Top 10 Bí kíp thi đại học môn văn hiệu quả nhất

Thai Ha Nguyen 1027 0 Báo lỗi

Đối với nhiều bạn, môn văn là một môn học vô cùng nhiều kiến thức khó nhằn, không phải cứ chỉ học thuộc là có thể được điểm cao. Vẫn có rất nhiều bạn cảm thấy ... xem thêm...

  1. Về kiến thức, người học phải đảm bảo chắc chắn những nội dung cơ bản của từng tác phẩm có trong chương trình thi dựa trên sự truyền đạt của thầy cô cũng như tìm hiểu qua các tài liệu tham khảo khác. Khi học, các bạn nên cố gắng phân tích tác phẩm trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật vì hai yếu tố này luôn tương hỗ và làm nên vẻ đẹp hoàn thiện của tác phẩm ấy.


    Các bạn có quyền phân tích tác phẩm theo cảm nhận chủ quan của mình, không nhất thiết phải rập khuôn theo bài giảng của thầy cô hay lối hiểu truyền thống trước nay; sự sáng tạo trong lối bình luận của các bạn có thể mang lại nét riêng, khó lẫn và chắc chắn ghi điểm trong mắt giám khảo. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào các bạn cũng phải đưa ra dẫn chứng xác đáng cho luận điểm hay đánh giá đó.

    Phông nền kiến thức chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin làm bài
    Phông nền kiến thức chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin làm bài
    Kiến thức chắc chắn
    Kiến thức chắc chắn

  2. Rất nhiều bạn cho rằng, môn văn có khả năng “gây mê” đồng thời rất khó khăn để có thể nhớ và vận dụng vào bài thi. Nếu quả thực bạn đang suy nghĩ như vậy, vô hình chung bạn đã tự làm khó mình. Hãy đơn giản hóa cách suy nghĩ của bạn và áp dụng những phương pháp, kỹ năng học tập hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành quả như mong đợi. Một trong cách để làm tốt môn Văn chính là biết cách tổng hợp và phân loại nội dung kiến thức.


    Trong quá trình làm quen với các kiến thức mới cũng như khi ôn tập, các bạn phải biết cách tổng hợp, phân loại từng mảng nội dung kiến thức cụ thể như phong cách tác giả, đề tài, trường phái nghệ thuật… Điều đó chắc chắn sẽ hữu ích vì sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện, vừa tổng thể vừa chi tiết về các đối tượng kiến thức khác nhau. Đồng thời việc tổng hợp và phân loại sẽ giúp các bạn cũng có thể so sánh, tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm này và tác phẩm kia.

    Tổng hợp và phân loại sẽ giúp việc học văn trở nên hiệu quả hơn rất nhiều
    Tổng hợp và phân loại sẽ giúp việc học văn trở nên hiệu quả hơn rất nhiều
    Biết cách tổng hợp và phân loại nội dung kiến thức
    Biết cách tổng hợp và phân loại nội dung kiến thức
  3. Môn Văn vốn rất dế đối với những bạn có năng khiếu văn chương bẩm sinh, nhưng nếu chịu khó học hỏi và vận dụng tốt những phương pháp cơ bản nêu trên thì dù bạn có năng khiếu hay không việc học văn cũng không còn là vấn đề đáng lo ngại. Dù môn Văn không có một đáp án chính xác cụ thê hoàn toàn nhưng để viết hay bạn cần phải viết đúng phương pháp. Thế nên, để thi tốt môn văn bạn cần có kĩ năng làm bài nhuần nhuyễn.


    Trong quá trình ôn luyện và thi Văn thì kĩ năng làm bài đóng vai trò hết sức quan trọng. Để đạt kết quả tốt nhất có thể trong kì thi tuyển sinh, các bạn cần phải trau dồi kĩ năng phân tích, giải thích, bình luận, so sánh, đối chiếu... Từ đó, biết kết hợp, vận dụng khéo léo trong bài viết để tạo nên sự đa dạng, mới mẻ trong lối viết, tránh cách dụng văn đơn điệu, một màu, nhàm chán. Một khi đã viết văn thuần thục cộng với kiến thức nền vững, các bạn sẽ không bao giờ phải rập khuôn văn mẫu hay tốn hàng giờ học thuộc tất cả những bài văn mẫu có sẵn. Nhờ vậy, chắc chắn bài văn của bạn sẽ được đánh giá rất cao.

    Ví dụ về kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội
    Ví dụ về kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội
    Kĩ năng làm bài nhuần nhuyễn
    Kĩ năng làm bài nhuần nhuyễn
  4. Sáng tạo trong bài thi Văn chắc chắn sẽ mang lại cho bạn điểm số cao. Trong một đoạn văn các bạn nên đa dạng hóa kiểu câu, bên cạnh câu đơn, câu tường thuật, nên dùng câu phức, cảm thán, câu hỏi tu từ nhằm tạo ra giọng điệu mới. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên sử dụng các dẫn chứng thực tế, gần gũi cho bài văn Nghị luận xã hội, hay những chi tiết trong các tác phẩm văn thơ khác để so sánh và làm nổi bật hơn tác phẩm được yêu cầu phân tích. Không nên dùng những dẫn chứng quá quen thuộc, quá phổ biến dễ gây nhàm chán; ngôn từ nên đa dạng linh hoạt và chính xác...


    Khi viết bài nghị luận văn học, phần mở bài nên cố gắng dùng một câu thơ hay lời văn, câu danh ngôn của các tác gia nổi tiếng trong và ngoài nước có ý nghĩa gần gũi với tác phẩm được đề cập trong đề thi nhằm tạo ấn tượng ngay từ đầu với giám khảo. Để làm được điều này đòi hỏi quá trình tích lũy kiến thức và đọc nhiều tài liệu tác phẩm văn học ngoài chương trình; gặp lời thơ, lời văn nào có ý nghĩa mình đều ghi lại vào sổ tay - đây là thói quen cần thiết đối với bất kì người học văn nào.

    Sáng tạo giúp bài văn của bạn đạt điểm số cao
    Sáng tạo giúp bài văn của bạn đạt điểm số cao
    Sáng tạo
    Sáng tạo
  5. Cách học giỏi văn hiệu quả nhất là đừng bao giờ sợ nó. Nếu bạn là người có năng khiếu văn chương thì đó là lợi thế và là một điều may mắn. Tuy nhiên, nếu bạn không phải tuýp người này thì cũng không nên lo sợ bởi năng khiếu chỉ là một phần rất nhỏ. Điều bạn cần có là sự quyết tâm, kiên nhẫn và áp dụng những cách học văn hiệu quả trong quá trình chinh phục nó. Để chinh phục môn văn đừng quên bước tham khảo nhé.


    Các bạn thí sinh nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc này sẽ giúp cho các bạn có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi. Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng… Các bạn cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt trong biểu điểm chấm thi, hay qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó. Như vậy, bài của các bạn sẽ rất sát với đáp án của Bộ và sẽ được đánh giá rất cao.

    Đáp án tham khảo đề thi Môn Văn 2016
    Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm
    Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm
  6. Ngữ văn, một môn học gây ám ảnh đối với nhiều học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Là môn học được cho là khá khó để có thể học tốt. Nhưng đây lại là môn bắt buộc có trong tất cả các lần thi như: thi cuối kì, cuối cấp, thi tốt nghiệp, thậm chí nếu ai chọn khối xã hội thì chắc chắn phải vượt qua bài thi môn Văn. Nhiều bạn vì quá áp lực mà chọn cách học tủ. Đây là một lựa chọn sai lầm và đầy rủi ro cho bài thi Đại học quan trọng của bạn.


    Có thí sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, nên năm sau sẽ không rơi vào bài đó nữa. Nhận thức như vậy là chủ quan, vừa sai lầm, vừa thiển cận. Vì đề thi được chọn từ ngân hàng đề thi nên rất có thể lại được đưa vào năm tiếp theo. Tác phẩm này năm trước đưa vào phần Nghị luận văn học thì năm nay có thể được đưa vào phần Đọc hiểu hay Nghị luận xã hội. Vì vậy, các bạn thí sinh nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Học tủ sẽ tạo cảm giác lo lắng, làm ảnh hưởng đến tâm lí khi bước vào phòng thi.

    Học tủ sẽ tạo cảm giác lo lắng, làm ảnh hưởng đến tâm lí khi bước vào phòng thi
    Học tủ sẽ tạo cảm giác lo lắng, làm ảnh hưởng đến tâm lí khi bước vào phòng thi
    Không học tủ
    Không học tủ
  7. Nhằm tránh việc thiếu hoặc thừa thời gian, bạn cần phân chia các khoảng thời gian nhất định cho mở bài, thân bài, kết bài; bao nhiêu thời gian là phù hợp? (thân bài thường chiếm một nửa thời gian, còn lại là mở bài và kết bài). Tùy vào khoảngthời gian được yêu cầu mà phân chia cho hợp lý.


    Rất nhiều bạn thí sinh gần hết giờ vẫn chưa làm xong bài dẫn đến tình trạng mất bình tĩnh, gây ảnh hưởng đến kết quả bài thi. Khi tìm hiểu bố cục đề của Bộ Giáo Dục, các bạn hãy tự định hình cho mình mỗi dạng bài chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó tự ước lượng thời gian sao cho hợp lí. Các bạn nên ước lượng sao cho vẫn thừa một khoảng thời gian nhất định để có thể phòng trường hợp như "bí ý", bút hết mực... Các bạn nên dành 5 phút đến 10 phút cuối giờ để có thể đọc lại và soát lại bài để có thể yên tâm sau khi nộp bài.

    Nên biết cách phân bổ thời gian hợp lí khi làm bài thi
    Nên biết cách phân bổ thời gian hợp lí khi làm bài thi
    Phân bổ thời gian hợp lí
    Phân bổ thời gian hợp lí
  8. Rất nhiều bạn có ý nghĩ rằng viết càng dài càng tốt hay viết càng dài càng được nhiều điểm. Ý nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm. Tất nhiên nếu bài văn ngắn quá sẽ làm mất hứng người chấm nhưng các bạn không nên viết quá lan man mà không rõ ý, không trúng với yêu cầu của đề bài. Vì vậy, các bạn nên tự lập cho mình dàn ý trước khi viết, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng để khi viết ta không bị lan man, dài dòng.


    Để đáp ứng được mục tiêu này, việc bạn cần làm là lập dàn ý trước khi bắt đầu viết. Muốn có một bài văn tốt cần lập dàn ý bằng việc gạch đầu dòng các ý cần triển khai vào giấy nháp để đảm bảo trình tự làm ý nào trước ý nào sau; phân chia bố cục hợp lý, đảm bảo nội dung, tránh tình trạng thiếu trước hụt sau. Bạn cần hiểu rằng: việc lập dàn ý giống như vạch định cho mình một kế hoạch, các bước đi khoa học dễ dàng thực hiện ý tưởng đã được định hình sẵn.

    Hãy viết đúng và trúng chứ đừng nên lan man, dài dòng
    Hãy viết đúng và trúng chứ đừng nên lan man, dài dòng
    Viết đúng và trúng
    Viết đúng và trúng
  9. Nội dung có tốt bao nhiêu nhưng hình thức trình bày không đẹp có thể dẫn đến mất điểm hoặc điểm không cao, khó gây ấn tượng tốt đối với người chấm. Bạn cần rèn chữ viết, có thể không đẹp nhưng chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, trình bày sạch sẽ, không được tẩy xóa, bôi đen, gạch bỏ lung tung trong bài làm… Vì như vậy sẽ không tạo được sự liên kết giữa các câu, đồng thời cũng cho thấy bạn cẩu thả trong trình bày.


    Người ta vẫn thường nói "Nét chữ nết người". Trong bài thi đại học, ý kiến ấy vẫn hoàn toàn đúng. Một bài chữ đẹp, trình bày gọn gàng, sách sẽ chắc chắn sẽ tạo một ấn tượng ban đầu với người chấm. Ngược lại, bài văn chữ cẩu thả, trình bày gạch xóa, thử hỏi có ai muốn đọc hết mấy tờ giấy như vậy? Kể cả bạn có viết hay đến đâu, khi người chấm cảm thấy chán nản, mệt mỏi vì chữ xấu và quá nhiều gạch xóa chắc chắn bài của bạn cũng bị đánh giá không cao.

    Bài văn sạch sẽ chắc chắn sẽ để lại ấn tượng cho người chấm
    Bài văn sạch sẽ chắc chắn sẽ để lại ấn tượng cho người chấm
    Viết sạch sẽ
    Viết sạch sẽ
  10. Bên cạnh bài văn nghị luận văn học, phần nghị luận xã hội tuy chiếm số điểm không cao nhưng lại là bài văn phân loại được học sinh. Muốn có bài thi văn điểm cao, bạn cần phải làm tốt cả nghị luận xã hội và văn học. Trong các bài văn nghị luận, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi như bài viết của bạn không đủ ý và khả năng sẽ không giành được điểm tối đa. Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận điểm và làm tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn cho hệ thống lập luận.

    Nếu không có dẫn chứng, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì vẫn không đủ sức thuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe. Bài văn nghị luận sẽ trở thành những lời bàn luận mang tính chất là những khái niệm, lí thuyết suông. Để phần dẫn chứng của bạn có giá trị nhất, bạn nên lưu ý một số điểm sau:


    • Chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính xác
    • Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo yếu tố cần và đủ
    • Đảm bảo tính điển hình, tiêu biểu
    • Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải kết hợp với việc phân tích dẫn chứng.
    • Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận cần đảm bảo tính logic và hệ thống
    Sử dụng dẫn chứng có chọn lọc
    Sử dụng dẫn chứng có chọn lọc
    Sử dụng dẫn chứng có chọn lọc
    Sử dụng dẫn chứng có chọn lọc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy