Top 10 Công trình nhân tạo dài nhất thế giới

Băng Tâm 1288 0 Báo lỗi

Sức sáng tạo của con người là vô hạn. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Các công trình được xây dựng có thể rất hoành tráng, vĩ đại hoặc cũng có thể bị cho ... xem thêm...

  1. Xa lộ Liên Mỹ là một mạng lưới đường giao thông kết hợp đi qua 17 quốc gia để tạo thành một tuyến đường 48.000 km, chảy lệch theo từ Alaska đến Argentina nên cần một nỗ lực kết nối quốc tế rất lớn để thống nhất và hoàn thành. Xa lộ Liên Mỹ được ghi danh kỉ lục Guinness Thế giới là “con đường ô tô” dài nhất trên thế giới. Tuyến đường bộ liên tục này, ngoại trừ một đoạn ngắt quãng rừng nhiệt đới dài khoảng 100 km (60 dặm), được gọi là Darien Gap. Tuyến đường này gần như tất cả các quốc gia lục địa châu Mỹ trong một hệ thống đường cao tốc kết nối.


    Theo sách kỷ lục Guinness, đây là tuyến đường bộ xe có động cơ có thể lưu thông dài nhất thế giới. Tuy nhiên, do có đoạn gián đoạn Darien Gap, người ta không thể vượt qua giữa Nam Mỹ và Trung Mỹ bằng xe cơ giới truyền thống. Đường cao tốc Xuyên Mỹ đi qua nhiều vùng khí hậu và các loại hình sinh thái khác nhau, từ rừng rậm, sa mạc khô cằn, một số trong đoạn số đó chỉ đi được trong mùa khô, và ở nhiều khu vực lái xe đôi khi nguy hiểm.

    Xa lộ Liên Mỹ trên bản đồ
    Xa lộ Liên Mỹ trên bản đồ
    Xa lộ Liên Mỹ (Ảnh minh hoạ)
    Xa lộ Liên Mỹ (Ảnh minh hoạ)

  2. Vạn lý Trường Thành được xây dựng vào 2300 năm trước và kết thúc vào năm 1644 sau Công nguyên tại thời triều đại nhà Minh kéo dài với nhiều tháp đồng hồ và tháp pháo. Với mục tiêu chính là bảo vệ chống lại các cuộc xâm lược, vạn lý trường thành cũng được sử dụng như là một phương tiện để kiểm soát biên giới. Nhiều phần của tường thành đã bị mai một theo thời gian từ năm 1957 đã được khôi phục và bảo tồn liên tục.


    Qua hàng ngàn năm, qua các triều đại, nhiều phần của Vạn Lý Trường Thành đã bị tàn phá nghiêm trọng do cả tác động của chiến tranh, con người và thiên nhiên. Vạn Lý Trường Thành mà khách đi tour Bắc Kinh giá rẻ được khám phá ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh, từ 1368 - 1647, bắt đầu từ Hổ Sơn (Liêu Ninh) và kết thúc ở Gia Dục Quan (Cam Túc). Theo các nghiên cứu khảo cổ, Vạn Lý Trường Thành dài khoảng 8.850km nhưng theo số liệu năm 2012, chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên đến 21.196km.

    Vạn lý trường thành
    Vạn lý trường thành
    Vạn Lý Trường Thành
    Vạn Lý Trường Thành
  3. Đường sắt xuyên Siberia nối Moscow với Vladivostok được coi là hệ thống đường sắt dài trên thế giới. Nó được xây dựng để đáp ứng nhu cầu di chuyển ở Siberia, cho phép vận chuyển cả người và hàng hóa một cách nhanh hơn, tạo điều kiện cho sự di cư của hàng triệu người vào Siberia từ phía Tây. Trong Thế chiến II, hệ thống đường sắt này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vật liệu và chạy trốn của người dân khỏi châu Âu.


    Tuyến đường sắt xuyên Siberia là tuyến đường sắt huyền thoại đi qua toàn bộ nước Nga trải dài từ tây sang đông. Điểm xuất phát là từ Moscow, và điểm cuối cùng là Vladivostok ở Viễn Đông, nơi này cách không xa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đường sắt xuyên Siberia là tuyến đường sắt dài nhất thế giới. Chiều dài tính từ Moscow đến Vladivostok là 9288,2 km. Tàu đi hết quãng đường này tùy theo số lượng điểm dừng mất từ 6 - 7 ngày. Khi đi 7 múi giờ sẽ được thay thế nhau.

    Bản đồ đường sắt xuyên Siberia
    Bản đồ đường sắt xuyên Siberia
    Tuyến đường sắt xuyên Siberia
    Tuyến đường sắt xuyên Siberia
  4. Năm 1885, để ngăn những chú chó hoang Dingo ra khỏi phần phía đông của Úc - nơi nuôi cừu phát triển mạnh mẽ, hàng rào Dingo lần đầu tiên được xây dựng với chiều dài 5.614 km nhưng không hoàn toàn hiệu quả. Hàng rào được làm chủ yếu bằng lưới thép mặc dù một số đoạn của hàng rào được làm bằng sợi rào điện tích hợp nhưng chủ yếu vẫn bằng lưới thép nên khi có một vài lỗ thủng, một số chú chó hoang Dingo đi qua dễ dàng. Thường hàng rào là thứ không tốn kém và có thể được dựng xong trong vài ngày, nhưng với người Australia, hàng rào Dingo là một công trình hoàn toàn khác. Hàng rào này trải dài hơn 5.600 km từ thị trấn Jimbour, Queensland tới tận bờ biển vịnh Great Australia Bight phía tây nam Australia.


    Từ những năm 1860, nhiều con tàu từ Anh tới Australia để lập nên các khu định cư đầu tiên và đem theo thỏ làm thức ăn, nhưng lũ thỏ đã sinh sôi tới mức không loài động vật ăn thịt nào có thể địch lại. Hàng trăm triệu con thỏ lan rộng khắp lục địa này, phá hoại toàn bộ mùa màng của người dân. Chính quyền bang Tây Australia quyết định dựng lên hàng rào lưới thép dài 1.833 km để ngăn chặn sự bùng nổ của loài thỏ. Tuy nhiên, công trình này bị xếp xó do không thể kiểm soát lũ thỏ, mà lại hiệu quả cho lợn, kangaroo hay cừu. Một vấn đề khác nổi lên là những bầy chó hoang (Dingo) hoành hành, chúng ăn thịt hàng triệu con cừu mỗi năm do đó, người ta đã lập nên hàng rào Dingo này.

    Hàng rào Dingo
    Hàng rào Dingo
    Hàng rào Dingo
    Hàng rào Dingo
  5. Kênh Grand được xây dựng từ những năm 600 sau Công nguyên với chiều dài 1.776 km, góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Nhiều bộ phận cống cổ trước kia đã không được sử dụng nhưng phần phía Nam dường như vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Chắc chắn sẽ rất nhiều người bất ngờ khi biết được rằng kênh đào Grand Canal thơ mộng này lại chính là mạch giao thông chính tại Venice vì nơi đây được xem là thành phố hiện đại duy nhất ở Châu Âu không sở hữu các phương tiện đi lại phổ thông như xe hơi, xe máy...


    Nhờ vào vị thế nằm ở giữa các khu phố tấp nập mà hệ thống kênh đào này được chọn làm "con đường" di chuyển hằng ngày của người dân thông qua các con thuyền, ghe... vô cùng độc đáo. Chính nhờ vị thế đặc biệt như vậy mà ngày nay dạng thức du lịch thông qua việc ngồi trên những con thuyền và chiêm ngưỡng những địa danh nổi tiếng nằm hai bên bờ kênh đang trở nên vô cùng phổ biến tại vùng đất này. Xuôi dọc theo con kênh, bạn sẽ lần lượt đi qua các tọa độ đầy thu hút trong thành phố như cầu Ponte Degli Scalzi, cầu Ponte Della Costituzione hay cầu Rialto...và ngắm nhìn các cặp tình nhân thể hiên tình yêu ngay trên cầu chắc chắn sẽ là một trải nghiệm cực kỳ thú vị đấy.

    Hoàng hôn trên kênh Grand
    Hoàng hôn trên kênh Grand
    Kênh Grand
    Kênh Grand
  6. Con đường đá Appian dài 563 km này được lát bằng những viên đá kết hợp với nhau rất chặt chẽ. Điều đặc biệt là nó được xây dựng bằng tay vào năm 312 trước Công nguyên nhưng rất bằng phẳng. Ngày nay, một phần Appian đã được mở cửa cho giao thông lưu thông. Con đường được đặt theo tên của Appius Claudius Caecus, người kiểm duyệt La Mã, người đã bắt đầu và hoàn thành đoạn đầu tiên như một con đường quân sự về phía nam vào năm 312 trước Công nguyên trong các cuộc Chiến tranh Samnite .


    Appian Way là một con đường La Mã được sử dụng như một tuyến đường chính cho các nguồn cung cấp quân sự kể từ khi nó được xây dựng cho mục đích đó vào năm 312 trước Công nguyên. Appian Way là con đường dài đầu tiên được xây dựng đặc biệt để vận chuyển quân đội bên ngoài khu vực nhỏ hơn của Rome lớn hơn (điều này rất cần thiết đối với người La Mã). Một vài con đường bên ngoài thành phố ban đầu là Etruscan và chủ yếu đi đến Etruria. Đến cuối thời Cộng hòa, người La Mã đã mở rộng ra hầu hết lãnh thổ Ý và là bậc thầy về xây dựng đường bộ. Các con đường của họ bắt đầu từ Rome, nơi có hành trình chính, hoặc danh sách các điểm đến dọc theo các con đường, và kéo dài đến biên giới của miền họ - do đó có câu "Mọi con đường đều dẫn đến Rome".

    Đường Appian
    Đường Appian
    Con đường đá Appian
    Con đường đá Appian
  7. Để ngăn chặn sự di cư bất hợp pháp, rào chắn Israel - Ai Cập được hoàn thành với hai lớp hàng rào và dây thép gai được trang bị hệ thống an ninh điện tử và giám sát tiên tiến. Nó đã tiêu tốn 450 triệu USD cho 345 km chiều dài. Trong đó, 230 km đầu tiên phải mất 3 năm để hoàn thành, 15 km sau phải mất nửa năm do phải xây dựng trên địa hình khó khăn. Từ khi còn chưa được xây dựng xong, nó đã được đánh giá là khá hiệu quả trong việc ngăn chặn việc di cư bất hợp pháp.


    Hệ thống hàng rào chạy dọc theo biên giới với Ai Cập được trang bị các thiết bị an ninh hiện đại, nhằm ngăn chặn các Chiến binh Hồi giáo vận chuyển, buôn bán ma túy. Ngoài ra, mục đích của việc xây dựng hệ thống hàng rào này là để ngăn chặn tình trạng người châu Phi di cư và tị nạn sang Isreal thông qua đường biên giới này. Việc xây dựng hệ thống an ninh này được tiến hành trong hai năm với chi phí là khoảng 420 triệu USD.

    Rào chắn giữa Israel và Ai Cập
    Rào chắn giữa Israel và Ai Cập
    Rào chắn giữa Israel và Ai Cập
    Rào chắn giữa Israel và Ai Cập
  8. Năm 1869, kênh đào Suez được hoàn thành, nối liền Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải cho phép các tàu, thuyền rút ngắn quãng đường khi đi du lịch từ châu Âu đến Nam Á, tác động trực tiếp vào nền thương mại thế giới. Kênh đào Suez mất khoảng 10 năm để xây dựng dựa trên sự áp bức và bóc lột nhân công. Kênh đào cung cấp 1 lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu - Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 193,30 km, khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 24 m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được. Tuyến đường dài 164 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía Nam Châu Phi, rút ngắn 6000 km.


    Kênh đào Suez được hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869 mặc dù đã rất nhiều xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật xung quanh công trình. Tổng chi phí đã đội hơn 2 lần so với dự tính ban đầu của các kỹ sư. Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục. Nó cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi. Những khoản nợ khổng lồ đã buộc người kế nhiệm Phó vương Ai Cập bán lại cổ phần trị giá 4 triệu bảng của mình cho người Anh. Tuy nhiên người Pháp vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần chi phối.

    Kênh Suez nhìn từ trên cao
    Kênh Suez nhìn từ trên cao
    Kênh đào Suez
    Kênh đào Suez
  9. New York là một thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ, được mệnh danh là “Thành phố không bao giờ ngủ” với các hoạt động phong phú về thời trang, ăn uống, thương mại... Chính vì thế hoạt động môi trường ở đây cũng rất được chú trọng, đặc biệt là vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho 9,5 triệu người dân thành phố này. Delaware dẫn đầu về độ dài trong hệ thống cống và máng dẫn nước dài trên thế giới. Nó chuyển vào New York 3,8 tỉ lít nước mỗi ngày. Chính vì thế vào năm 1990, khi phát hiện chiếc cống này có nhiều chỗ bị rò rỉ, rất nhiều biện pháp khắc phục đã được đưa ra ngay lập tức do lượng nước hao hụt quá lớn, lên tới 36 triệu lít nước mỗi ngày.


    Theo đó, cống Catskill được xây dựng 100 năm trước, kéo dài gần 150km từ hồ chứa Ashokan ở dãy núi Catskill đến ranh giới phía bắc của thành phố. Khi nó được hoàn thành vào đầu những năm 1900, cống Catskill được một số người coi là công trình kỹ thuật ngang tầm kênh đào Panama hoặc Suez. Được biết, địa hình của nó nằm ở vùng núi Catskill, với rất ít đá vôi nên nguồn nước của thành phố chứa rất ít canxi. Thêm nữa, độ pH tự nhiên 7,2 gần với độ pH 7 của nước tinh khiết. Cống Delaware dài 136km được hoàn thành vào giữa những năm 1940, cống Delaware lớn đến mức một chiếc tàu ngầm thường xuyên ra vào cống để kiểm tra vấn đề rò rỉ tại đây.

    Cống dẫn nước Delaware
    Cống dẫn nước Delaware
    Hệ thống dẫn nước Delaware trên bản đồ
    Hệ thống dẫn nước Delaware trên bản đồ
  10. Được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế La Mã Hadrian và được đặt tại Vương quốc Anh, bức tường Hadrian là một pháo đài phòng thủ đánh dấu biên giới phía tây bắc của Đế quốc La Mã trong ba thế kỷ. Bức tường có chiều dài 73 dặm và trải dài từ hai đầu bờ biển, cắt ngang miền Bắc nước Anh ngày nay, giữa Wallsend ở phía đông đến Bowness-on-Solway ở phía tây. Việc xây dựng có thể đã được bắt đầu vào khoảng năm 122 SCN, sau khi Hadrian đến thăm một tỉnh La Mã mà thời bấy giờ được gọi là Britannia, và người ta cho rằng đã có một đội quân 15.000 người làm việc trong ít nhất sáu năm để hoàn thành bức tường. Phần lớn bức tường được làm từ đá, mặc dù một vài phần được đắp từ đất cỏ.


    Các pháo đài nhỏ, được gọi là milecastle, đã được dựng lên cách nhau một dặm La Mã (tương đương với 0,91 dặm hiện đại) dọc theo bức tường, và hai tháp quan sát được đặt giữa mỗi pháo đài nhỏ. Ngoài ra, còn có hơn một chục pháo đài lớn dọc theo chiều dài bức tường nơi các binh sĩ đồn trú. Một công sự đất khổng lồ bao gồm một rãnh chạy dọc hai gò song song, mà ngày nay được gọi là Vallum, được xây dựng ngay phía nam của bức tường. Hadrian tại vị từ năm 117 cho đến khi ông qua đời năm 138. Sau đó, hoàng đế mới, Antoninus Pius, đã dựng lên một bức tường bằng đất cỏ ở phía bắc bức tường Hadrian, mà ngày nay là Scotland.


    Bức tường Hadrian
    Bức tường Hadrian
    Bức tường Hadrian
    Bức tường Hadrian



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy