Top 10 Phương pháp học tập đạt hiệu quả cao

Vũ Việt 36384 0 Báo lỗi

Ngày nay vấn đề học tập của các em học sinh đang được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm và chú trọng, chính vì thế để giúp con em mình đạt kết quả cao trong ... xem thêm...

  1. Các bạn biết rằng muốn thành công trong học tập hay trong bất cứ công việc gì khác thì điều đầu tiên bạn phải đặt ra được mục tiêu chình, chỉ khi có mục tiêu cụ thể bạn mới có động lực cố gắng để hoàn thành mục tiêu đó. Bạn phải xác định rõ là học cho ai? học như thế nào? và học để làm gì? như vậy mới có được kết quả như ý. Chẳng hạn một bạn có ước mơ cụ thể là bạn ấy muốn sau này thi đỗ Đại Học thì bạn ấy sẽ phải cố gắng như thế nào để đạt ước mơ đó, nó hơn hẳn so với một người không có mục tiêu đi.


    Cần xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chú tâm vào bài học, tập trung cao độ không chơi đùa khi học bài. Trong quá trình học không được làm việc riêng có như vậy mới mang lại hiệu quả.

    Xác định mục tiêu rõ ràng
    Xác định mục tiêu rõ ràng

  2. Có rất nhiều các phương pháp học tập khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, chính vì thế làm sao để sử dụng có hiệu quả từng phương pháp là vấn đề quan trọng. Chẳng hạn khi học các môn tự nhiên thì cần có phương pháp khác so với học các môn xã hội, học các môn tư duy sáng tạo khác với các môn đòi hỏi ghi nhớ và hiểu biết thực tế. Có môn vận dụng từ thực tại cuộc sống hàng ngày... cho nên việc xác định và chọn lựa đúng đắn đóng vai trò quyết định tới hiệu quả của môn học.


    Nếu các em học sinh còn lúng túng chưa biết chọn lựa thì nên hỏi trực tiếp thầy, cô hoặc phụ huynh, họ là những người có kinh nghiệm chắc chắn sẽ định hướng chính xác cho các em.

    Trao đổi cách học khác nhau
    Trao đổi cách học khác nhau
  3. Có rất nhiều phụ huynh "ép" con em mình học tập rất là nhiều, cụ thể như khi vừa học trên lớp về lại bắt ngay vào bàn học, như vậy thực tế không hề tốt chút nào, nó sẽ tạo ra sự mệt mỏi, áp lực quá giới hạn, và nhồi nhét quá nhiều vào đầu các em, hiệu quả sẽ không cao lại có thể làm các em dễ bị dối loạn kiến thức gây khó khăn trong việc tiếp thu bài trên lớp vì mệt mỏi quá đà khi ở nhà. Vì thế cần cho các em có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí sau những quãng thời gian học tập căng thẳng trên lớp là rất cần thiết, để đến khi tâm lý thoải mái thì việc tiếp thu bài sẽ rất nhanh.


    Điều thứ hai là không gian học tập cần chuẩn bị kĩ càng cho các em, không gian yên tĩnh tránh bị làm phiền có như vậy các em mới tập trung được. Thường thì các em học bài cũ vào buổi tối, nhưng các em cũng có thể tham khảo học vào buổi sáng sớm khá là hiệu quả.

    Phòng học
    Phòng học
  4. Mỗi học sinh đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, vì không có ai là hoàn hảo cả, người giỏi môn này, người giỏi môn kia cho nên việc tạo điều kiện cho các em học tập trao đổi nhóm cùng nhau là rất tốt, có thể bổ trợ cho nhau những kiến thức mà bạn này biết bạn kia không biết. Học nhóm đồng thời cũng là giải pháp khá hữu ích giúp các em nhớ rất lâu, có khi chỉ cần tranh luận qua lại các em đã có thể nhớ được kiến thức của bài học, rất là hữu ích.


    Tuy nhiên cũng cần chú ý, một nhóm học sinh nếu học tại nhà chỉ nên từ 4-5 em, không nên nhiều quá, vì nếu nhiều quá có thể làm cho các em mải chơi mà quên mất nhiệm vụ chính là trao đổi bài.

    Học nhóm
    Học nhóm
  5. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, hầu hết các em đã được tiếp xúc với Internet, đây cũng là điều tốt vì thông qua những phương tiện này giúp các em có cách nhìn nhiều chiều hơn, đa dạng hơn, kiến thức trong sách không thiếu nhưng cũng không phải là thừa, tận dụng các phương tiện bổ trợ tốt nhất làm cơ sở để các em nhìn nhiều chiều hơn, đặc biệt là các môn khoa học xã hội, về đời sống con người, hay cũng có thể tìm những lời giải hay cho một bài toán, cách tham khảo một bài văn hay...


    Nhưng để đạt được hiệu quả cũng cần sự theo dõi và kiểm soát sát sao của các phụ huynh tránh trường hợp các em lấy cớ vào mạng nhưng lại không phải để học bài.

    Học qua Internet
    Học qua Internet
  6. Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.


    Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.

    Phương pháp ghi nhớ
    Phương pháp ghi nhớ "Bản đồ tư duy"
  7. Phương pháp học đa giác quan là phương pháp mà qua đó trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc. Khi trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc thì sẽ học tốt hơn. Phương pháp học này thường gây hứng thú nhiều hơn đối với trẻ, tạo hiệu quả nhiều hơn vì các kênh thần kinh được hình thành giữa các vùng khác nhau của não sẽ nhận được những thông tin đa cảm giác.


    Mỗi giác quan phát triển một cách riêng biệt và có những đặc tính riêng, tuy nhiên đối với trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, thông thường mỗi lần tương tác hoặc khám phá thế giới xung quanh đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa hai hay nhiều hơn nữa các giác quan. Chẳng hạn, khi chơi với một món đồ chơi, trẻ sẽ cầm lên (sờ - xúc giác), lắc (nghe - thính giác), thậm chí còn cắn (nếm - vị giác) hoặc ngửi (khứu giác) nữa. Bằng cách sử dụng hai giác quan riêng biệt ở cấp độ cao hơn, thông tin từ các giác quan này kết hợp với nhau giúp trẻ có một khái niệm tổng thể về đồ vật đang ở trước mặt.

    Phương pháp học tập
    Phương pháp học tập "Đa giác quan"
  8. Vào năm 1983 giáo sư Howard Gardner của trường đại học Havard đã đưa ra một cái nhìn mới về trí thông minh. Nghiên cứu này của ông ngay từ khi mới công bố đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt và đã được lồng ghép vào chương trình học của các trường trên khắp nước Mỹ.


    Trong cuốn sách có tên: “Khuôn khổ của trí tuệ” (Frames of Mind), Gardner đã đưa ra thuyết “Đa thông minh” thách thức những quan điểm thường có trước đây chỉ giới hạn trí thông minh ở khả năng toán học và ngôn ngữ (trí thông minh ngôn từ và tính toán). Gardner đã mở rộng phạm vi của trí thông minh ra thành 8 loại hình, từ đó có thể đánh giá chính xác hơn về sự đa dạng trong cách thức con người tiếp thu và sử dụng kiến thức của mình.

    Phương pháp học tập
    Phương pháp học tập "Đa dạng trí thông minh"
  9. Bạn luôn mong mỏi giành được điểm cao ở trường. Bố mẹ tạo áp lực cho bạn và bạn tự hứa với mình là sẽ học tốt hơn, nhưng bạn cứ liên tục bị phân tâm. Không sao! Nếu cố gắng tìm cách tập trung tâm trí, đặt ra thời gian biểu và chọn chỗ ngồi học tốt, bạn có thể loại bỏ những nguồn gây xao lãng mà bạn phải cố chống chọi và hạn chế được những yếu tố mà bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn. Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp cũng như lúc tự học. Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng.


    Dù bạn sử dụng các phương pháp tự học hợp với bản thân mà không kỷ luật khi học thì mọi cố gắng cũng sẽ thành công cốc mà thôi. Ngoài ra, kỷ luật khi học cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỹ luật cho bản thân mình sau này.

    Kỷ luật khi học
    Kỷ luật khi học
  10. Lâu nay ở Việt Nam việc tìm kiếm tài liệu trong quá trình nghiên cứu khoa học dường như vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức dù rằng vai trò của công tác này là rất quan trọng. Nếu đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm, hãy tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Mặc dù không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, nhưng khi rèn luyện dần dần kỹ năng này của bạn cũng sẽ lên thôi.


    Việc này chỉ khó khi bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.

    Tìm kiếm tài liệu
    Tìm kiếm tài liệu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy