Top 11 Phương pháp học tập để ngày một tốt hơn

Mỹ Huệ Trần 294 0 Báo lỗi

Trong xã hội ngày nay, sự học ngày càng được coi trọng. Chúng ta học kiến thức chuyên môn. Chúng ta học kỹ năng 4.0. Chúng ta còn học để “biết mình” và để “đối ... xem thêm...

  1. Đọc sách đưa lại nhiều lợi ích cho chất lượng cuộc sống cũng như những điều tích cực, đẹp đẽ trong đời sống tinh thần. Những nghiên cứu về lợi ích của việc đọc sách thường xuyên đã được thực hiện rất nhiều từ trước đến nay.


    Sách là nơi kết tinh tri thức của nhân loại lưu truyền qua bao đời nay. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng những kiến thức tốt đẹp để mỗi người mở mang kiến thức của mình. Đặc biệt, học sinh cần đọc kĩ sách giao khoa ở nhà để khi lên lớp nghe giảng có thể tiếp thu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.


    Sống, học tập và làm theo những điều tốt đẹp, giá trị từ những cuốn sách để góp phần xây dựng gia đình, quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển; để cuộc sống quanh ta ngày càng nhân văn, tươi đẹp hơn.

    Hãy đọc sách nhiều hơn
    Hãy đọc sách nhiều hơn
    Hãy đọc sách nhiều hơn
    Hãy đọc sách nhiều hơn

  2. Mất tập trung là tình trạng khá phổ biến của các bạn học sinh, sinh viên khi ngồi trong lớp học. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho kết quả học tập yếu kém.


    Điều quan trọng là phải tập trung khi nghe giáo viên nói. Thực hành lắng nghe tích cực bằng cách tập trung vào những gì được nói và ghi vào vở bằng lời của bạn. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn nghe (và hiểu) những gì đang được dạy trong lớp.


    Điều này rất quan trọng nhất là đối với các lớp học online. Việc không thể tương tác ngoài đời thật là một rào cản. Vậy nên bạn cần dồn 100% công lực vào lắng nghe những điều thầy cô giảng giải.

    Luôn tập trung trong lớp học
    Luôn tập trung trong lớp học
    Luôn tập trung trong lớp học
    Luôn tập trung trong lớp học
  3. Có nhiều ngày rãnh rỗi bạn chẳng biết làm gì. Trái lại, vào một số ngày khác, bạn phải học rất nhiều những vẫn không thể kịp. Đó là do bạn chưa phân bố thời gian học tập. Vì vậy mới thấy lên lịch học tập là việc rất quan trọng.


    Nhìn vào sổ kế hoạch của bạn và suy nghĩ về những gì bạn cần phải hoàn thành, để tạo chiến lược học tập hiệu quả. Hãy suy nghĩ về các loại câu hỏi sẽ có trong bài kiểm tra và các chủ đề sẽ được đề cập đến trong tiết học để biết bạn nên tập trung vào điều gì và đặt mục tiêu cụ thể cho mỗi buổi học để đến cuối buổi bạn sẽ biết bao nhiêu phần trăm bạn đã hoàn thành.

    Lên lịch học tập
    Lên lịch học tập
    Lên lịch học tập
    Lên lịch học tập
  4. Bất cứ một công việc gì đều cần có kế hoạch thì mới thành công mĩ mãn được. Đôi khi thành công vẫn đến khi bạn không ngờ tới. Tuy nhiên, may mắn chẳng khi nào xuất hiện quá nhiều lần trong đời được. Nếu như có một kế hoạch chi tiết bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được những rủi ro phát sinh và tăng tỷ lệ thành công cho công việc đó. Chính vì thế, trước khi làm bất cứ việc gì, bạn đều cần có kế hoạch cho bản thân một cách rõ ràng, tỉ mỉ, trong đó có việc học.


    Kế hoạch cho bản thân là yếu tố không thể thiếu để bạn đạt được những thành công đúng như mong muốn. Việc đặt ra mục tiêu học tập cụ thể sẽ giúp bạn phấn đấu tốt hơn. Mỗi lần sau khi đặt ra mục tiêu, bạn hãy tự hỏi bản thân mình " Tại sao mình lại muốn làm việc này?". Sau đó, hãy ghi tất cả những lí do đó ra giấy. Chỉ khi các lí do này đủ mạnh, đủ lớn thì nó sẽ thúc đẩy bạn hoàn thành mục tiêu.

    Đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân
    Đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân
    Đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân
    Đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân
  5. Đây là một cách tốt nhất để học. Bởi khi yên tĩnh chúng ta mới có thể tập trung, giúp chúng ta giảm thiểu tối đa số giờ học của mình. Sự phiền nhiễu ở khắp mọi nơi, từ điện thoại di động, phương tiện truyền thông xã hội đến bạn bè. Hãy nhận biết những gì làm bạn mất tập trung trong lớp và biết cách tránh xa những phiền nhiễu này. Tránh ngồi cạnh bạn bè nếu bạn biết họ sẽ làm bạn mất tập trung.


    Tắt điện thoại di động của bạn cũng sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang chú ý đến giáo viên của mình. Đó là những thứ gây phiền toái nhất, nguy hiểm nhất. Chúng giết chết sự tập trung của các bạn. Có những người làm việc 8 tiếng – 10 tiếng đồng hồ trong 1 ngày nhưng vẫn cảm thấy không đủ thời gian. Chính là vì họ bị chi phối quá nhiều bởi chat facebook, nghe nhạc,…

    Học ở không gian yên tĩnh
    Học ở không gian yên tĩnh
    Học ở không gian yên tĩnh
    Học ở không gian yên tĩnh
  6. Học sinh ngày nay có quá nhiều cám dỗ từ các thiết bị công nghệ như máy tính để bàn, smartphone…nên dễ dàng xao nhãng việc học. Không ít bạn lấy lý do “Vừa đi học trên lớp về, cần phải nghỉ ngơi, giải trí đã.” để sa đà giải trí bằng những thiết bị có màn hình. Đúng là cần thư giãn sau một ngày một buổi học ở trường, nhưng hãy thư giãn bằng những trò vận động có lợi cho sức khỏe. Và sau phần vận động thể dục thể thao hay tắm táp thì vẫn luôn phải là học trước, chơi sau và học đến hết bài thì mới nghỉ hẳn để chơi. Hãy tranh thủ khoảng thời gian buổi chiều, tối khi não còn hoạt động hiệu quả để học bài. Tối muộn chỉ nên thư giãn để chuẩn bị đi ngủ.


    Ngoài ra, chú ý không nên học liền mạch mà cần những quãng giải lao ngắn (Đó cũng là lý do mỗi tiết học trên lớp chỉ kéo dài 45p, sau đó học sinh sẽ có 5-10p nghỉ giải lao). Học ở nhà cũng nên như vậy: Học 25 phút, nghỉ 5 phút, hoặc 45p, nghỉ 10ph hoặc học 90p nghỉ 20p.

    “Học trước, chơi sau”
    “Học trước, chơi sau”
    “Học trước, chơi sau”
    “Học trước, chơi sau”
  7. Để nghe giảng hiệu quả, chúng ta phải có sự chuẩn bị để sẵn sàng lắng nghe. Nếu ngay bây giờ bạn được nghe một bài giảng về lịch sử địa chất vùng Mông Cổ trình độ đại học hoặc hơn, chắc chắn bạn sẽ không thu được nhiều thông tin bởi kiến thức từ bài giảng này bởi chúng quá mới mẻ và bạn chẳng chẳng có khái niệm về những gì được đưa ra trong bài giảng, thậm chí bạn chẳng biết được từ chuyên ngành nào cả. Nhưng nếu bạn đã có cơ hội đọc trước về vấn đề này, khi nghe giảng, bạn sẽ có đủ vốn từ cần thiết để hiểu thầy/cô muốn nói gì, và có những thông tin cơ bản, tổng quát về vấn đề được nếu ra cũng như bạn cũng đã có những ý kiến của riêng mình trước khi nghe giảng. Do đó, bạn sẽ nắm được những kiến thức trong bài giảng một cách dễ dàng.

    Như vậy, để có thể sẵn sàng lắng nghe trước mỗi bài giảng, chúng ta cần có sự chuẩn bị như sau:

    • Đọc qua bài giảng trong sách giáo khoa trước khi lên lớp và cố gắng có những ý kiến, nhận định riêng của mình
    • Đọc lại phần bài giảng trước phần này để nhớ lại những kiến thức liền trước của những gì sắp học.
    Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng
    Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng
    Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng
    Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng
  8. Rất nhiều học sinh định nghĩa việc “học bài ở nhà” là “ôn và chuẩn bị bài ngày mai”. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, khi về nhà, việc đầu tiên cần làm là “ôn lại bài vừa học trên lớp”, kế đến mới là “chuẩn bị bài ngày mai”.


    VD: Hôm nay vừa học môn Toán, ngày mai lại có môn Hóa. Nếu để môn Toán đến tuần sau (ngày có tiết tiếp theo) mới học thì xem như bạn đang học lại từ đầu, thời gian nhớ bài sẽ lâu hơn. Thay vào đó, hãy học (và học thuộc lòng, làm hết bài tập) Toán ngay khi về và khi thuộc rồi mới chuyển sang môn Hóa. Trong những ngày tiếp theo, nếu có thể hãy tận dụng cơ hội tiếp tục ôn lại bài môn Toán khi có thể (bằng cách làm thêm bài tập, đi học thêm hoặc giảng lại bài cho bạn cùng lớp).


    Cứ như vậy, cho đến khi có tiết Toán tiếp theo thì khi ôn lại bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn, đồng thời trút bỏ được gánh nặng bài tập về nhà (không phải “nước đến chân mới nhảy”).

    Học xong, ôn lại bài ngay
    Học xong, ôn lại bài ngay
    Học xong, ôn lại bài ngay
    Học xong, ôn lại bài ngay
  9. Trong đời học sinh, hiếm có bạn nào chưa từng nhận điểm xấu. Chẳng ai không buồn khi điểm kém nhưng vấn đề nằm ở cách đối diện với nó: trốn tránh hay sẵn sàng đương đầu để rút ra bài học kinh nghiệm. Cần nhìn thẳng vào những lỗi sai trong bài kiểm tra, làm lại cho đến khi hoàn hảo.


    Điểm kém cũng phản ánh bạn học yếu phần kiến thức đó nên cần dành những ngày tiếp theo để bổ sung, lấp lỗ hổng. Đừng chỉ lẳng lặng tiếp tục học những bài mới vì lỗ hổng chưa lấp có thể cũng chính là nỗi lo của bạn trong những bài kiểm tra sau này.

    Làm lại những bài bị điểm kém
    Làm lại những bài bị điểm kém
    Làm lại những bài bị điểm kém
    Làm lại những bài bị điểm kém
  10. Hãy giơ tay và đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu điều gì đó. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi hỏi trước mặt mọi người. Hãy đặt một lời nhắc trên điện thoại để nói chuyện với giáo viên sau giờ học.


    Đây là điều rất cần thiết. Bởi đặt câu hỏi cho giáo viên đồng nghĩa với việc não bộ của bạn sẽ có cơ hội rà soát lại một lần và phát hiện lỗ hổng kiến thức. Và bạn đang thực hiện quá trình học hai chiều. Việc lấp đầy lỗ hổng đó ngay lập tức sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan vào hệ thống kiến thức và lưu trữ nó lâu hơn việc tiếp nhận một chiều.

    Đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu
    Đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu
    Đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu
    Đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu
  11. Khi học cùng nhau, bạn sẽ học nhanh hơn. Ví dụ như một số phần quyển sách có thể gây khó hiểu cho bạn, nhưng đối với thành viên khác thì không. Trong một nhóm học, thay vì phải dành thời gian quý báu để giải quyết khó khăn, thì bạn có thể học nhanh chóng bằng việc đặt câu hỏi với các thành viên còn lại.


    Hơn nữa, bạn có thể giúp các thành viên còn lại khi họ không hiểu vấn đề gì đó mà đó là vấn đề mà bạn biết. Hãy cố gắng tạo nên các cuộc tranh luận trong nhóm vì đó là cách nhanh nhất và tốt nhất để chúng ta bóc tách vấn đề và làm nó sáng tỏ hơn.

    Tham gia nhóm học tập
    Tham gia nhóm học tập
    Tham gia nhóm học tập
    Tham gia nhóm học tập



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy