Truyện ngắn Đời thừa
Đời thừa được xem như một đường may tinh tế trên dải lụa của nền văn học nước nhà trong những năm trước Cách mạng Tháng Tám, tác phẩm là một khúc bi ca đẫm lệ về số phận bất hạnh của người tri thức trong xã hội cũ. Tác phẩm được nhà văn sáng tác năm 1943. Truyện kể về một nhà văn nghèo tên Hộ. Qua việc kể về cuộc đời nhân vật Hộ, nhà văn đã thể hiện tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản, nguyên nhân của tấn bi kịch ấy là gánh nặng cơm áo.
Bằng giọng văn sắc sảo mà chua chát, Nam Cao đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật Hộ dù bị nghèo đói dồn ép đến cùng đường nhưng không bao giờ đánh mất đi lương tri và lý tưởng của mình. Hộ đồng thời rơi vào hai tấn bi kịch đó là bi kịch của người nghệ sĩ phải đang tâm chà đạp lên nguyên tắc sáng tạo của nghệ thuật chân chính, bi kịch của người cha người chồng phải chà đạp lên nguyên tắc tình thương do chính mình đề ra. Qua bi kịch của nhân vật Hộ, Nam Cao thể hiện một tư tưởng nhân văn đẹp đẽ: tố cáo hiện thực, lên án sự tha hoá, cảm thông với những con người bất hạnh và khẳng định những những quan điểm nghệ thuật chân chính.
Link bán hàng: https://shopee.vn/Sách-Tập-Truyện-Ngắn-Đời-Thừa-(Nam-Cao)-(TB)-i.78562968.7117936655?sp_atk=