông
          1. Top 3

            Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề chú bộ đội

            1. Trò chơi Chống Xuồng Vận Tải Đạn Qua Sông

            Chuẩn bị:

            • Mỗi tổ có 2 cái ghế đặt trước vạch xuất phát.
            • Một số bong bóng chưa thổi và dây thun để ở đó.
            • Cách khoảng 5m có một cái giỏ cho mỗi tổ.

            Cách chơi:

            • Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát.
            • Người đầu tiên mỗi tổ thổi một cái bong bóng và cột lại ngậm vào miệng rồi dùng một cái ghế leo lên và truyền ghế kia tới trước, bước qua đi như thế cho tới phía sau cái giỏ. Vẫn đứng tư thế trên ghế khom người xuống nhả bong bóng vào giỏ và vòng trở về.
            • Người thứ 2 tiếp tục như thế. Trong vòng khoảng 4 phút, tổ nào được nhiều bong bóng vào giỏ là thắng.

            Lưu ý: Khi đi trên ghế chân không được chạm đất. Nếu té ngã thì phải xach ghế chạy về để em khác tiếp tục. Còn nếu trên đường trở về mà chạm đất hoặc té ngã cứ đứng lên tiếp tục. Bóng nhả ngoài giỏ không tính. Kích cỡ bong bóng thổi to như nhau.


            2. Trò chơi Bộ đội hành quân
            Chuẩn bị:

            • Chơi ngoài sân trường (có chỗ để trẻ chạy).
            • Cầu tuột có sẵng trong sân trường.
            • Vòng chui cao 50 cm (3 – 5 cái dùng để làm “hầm”) hoặc dùng thùng phi đường kính 50 cm thay vòng chui.
            • Cách chơi:
            • Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm 3 – 5 trẻ).
            • Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát.
            • Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ bò chui qua “hầm” (vòng chui) leo “đồi” (cầu tuột) chạy, nhảy qua “chiến hào” chạy về vạch xuất phát.
            • Xếp cuối hàng chờ đến lượt sau.

            Yêu cầu:

            • Khi trẻ số 1 bò hết đường “hầm”, thì trẻ số 2 bắt đầu bò. Khi trẻ số 1 leo “đồi” thì trẻ số 3 bắt đầu bò vào đường “hầm”.
            • Do cầu tuột đặt cách nhau, ở khắp sân, cô cho trẻ chạy đến bất cứ cầu tuột nào, nếu cầu tuột ở sau “chiến hào” thì cho trẻ nhảy qua “chiến hào” rồi mới chạy đến cầu tuột.
            • Sân trường có bao nhiêu cầu tuột thì cho từng đó cháu chạy cùng lúc. Cô làm số “hầm” = số cầu tuột.
            Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
            Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
            Bé và chú bộ đội
            Bé và chú bộ đội
          2. Top 4

            Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề động vật

            1. Trò chơi Mèo đuổi chuột

            Chuẩn bị:

            • Cho trẻ đứng thành vòng tròn nhắc lại cách chơi, luật chơi.

            Luật chơi:

            • Nếu bạn mèo bắt được chuột thì chuột phải nhảy lò cò, nếu không bắt được bạn mèo phải nhảy lò cò

            Cách chơi:

            • Một bạn làm mèo đuổi bắt bạn làm chuột các bạn còn lại đứng thành vòng tròn và đọc đồng dao mèo đuổi chuột. Cho trẻ chơi 3 – 4 lượt


              2. Trò chơi Cáo và thỏ
              Luật chơi:

              • Mỗi chú thỏ (1 bạn chơi) có một cái hang (1 bạn chơi khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.

              Cách chơi: Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:

                "Trên bãi cỏ
                Chú thỏ con
                Tìm rau ăn
                Rất vui vẻ
                Thỏ nhớ nhé
                Có cáo gian
                Đang rình đấy
                Thỏ nhớ nhé
                Chạy cho nhanh
                Kẻo cáo gian
                Tha đi mất."


                Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau.

                  Lưu ý: Thời gian cáo xuất hiện luôn thay đổi (có khi mới đọc được nửa bài hoặc mấy câu) để trẻ tập phản xạ nhanh.

                  Trẻ mầm non
                  Trẻ mầm non
                  Trò chơi Mèo đuổi chuột
                • Top 5

                  Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề gia đình

                  Trò chơi Về Đúng Nhà Mình
                  Chuẩn bị:

                  • Vẽ trên sân 2 khu vục tượng trưng cho hai ngôi nhà.

                  Cách chơi

                  • Chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
                  • Cô cho trẻ biết có hai ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà dành cho tất cả những ai có chung một dấu hiệu nào đó (Ví dụ: một nhà cho những ai mặc áo cộc tay, một nhà cho những ai mặc áo dài tay). Khi cô nói: "Trời mưa" kèm theo hiệu lệnh lắc xắc xô, ai cũng mau chóng về đúng nhà của mình. Ai về nhầm nhà là thua cuộc. Sau đó cô đi đến từng nhà hỏi trẻ vì sao đứng ở nhà này (hoặc ngôi nhà này dành cho ai).

                  Trò chơi có thể tiếp tục với các dấu hiệu khác như:

                  • Các bạn trai (bạn gái).
                  • Các bạn mặc áo hoa (không mặc áo hoa).
                  • Các bạn đi dép (đi giày).
                  • Các bạn quàng khăn (không quàng khăn ...).
                  • Về sau cô khuyến khích trẻ tự chọn đặc điểm để chia trẻ thành 2 nhóm.
                  Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                  Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                  Trò chơi Về Đúng Nhà Mình
                • Top 6

                  Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề hiện tượng thiên nhiên

                  Trò chơi trời mưa

                  Chuẩn bị:

                  • Một cái trống lắc
                  • Dùng thẻ bài đánh dấu ở các vị trí nhất định trong lớp, qui ước đó là "gốc cây". Số "gốc cây" ít hơn số trẻ.

                  Luật chơi:

                  • Khi có hiệu lệnh "Trời mưa" thì mỗi trẻ phải trốn vào một gốc cây. Ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài 1 lần chơi.

                  Cách chơi:

                  • Trẻ đi tự do, vừa đi vừa hát bài "Trời nắng trời mưa" hoặc 1 bài hát bất kì. Khi cô ra hiệu lệnh "Trời mưa" và gõ trống lắc dồn dập thì trẻ phải nhanh chóng tìm cho mình 1 "gốc cây" để trú mưa. Ai chạy châm không tìm được chỗ tránh mưa thì sẽ bị ướt và phải ra ngoài 1 một lần chơi.
                  Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                  Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                  Trò chơi trời mưa
                • Top 7

                  Trò chơi vận động ngoài trời: Chủ đề Ngày và Đêm

                  Trò chơi Trồi tối - Trời sáng
                  Luật chơi:

                  • "Trời tối'', “trời sáng” là câu lệnh của người hướng dẫn để trẻ làm động tác ngủ hoặc thức dậy.
                  • Tất cả nhắm mắt, ngồi xuống và ngả đầu sang 1 bên làm động tác ngủ.


                  Cách chơi:

                  • Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi. Hai bàn tay trẻ giơ sang ngang, làm động tác nghiêng bên này rồi ngả sang bên kia, vừa vẫy tay vừ kêu “chip, chip”
                  • Khi nghe cô hướng dẫn ra lệnh “trời tối” trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ.
                  • Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây.
                  • Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum 2 bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng gà trống gáy : ‘Ò ó o o ….”
                  • Trò chơi tiếp tục: Cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi. 2 tay trẻ chống nạnh, chân nhún xuống, vừa đi vưa nghiêng đầu qua bên này rồi ngả dấu sang bên kia, vừa đi vừa kêu “meo, meo”
                  • Khi nghe cô ra lệnh trời tối, trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu, áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây.
                  • Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum hai bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng mèo con kêu: ''meo, meo,…meo…”
                  • Giáo viên hướng dẫn sáng tác thêm động tác của những con vật khác cho trẻ bắt chước. Với những động tác vươn vai, giơ tay, đứng lên, ngồi xuống sẽ giúp trẻ vận động tốt và cảm thấy vui khi bắt chước kiểu đi và tiếng kêu của những con vật quen thuộc.
                  Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                  Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                  Trò chơi Trồi tối - Trời sáng
                • Top 8

                  Trò chơi vận động: chủ đề nghề nghiệp

                  Trò chơi vận động “Cùng giúp chú công nhân”


                  Chuẩn bị:

                  • Nhạc
                  • Gạch cho trẻ chơi

                  Luật chơi:

                  • Cô giáo tạo tình huống: “một bạn đóng vai chú công nhân xây dựng đến nhờ cả lớp chuyển giúp gạch đến chỗ chú làm”- Lớp mình ơi! Chúng ta cùng giúp chú công nhân xây dựng nha các con!
                  • Bắt đầu trò chơi: Trên đây cô có 2 rổ gạch, cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội có số bạn bằng nhau để chúng ta cùng nhau giúp chú công nhân nha!
                  • Luật chơi: các con phải chuyền lần lượt từng bạn, nếu viện gạch nào bị rớt sẽ không được tính.

                    Cách chơi:

                    • khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì các con lần lượt chuyển gạch từ bạn đầu tiên tới bạn cuối cùng thì con bỏ gạch vào rổ, cứ chuyền lần lượt tới khi hết thời gian là một bài hát. Đội nào chuyển được nhiều gạch hơn sẽ là đội chiến thắng.
                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                    Hình minh họa
                    Hình minh họa
                  • Top 9

                    Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề âm nhạc

                    Trò chơi khiêu vũ với bóng


                    Cách chơi:

                    • 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng
                    • Cô giáo ghép nhạc bài có nhạc chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh... yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi.
                    • Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại.

                    Trò chơi này luyện tai nghe nhạc cho trẻ, phát triển khả năng vận động và còn rèn cho trẻ khả năng phối hợp với bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ nữa.


                    Lưu ý: Với trò này, cả lớp sẽ cùng khiêu vũ, nếu lớp lẻ học sinh thì cô mời bạn đấy lên làm trọng tài cùng cô và thay bạn chơi ở lần 2.

                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                    Trò chơi khiêu vũ với bóng
                  • Top 10

                    Trò chơi vận động ngoài trời: chủ đề bản thân

                    Cách chơi: làm theo lời bài hát "ồ sao bé không lắc"

                    • "Đưa tay ra này, nắm lấy cái tai này, lắc lư cái đầu này, lắc lư cái đầu này, ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc"
                    • Trò chơi này cho trẻ đứng thành vòng tròn cho trẻ đọc bóng tròn to, tròn....tròn.....tròn to.
                    • Trẻ đứng thành vòng rộng sau đó chơi trò chơi. Đến câu ôh! Sao bé không lắc hai trẻ quay mặt vào nhau một tay chống hông, một tay chỉ vào bạn....
                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
                    Trò chơi nhà trẻ Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC
                  • Top 11

                    Chuyền bóng

                    Vận động ngoài trời: Chuyền bóng


                    Luật chơi:

                    • Trẻ nào làm rơi bóng thì phải ra ngoài một lần chơi.


                    Cách chơi:

                    • Cô giáo chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng rồi cho trẻ đứng thành vòng tròn. (Nếu lớp đông thì cô có thể chia thành nhiều vòng tròn).
                    • Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi cô giáo hô "bắt đầu" thì trẻ nào cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:
                      ''Không có cánhMà bóng biết bayKhông có chânMà bóng biết chạyNhanh nhanh bạn ơiNhanh nhanh bạn ơiXem ai tài, ai khéoCùng thi đua nào.''
                    • Khi trẻ đã chơi thành thạo thì cô giáo có thể chia làm 2 hoặc 3 nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.
                      Vận động ngoài trời: Chuyền bóng
                      Vận động ngoài trời: Chuyền bóng
                      Vận động ngoài trời: Chuyền bóng
                    • Top 12

                      Chi chi chành chành

                      Hoạt động ngoài trời: Chi chi chành chành


                      Đặc điểm trò chơi: Luyện tập sự nhanh nhẹn, phản xạ cho trẻ, không đòi hỏi phải có sân chơi.

                        Cách chơi: Cho một trẻ đứng xòe bàn tay ra, các trẻ còn lại giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó rồi đọc nhanh:

                          "Chi chi chành chành

                          Cái đanh thổi lửa

                          Con ngựa chết trương

                          Ba vương ngũ đế

                          Chấp dế đi tìm

                          Ù à ù ập."


                          Đến chữ "ập" thì trẻ nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, trẻ nào rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho các bạn khác chơi.

                            Chi chi chành chành
                            Chi chi chành chành
                            Chi chi chành chành
                            Chi chi chành chành
                          • Top 13

                            Trờ chơi Tàu hỏa

                            Luật chơi:

                            • Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô. Trẻ nào không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng.


                            Cách chơi:

                            • Cô giáo vạch 2 đường thẳng song song với nhau hay sử dụng hàng gạch lót nền làm vạch.
                            • Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song (hoặc có thể đi theo hàng gạch lót nền).
                            • Khi cô giáo giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: "xình, xịch".
                            • Khi cô giáo nói: "Tàu lên dốc" thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: "tu tu"
                            • Khi cô giáo nói: "Tàu xuống dốc" thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: "tu tu".


                            Chú ý:

                            • Để trò chơi được vui hơn, cô giáo nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh.
                            • Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu lên dốc) thì đừng cô đừng ra hiệu lệnh ngay "tàu xuống dốc".
                            • Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi sẽ mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ bị lộn xộn. Vậy nên, nhịp độ ra hiệu lệnh lúc nhanh lúc chậm là ở nơi điều khiển của giáo viên.
                            • Trẻ chơi thành thạo cô mời một bé nào đó làm người quản trò.
                            Trờ chơi Tàu hỏa
                            Trờ chơi Tàu hỏa
                            Trờ chơi Tàu hỏa




                          Công Ty cổ Phần Toplist
                          Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
                          Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
                          Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
                          Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
                          Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy