Top 7 Tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nam Cao

The End 96661 2 Báo lỗi

Hẳn số ai trong số chúng ta cũng đã một lần đọc những tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực lớn trước Cách mạng Tháng 8 và ... xem thêm...

  1. Tiểu thuyết Sống mòn được sáng tác năm 1944, đây là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao, đề cập đến một vấn đề nhức nhối của người tri thức trong xã hội cũ, những văn nghệ sĩ giàu khao khát, giàu lí tưởng nhưng cuộc sống vẫn cứ lụi dần, tàn dần vì cuộc sống túng bấn của mình. Nhưng kiếp “sống mòn” của giáo Thứ không chỉ là bi kịch của trí thức cách đây hơn nửa thế kỉ mà nó còn là sự day dứt của những con người không chấp nhận một cuộc đời bé mọn, vô nghĩa, phải sống “với đầy đủ giá trị của sự sống”.

    Bởi vốn dĩ họ cũng là những người nông dân hiền lành, chất phác đi theo con đường nghệ thuật chân chính nhưng do xã hội áp đặt nên họ mới rơi vào hoàn cảnh này. Đó cũng là sự day dứt của những con người hết lòng vì nghệ thuật, không chấp nhận cuộc đời nhỏ bé, phải sống đúng với giá trị của chính mình. Tiểu thuyết “Sống mòn” ban đầu có tên là “Chết mòn”, tác giả viết xong năm 1944, nhưng mãi đến năm 1956 mới được in.


    Link bán hàng: https://shopee.vn/Sách-Minh-Long-Tiểu-Thuyết-Sống-Mòn-i.154779484.16942734126?sp_atk=

    Tiểu thuyết Sống mòn
    Tiểu thuyết Sống mòn
    Tiểu thuyết Sống mòn

  2. Truyện ngắn Đôi mắt là truyện ngắn thành công nhất của Nam Cao sau Cách mạng Tháng 8. Trong truyện, thông qua việc xây dựng hình tượng hai nhà văn: Hoàng và Độ với hai lối sống, hai sự nhìn nhận về người nông dân, về kháng chiến trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ có ý nghĩa với tình hình thực tế lúc đó mà còn có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại – vấn đề “cách nhìn cuộc sống”.


    Có thể nói, trong Đôi mắt, thông qua nghệ thuật miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, lời nói của nhân vật, Hoàng và Độ đã hiện ra khá sinh động. Hoàng với cái nhìn phiến diện, một chiều, chỉ nhìn thấy những xấu xa của người nông dân và thấy cuộc sống “chua chát”. Độ thì khác! Độ có cái nhìn đa diện, Độ nhìn ra hai mặt của vấn đề. Độ thấy được cái xấu của người nông dân nhưng anh cũng thấy cái vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người họ. Chính cách nhìn của Hoàng và Độ đã dẫn đến việc mỗi người tự chọn cho mình một lối sống, một chỗ đứng riêng trước thời cuộc.


    Đọc Đôi mắt, ta như được trở về thời điểm toàn dân đoàn kết đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Đọc Đôi mắt, ta có những hình dung về nông thôn Việt Nam sau cách mạng. Quan trọng hơn, đọc Đôi mắt ta có thêm một bài học về cách nhìn cuộc sống. Tại sao hiện nay, đất nước đã được độc lập, tự do, đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng lên nhưng không nhiều người trong chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực cản trở chúng ta đến với hạnh phúc hay cái nhìn của chúng ta về cuộc sống cản trở chúng ta đến với hạnh phúc? Câu trả lời nằm trong suy nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người.


    Link bán hàng: https://shopee.vn/Sách-Đôi-Mắt-Nam-Cao-i.304993812.8906621010?sp_atk=

    Truyện ngắn Đôi mắt
    Đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Đôi mắt
    Đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Đôi mắt
  3. Đây là truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao sáng tác năm 1941, là tác phẩm xuất sắc nhất viết về người nông dân trước Cách mạng. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện.


    Toàn bộ truyện đã vẽ lên một bức tranh xã hội u ám, với những xung đột giai cấp quyết liệt, gay gắt. Hình tượng nhân vật Chí Phèo là hình tượng tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Đồng thời cho thấy những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường bần cùng, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả thể xác lẫn tâm hồn, bị cự tuyệt quyền làm người. Qua đó thấy được ngòi bút đầy chất nhân văn và nhân đạo của Nam Cao. Bên cạnh đó, nhà văn Nam Cao đã đề cao và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của Chí Phèo – Thị Nở. Câu chuyện này đã nói lên sự xung đột vô cùng quyết liệt của các tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến.


    Link bán hàng: https://shopee.vn/Sách-Tập-Truyện-Ngắn-Chí-Phèo-(Nam-Cao)-i.78562968.1679393344?sp_atk=

    Truyện ngắn Chí Phèo
    Truyện ngắn Chí Phèo
    Truyện ngắn Chí Phèo
  4. Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính trong truyện là Lão Hạc.


    Lão Hạc là một người nông dân nghèo nhưng hiền lành, chất phác và lương thiện. Vợ lão mất sớm, lão còn có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho con. Sau này, người con gái mà con trai lão yêu thương hết mực ấy lại lấy con trai một ông phó lí, nhà có của. Hắn vì phẫn chí đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền theo công-ta. Lão có một con chó tên là Vàng – con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão coi nó như một người thân trong gia đình. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó lại còn trải qua một trận ốm nặng, lão đã kiệt quệ, không còn sức để nuôi nổi bản thân, huống chi là còn có thêm một con chó. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con nên ông lão đành cắn răng bán "cậu Vàng" đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".... Qua tác phẩm, người đọc hiểu được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.


    Truyện ngắn đã thể hiện một cách đầy đủ, chân thực và cảm động số phận đau thương của người nông dân và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng về người nông dân và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật điêu luyện của Nam Cao.


    Link bán hàng: https://shopee.vn/Sách-Lão-Hạc-Nam-Cao-(-tập-truyện-ngắn-)-i.304993812.8602895735?sp_atk=

    Truyện ngắn Lão Hạc
    Truyện ngắn Lão Hạc
    Truyện ngắn Lão Hạc
  5. Đời thừa được xem như một đường may tinh tế trên dải lụa của nền văn học nước nhà trong những năm trước Cách mạng Tháng Tám, tác phẩm là một khúc bi ca đẫm lệ về số phận bất hạnh của người tri thức trong xã hội cũ. Tác phẩm được nhà văn sáng tác năm 1943. Truyện kể về một nhà văn nghèo tên Hộ. Qua việc kể về cuộc đời nhân vật Hộ, nhà văn đã thể hiện tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản, nguyên nhân của tấn bi kịch ấy là gánh nặng cơm áo.


    Bằng giọng văn sắc sảo mà chua chát, Nam Cao đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật Hộ dù bị nghèo đói dồn ép đến cùng đường nhưng không bao giờ đánh mất đi lương tri và lý tưởng của mình. Hộ đồng thời rơi vào hai tấn bi kịch đó là bi kịch của người nghệ sĩ phải đang tâm chà đạp lên nguyên tắc sáng tạo của nghệ thuật chân chính, bi kịch của người cha người chồng phải chà đạp lên nguyên tắc tình thương do chính mình đề ra. Qua bi kịch của nhân vật Hộ, Nam Cao thể hiện một tư tưởng nhân văn đẹp đẽ: tố cáo hiện thực, lên án sự tha hoá, cảm thông với những con người bất hạnh và khẳng định những những quan điểm nghệ thuật chân chính.


    Link bán hàng: https://shopee.vn/Sách-Tập-Truyện-Ngắn-Đời-Thừa-(Nam-Cao)-(TB)-i.78562968.7117936655?sp_atk=

    Truyện ngắn Đời thừa
    Truyện ngắn Đời thừa
    Truyện ngắn Đời thừa
  6. Giăng sáng ra đời vào năm 1943, là chuyện kể về nhà giáo thất nghiệp tên Điền. Những đêm trăng sáng, anh thường đem những chiếc ghế mây mà nhà trường trả thay cho tiền lương dạy học ra sân để ngắm trăng và thả hồn theo giấc mộng văn chương. Điền khát khao viết nên thứ văn chương huyền ảo, mơ màng như ánh trăng với quan niệm rằng văn chương phải giống như ánh trăng kia, phải “làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa”. Điền chán chường, mệt mỏi với cảnh vợ suốt ngày gắt gỏng bực dọc do cảnh nhà túng thiếu, con cái ốm đau.


    Nhưng rốt cuộc, những “tiếng lao khổ của đời” vang lên mạnh mẽ quá, chúng khiến cho Điền không thể chạy theo thứ văn chương thoát ly chỉ dành cho bọn trưởng giả. Anh thấu hiểu sâu sắc rằng: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.


    Vẫn với ngòi bút phân tích tâm lý sắc sảo, những truyện dường như không có chuyện, trong Giăng sáng, Nam Cao một lần nữa tuyên ngôn về con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh” mà ông theo đuổi.


    Link bán hàng: shopee.vn/Sách-Truyện-Ngắn-Nam-Cao-i.62069215.23136983640?

    Truyện ngắn Giăng sáng
    Truyện ngắn Giăng sáng
    Truyện ngắn Giăng sáng
    Truyện ngắn Giăng sáng
  7. Tác phẩm Một bữa no được trích từ Tuyển tập Nam Cao của nhà xuất bản thời đại, được sáng tác năm 1943. Nhớ lại thời điểm này, đây là thời điểm trước cách mạng, đất nước gặp rất nhiều khó khăn, không ngừng chịu sự hoành hành của giặc ngoại xâm ta còn phải chịu nạn giặc đói và giặc dốt. Người ta thường chết đói chứ mấy ai chết vì ăn no quá! Vậy nhưng trong truyện ngắn Một bữa no, Nam Cao đã cho ta thấy một câu chuyện đầy xót xa về một bà cụ quá đói và chết bởi vì một bữa ăn chực mâm cơm của nhà giàu trên tỉnh.


    Một bữa no kể về một bà lão chồng mất sớm, cả đời cặm cụi nuôi con. Tưởng lớn lên nó sẽ là điểm tựa của bà thì nó lại bỏ bà ra đi. Vợ của con trai bà sau khi chịu tang chồng cũng quay lưng bỏ đi, để lại một bà già yếu ớt cùng đứa cháu gái nhỏ. Hai bà cháu nương tựa nhau sống bảy năm trời, nhưng do quá khó khăn, bà bán đứa cháu gái duy nhất cho nhà bà Phó làm con nuôi. Nhưng sau khi bán cháu gái đi cuộc sống của bà không mấy dễ dàng hơn. Có tất cả mười đồng bạc thì cải mả cho con trai hết tám đồng, còn hai đồng dành dụm làm vốn. Ấy vậy mà ông trời cũng không thương bà, năm ngoái ông bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Giờ đây sức khỏe không cho phép bà đi làm vú nữa. Hôm ấy bà ra thăm cái đĩ, nhưng bà lại bị bà phó thụ chà đạp lên lòng tự trọng của mình. Bữa cơm no nhất của bà cũng chính là bữa cơm cuối cùng trong đời bà.


    Từng dòng từng chữ cứ run run như cái bụng đói ăn của bà lão, như tấm lòng của Nam Cao đối với những con người dù ý thức rõ ràng “miếng ăn là miếng nhục” nhưng vẫn khát khao sống, khát khao tồn tại. Làm thế nào để sự tồn tại của con người song hành với sự tồn tại của nhân cách làm người? Đó là câu hỏi lớn vang lên trong Một bữa no cũng như nhiều tác phẩm khác của Nam Cao.


    Link bán hàng: shopee.vn/Sách-Nam-Cao-Một-bữa-no-và-những-truyện-khác-TTV52-i.903836200.24131369885?s

    Truyện ngắn Một bữa no
    Truyện ngắn Một bữa no
    Truyện ngắn Một bữa no



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy