Top 10 Bí quyết ôn thi đại học môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao
Ngữ văn là một trong số những môn thi bắt buộc trong kì thi THPT Quốc gia hiện nay, là một môn quan trọng đối với những bạn xét tuyển khối C và D vào đại học ... xem thêm...và đây cũng là một "vật cản" lớn cho những bạn chuyên khối tự nhiên bởi hầu hết các bạn đều "bơ" đi môn này. Trong thực tế nhiều bạn nghĩ môn Văn thiên về năng khiếu bẩm sinh nhưng thật ra không phải vậy. Để học tốt môn Văn bạn cần năng khiếu cảm thụ văn học tốt nhưng đó chỉ là một phần, quan trọng bạn phải có kiến thức tốt, trên hết là có một phương pháp ôn tập sao cho hiệu quả nhất. Toplist xin giới thiệu cho các bạn một số bí quyết ôn thi hiệu quả môn Văn để các bạn có thể vượt vũ môn thành công trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé.
-
Môn Ngữ văn đòi hỏi yêu cầu người học phải có một năng lực cảm thụ văn học tốt, biết cách trình bày ý kiến của mình đối với một vấn đề nào đó sao cho thiết đáng, phù hợp. Chính vì thế ngoài những giờ tự học các bạn nên học hỏi kinh nghiệm từ những thầy cô dạy Văn giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm. Chính các thầy cô sẽ hỗ trợ cho các bạn về cách học hiệu quả, cách trình bày bài làm tốt, cách ăn điểm cao môn Văn bởi thầy cô hiểu rõ người chấm đòi hỏi, yêu cầu thí sinh như thế nào trong việc làm bài môn Văn. Bên cạnh đó, các bạn nên tìm những tài liệu tham khảo để đọc.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đầu sách tham khảo môn Văn để bạn lựa chọn và một cách hay nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy cô. Điều cần lưu ý, các bạn nên lựa chọn những tài liệu tham khảo của nhà xuất bản giáo dục sẽ đảm bảo tính chính thống của kiến thức, hơn nữa các bạn không nên sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo sẽ bị “loãng” và mất đi tính tập trung thậm chí gây mất hiệu quả.
Một số sách đọc bổ trợ tốt:
- Bộ Đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Qua Các Kì Thi Chuyên Đề Lí Luận Văn Học
- Cẩm Nang Luyện Thi Quốc Gia Ngữ Văn
- Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
- Bí Quyết Chinh Phục Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
-
Văn chương phụ thuộc vào độ sáng tạo và cảm nhận của bản thân thế nhưng người viết cần có một nền tảng kiến thức nhất định. Bạn phải nắm chắc những nội dung về hoàn cảnh lịch sử, địa lí, nội dung chính, thông tin về tác giả của tác phẩm, một số nhận định, phê bình của tác giả nổi tiếng, cách làm theo từng dạng đề,... Tất cả các kiến thức nền tảng trên sẽ giúp bạn hoàn thành bài làm của mình một cách hoàn hảo.
Học sinh cần biết cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe - nói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau. Từ đó giáo viên sẽ đánh giá thông qua các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa trên yêu cầu cần đạt về năng lực đối với mỗi cấp lớp.
-
Việc chọn thời điểm để ôn tập là việc rất quan trọng. Thông thường học vào buổi sáng là tốt nhất, giúp các bạn nhớ lâu hơn kiến thức mình ôn tập bởi não bộ của chúng ta hoạt động hiệu quả nhất từ sáng sớm cho đến giữa trưa, sau đó lại giảm dần sau bữa ăn trưa.
Trong quá trình ôn luyện tuyệt đối không nên thức khuya quá nhiều, đặc biệt là trước những ngày thi chính thức. Hơn nữa bạn cần một không gian yên tĩnh, hạn chế tối đa sự ồn ào để khả năng tập trung ôn bài cao hơn. Có thể bạn chọn một bàn học gần ngay cạnh cửa sổ, tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên và không khí trong lành hay đến thư viện chẳng hạn,... đó là những nơi lí tưởng để bạn tập trung ôn luyện tốt hơn.
-
Bài viết Văn được người chấm đánh giá cao khi bài viết đó có bố cục rõ ràng, năng lực viết của thí sinh nổi bật hơn hẳn các thí sinh khác. Cách chấm điểm môn Văn thi đại học khá khác so với các cuộc thi hay kiểm tra thông thường. Bài thi đại học môn Văn yêu cầu người viết phải có một kiến thức văn chương vững vàng và một lối viết đi đúng trọng tâm mà đề yêu cầu.
Do vậy khi làm bài, bạn không nên viết quá dài, quá lan man mà phải thực sự đi đúng vấn đề chính. Hơn nữa, bài văn nên chia nhỏ ra làm nhiều đoạn, mỗi đoạn có một luận điểm chính đặt ở đầu đoạn (theo lỗi diễn dịch) hoặc ở cuối đoạn (theo lối quy nạp) bởi lẽ nhiều giáo viên chấm bài đôi khi chỉ chú ý đến câu đầu và cuối mỗi đoạn văn. Cần ghi nhận những điểm ấn tượng, những chi tiết khái quát đầy đủ trọn vẹn vấn đề mà bạn đang bàn tới.
-
Thời gian làm bài thi trong kỳ thi THPT Quốc Gia là có giới hạn, cần phải tận dụng tối đa thời gian này cho việc làm bài thi hiệu quả. Cần phải có phương pháp phân bổ thời gian này để có thể tận dụng tốt hơn thời gian trong phòng thi. Việc nắm rõ thời gian làm bài hợp lý sẽ giúp cả bài thi sẽ trở nên suôn se, đạt hiệu quả cao.
Cấu trúc của một bài thi môn Ngữ văn hiện nay là 3 câu với tổng thời gian làm bài là 120 phút. Do vậy, các bạn cần chú ý phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lí cho mỗi câu. Nếu không, các bạn dễ sa đà viết ở một câu còn hai câu còn lại các bạn không đủ thời gian để giải quyết sao cho hiệu quả. Cách phân bố hợp lí nhất là:
- Phần đọc hiểu: Các bạn nên hoàn thành trong vòng từ 20 phút.
- Phần làm văn:
- Đối với câu nghị luận xã hội: Dành cho câu này trong vòng 30 phút.
- Đối với câu nghị luận văn học: Câu này chiếm tỉ lệ điểm là 1/2 tổng số điểm nên các bạn tập trung làm câu này sao cho tốt nhất. Thời gian hợp lí nhất để các bạn hoàn thành câu này là 70 phút.
-
Sáng tạo trong bài làm môn Văn rất dễ "hạ gục" được giảm khảo, đem lại cho bạn bài viết khác hẳn số đông với một điểm số cao. Có rất nhiều cách sáng tạo bài viết của bạn như: sử dụng lối diễn đạt hay, ngôn từ tốt và lạ, những dẫn chứng cụ thể, sử dụng những câu phức, câu hỏi tu từ để tạo ra giọng điệu mới, so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật lên tác phẩm mình đang phân tích, đưa ra các câu danh ngôn của các tác giả mà bạn biết để làm bài viết thêm gần gũi, sinh động,... Và để làm được điều đó, bạn nên tích lũy kiến thức từng ngày trong quá trình ôn tập, đọc nhiều nguồn tài liệu cũng như nên đọc các tác phẩm văn học nước ngoài.
Cách để tăng sự sáng tạo:
- Học cách thư giãn
- Ghi lại những ý tưởng
- Mở rộng sự sáng tạo với những điều bạn quan tâm
- Ngưng chỉ trích bản thân
- Loại bỏ áp lực từ sự kỳ vọng
- Dành thời gian đọc sách.
-
Nhiều thí sinh cho rằng đề thi năm ngoái đã ra bài này rồi thì chắc năm nay sẽ không ra lại. Nhận thức như thế rất chủ quan, sai lầm. Hoặc trong quá trình ôn tập có một số tác phẩm thí sinh ngại "khó nuốt" như "Người lái đò sông Đà", "Đàn ghi ta của Lorca" chẳng hạn mà không ôn tập... Như vậy là rất nguy hiểm. Đề thi môn Ngữ văn hiện nay chủ yếu kiểm tra kiến thức, năng lực học văn của thí sinh tổng quát trên nhiều phương diện kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội từ các tác phẩm trước và sau Cách mạng tháng Tám, đồng thời cũng kiểm tra các kĩ năng như phân tích, đánh giá, cảm nhận, so sánh do đó thí sinh không nên học tủ mà hãy cố gắng ôn tập hết tất cả các nội dung mà sẽ ra thi.
Cách để học hết bài:
- Áp dụng kỹ thuật lặp lại
- Tách nội dung thành những phần nhỏ trước khi học
- Học bài theo sơ đồ tư duy
- Chọn thời gian tốt nhất để học bài
- Tạo sự kết nối giữa bài học với cảm xúc
- Kiểm tra chéo.
-
Các bạn nên tham khảo đề thi, đáp án cũng như thang điểm chấm chính thức của các đề thi môn Văn từ những năm trước của Bộ GD& ĐT. Điều này giúp các bạn định hướng được việc ôn tập kiến thức sao cho hiệu quả nhất. Khi xem đề thi cần nên chú ý thang điểm cho mỗi câu để từ đó các bạn phân bổ thời gian hợp lí để hoàn thiện bài thi nhanh chóng, đầy đủ nhất. Ngoài ra, các bạn nên tìm hiểu các ý chính cần nên có mà các đề năm trước Bộ đã ra để định hướng ôn tập dễ dàng hơn.
Các trang web tổng hợp đề thi các năm:
- Thư viện Đề thi và kiểm tra Violet
- Thư viện đề thi và kiểm tra Dethikiemtra.com
- Đề Thi Mẫu
- Dethithpt.com
- Tuyensinh247.com
- Thư viện Đề thi và kiểm tra Violet
-
Khi đã nắm vững các nội dung ôn tập thì bạn hãy thử sức với những đề thi thử Văn. Điều này giúp bạn cũng cố kiến thức mà mình đã ôn tập, đồng thời giúp bạn tập cách trình bày bài làm trong khoảng thời gian đã quy định. Đề thi thử môn Văn trên mạng hiện nay rất nhiều nên bạn thỏa sức làm những dạng đề văn khác nhau. Sau khi làm xong, bạn có thể nhờ thầy cô của mình nhận xét và chỉnh sửa bài làm, bổ sung những kiến thức thiếu sót và hơn hết sẽ nâng cao năng lực viết văn của bạn. Quá trình rèn luyện này là một giai đoạn cần thiết đem lại cho bạn nhiều kinh nghiệm khi bước vào kì thi thật sự.
Cách rèn luyện kỹ năng viết:
- Nhờ thầy cô đọc và nhận xét
- Tham khảo các mẫu văn hay trên Internet
- Tích cực tập luyện và đừng bận tâm đến lý thuyết
- Thử sức với nhiều thể loại, phong cách và cấu trúc khác nhau
- Đọc nhiều thể loại sách khác nhau
- Trải nghiệm nhiều nhất có thể
-
Trong bất kì một lĩnh vực nào, để gắn bó lâu dài với nó thì niềm yêu thích là một yếu tố cần thiết, quan trọng nhất. Việc học Văn cũng không ngoại lệ. Hãy xem việc học Văn như là cuộc sống của chính bạn bằng cách mỗi khi đọc một tác phẩm Văn học nào đó, hãy hóa thân vào nhân vật chính trong tác phẩm, coi đó như là những thước phim sống động và cảm nhận chúng bằng xúc cảm riêng của mình. Điều đó giúp bạn yêu thích môn Văn hơn bao giờ hết, Văn học không khó như bạn tưởng.
Cách tạo niềm yêu thích:
- Trau dồi thói quen và cảm hứng đọc sách
- Khơi gợi niềm đam mê môn văn bằng cách vẽ hình biểu tượng khi học
- Trau dồi kỹ năng tuy duy, ham học hỏi
- Tạo dựng suy nghĩ tập làm văn thật dễ