Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả.
Khi học cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng khái niệm, quy luật, lý thuyết... nhất là những công thức, định lý. Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng sao cho khi mở trang giấy ra bạn có thể nhắc lại toàn bộ bài học bằng trí nhớ. Tránh ghi rườm rà, dư thừa mất thời gian vô ích. Việc ghi chép để nhớ là ghi như thế nào để bạn tổng hợp khái quát các phương pháp để tạo điều kiện cho bạn thuộc bài nhanh chóng và nhớ lâu.
Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
- Ghi thành dàn bài:
- Nhẩm trong óc:
- Ghi ra giấy:
- Sơ đồ tư duy...
Đặc biệt là những công thức, những định lý hay khái niệm. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dài dòng vì vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung, bạn phải làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) để tạo được điều kiện để bạn đọc bài nhanh thuộc đó là điều quan trọng nhất.
Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:
- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...
- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau... Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).