Top 10 Món ăn vặt hấp dẫn nhất tại Thanh Hóa

Lê Nhung 919 0 Báo lỗi

Mảnh đất Thanh Hóa xưa giờ vốn nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Thế nên du lịch Thanh Hóa không chỉ là thưởng ngoạn cảnh đẹp nên thơ, những con ... xem thêm...

  1. Nhắc đến đặc sản Thanh Hoá, bên cạnh nem chua, mắm tép, bánh gai... chắc chắn không thể bỏ qua món chả tôm thơm lừng và hấp dẫn. Chẳng ngoa khi nói rằng chả tôm là một trong những món ăn độc đáo và khó tìm nhất vùng đất Bắc Trung Bộ. Cách làm chả tôm Thanh Hoá không phức tạp, thế nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cho tới lúc chế biến. Tôm không cần to nhưng phải thật tươi, sau khi rửa sạch sẽ được hấp hoặc luộc sơ qua cho dễ bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi và phần chỉ đen ở sống lưng rồi giã nhỏ. Nhớ là giã nhỏ chứ không phải nghiền nhuyễn, như thế mới giữ lại được vị tôm ngon nhất.


    Cùng với tôm, phần nhân chả còn cần thêm chút thịt ba chỉ rán vàng, băm lẫn với hành khô vào bánh phở cắt nhỏ, nêm gia vị vừa ăn. Đặc biệt, nhân chả nhất định phải có thêm chút hạt tiêu để tạo vị cay thơm. Ngoài ra, nếu muốn chả có màu đẹp mắt và trông hấp dẫn hơn, người ta có thể cho thêm chút gấc vào và trộn đều. Phần vỏ của chả tôm được làm từ bánh phở, loại bánh hơi dày và dai một chút để khi cuốn chả không bị rách. Mỗi miếng vỏ được cắt chừng 4 cm x 7 cm, thế là đủ cho một miếng chả vừa đẹp mắt mà ăn cũng vừa miệng nữa. Chả tôm ngon nhất là khi ăn nóng. Khi đó, mùi thơm và hương vị của miếng chả là chân thực nhất, hấp dẫn nhất. Đặc biệt không thể thiếu được thứ nước chấm pha loãng chua cay mặn ngọt, ăn kèm với sung muối hay dưa góp đu đủ.

    Chả tôm nướng
    Chả tôm nướng
    Chả tôm
    Chả tôm

  2. Trong rất nhiều món ăn vặt nổi tiếng của Thanh Hóa, sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến món bánh khoái tép dân dã mà thơm ngon khiến ai đã ăn một lần là nhớ mãi. Vào những ngày se lạnh, món ăn này lại càng thu hút đông thực khách đến thưởng thức. Nguyên liệu chính để làm món bánh khoái tép là gạo tẻ. Gạo sau khi ngâm vừa đủ thì đem xay thành bột nước. Để làm ra món bánh khoái tép còn cần thêm các nguyên liệu khác như: rau cần, bắp cải, hành... và đặc biệt là tép tươi. Tép làm bánh khoái phải là tép đồng tươi đang còn nhảy tanh tách được mua từ sáng sớm rồi rửa sạch, ướp gia vị và xào chín. Rau cần bỏ lá chỉ dùng thân cắt khúc vừa ăn; bắp cải được thái sợi nhỏ…


    Bánh khoái tép phải ăn nóng mới ngon, vì vậy khách thường đến ăn tại quán. Khi có khách gọi, cô Loan mới bắt đầu tráng bánh. Đầu tiên là cho chút dầu mỡ láng một lớp thật mỏng trên mặt chảo rồi rải đều rau cần, rau bắp cải lên, sau đó rắc những con tép đỏ hồng lên phía trên và cuối cùng là đổ bột để khoảng 1 phút thì lật bánh cho chín đều rồi cho ra đĩa là có thể ăn được. Bánh khoái tép khi được mang ra đang bốc hơi nóng hổi ăn cùng nước mắm ngon và dưa góp được làm từ đu đủ, cà rốt, sung… thêm chút chua của quất, cay của tiêu của ớt, rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày mưa rét. Với lớp vỏ bột được tráng mỏng giòn tan cùng vị ngọt mát của rau cần, bắp cải, vị bùi của tép khiến bánh khoái tép Thanh Hóa trở nên dễ ăn, khách có thể ăn no mà không bị ngấy như nhiều món bánh khác.

    Bánh khoái tép
    Bánh khoái tép
    Bánh khoái tép
    Bánh khoái tép
  3. Top 3

    Ốc

    Trong tiết trời sang thu với những con gió se se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi bên cạnh bát ốc luộc nóng hổi, vừa khều thịt ốc vừa thổi mới thấy ngon. Thú vị nhất là khi được hít hà hương ốc nóng, được chấm miếng thịt ốc vừa dai vừa giòn vào bát nước chấm ốc cay cay, thơm thơm... ngon không thể tả. Chỉ là ốc luộc thôi, ấy vậy mà bao người xa quê nhớ. Mỗi vùng miền có một nền văn hóa ẩm thực với những nét đặc trưng riêng. Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội mang một nét rất đặc biệt, thanh lịch và rất tao nhã. Khác với miền Trung thích ăn cay nhiều, hơi ngọt, hơi mặn và với người miền Nam là chua, cay nhiều và ngọt đậm, người Hà Nội lại thích tất cả các vị mặc dù khẩu vị chính của họ là ít cay, ít chua, ít ngọt. Có thể hơi hàn lâm nhưng nó lại mang đến cảm giác cực kỳ gần gũi thân thuộc, đôi khi qua những món ăn tưởng chừng như đơn giản, dễ chế biến mà món ốc luộc là một điển hình.


    Ốc núi trú ngụ ở sâu trong các vách đá, ăn lá cây ở rừng. Khi có mưa, chúng bò ra những điểm quen thuộc là những bụi cỏ Xạc, cỏ Gắm... Bởi sau khi mưa xong, những bụi cây này vẫn còn nguyên sự ẩm ướt. Để không bị chồng chéo nhau, mọi người tản ra theo nhiều hướng đi tìm ốc núi. Phải chịu khó vạch các kẽ đá, lùm cây, bụi cỏ gai… mới thấy được nhiều "chiến lợi phẩm". Vừa nhanh tay nhặt những con ốc to tròn bỏ vào bao tải, cô Minh người cùng đi vừa kể cho tôi nghe về những công dụng của ốc núi. Ốc núi chỉ ăn các loại lá rừng, trong đó có nhiều cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh. Vậy nên, ăn ốc núi rất lành. Nhiều người ăn các loại ốc khác thì bị đau bụng, còn ăn ốc núi thì khỏi phải lo. Người dân nơi đây, thường cho trẻ con ăn ốc núi để chữa bệnh Cam, Sài, những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Ốc núi là món đặc sản của người dân Nga Sơn. Đôi khi, ốc núi còn được đánh giá là một thứ hàng hiếm, bởi chỉ sau khi mưa to, mới có thể đi bắt về. Thế nên, với họ, nguồn lợi nhuận thu được từ ốc không hề nhỏ.

    Ở Thanh Hóa có những “phố ốc” như Bến Ngự, Tân An, Lê Lai
    Ở Thanh Hóa có những “phố ốc” như Bến Ngự, Tân An, Lê Lai
    Ốc núi là món đặc sản của người dân Nga Sơn
    Ốc núi là món đặc sản của người dân Nga Sơn
  4. Nói đến bánh cuốn thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam chúng ta. Mỗi một vùng miền sẽ mang lại hương vị bánh cuốn khác nhau. Nhưng nếu ai đã từng thưởng thức bánh cuốn Thanh Hóa thì chắc chắn sẽ bị “nghiện” ngay từ lần đầu tiên bởi hương vị cực ngon, không thể lẫn với nơi nào khác. Bánh cuốn Thanh Hóa gây ấn tượng với thực khách bởi độ mềm nhưng vẫn giữ được độ dai không bị bở. Không chỉ có bột ngon, nhân xuất sắc và nước chấm đậm đà, để bánh được thơm, ngon bắt mắt nhất còn phải phụ thuộc nhiều vào người tráng bánh. Người xứ Thanh có bí quyết riêng để làm món bánh cuốn ngon và không hề lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Cũng vì lẽ đó mà bánh cuốn Thanh Hóa nổi tiếng và được nhiều người yêu thích nhất. Dù ăn ở đâu đi chăng nữa, hương vị bánh cuốn Thanh Hóa vẫn là số 1 trong lòng thực khách.


    Bánh cuốn là món ăn đặc sản Thanh Hóa trứ danh sử dụng nguyên liệu chính là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của Thanh Hóa như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa. Những hạt gạo ở đây mọng tròn, đều tăm tắp, dẻo thơm. Gạo được mang đi ngâm từ 5-8 tiếng cho đến khi ngậm đủ nước và được pha tỷ lệ thích hợp để khi bánh nguội vẫn giữ được độ thơm ngon. Sau đó cho vào cối đá xay bằng tay. Dưới sự kiên trì của người làm bánh, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem đi tráng. Bột bánh phải được xay bằng cối đá mới chuẩn vị. Nếu bột xay bằng máy xay công nghiệp thô thì miếng bánh làm ra sẽ bị dày, không ngon.

    Bánh cuốn Xứ Thanh
    Bánh cuốn Xứ Thanh
    Bánh cuốn nóng
    Bánh cuốn nóng
  5. Bánh bèo là một món bánh rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng phổ biến ở miền Nam Việt Nam.[1] Bánh bèo đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân Viêt Nam từ bao đời nay. Bánh bèo là sự kết hợp của 3 yếu tố chính đó là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm. Nước chấm bánh bèo là một hỗn hợp với thành phần chính là nước mắm và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Món bánh bèo trở nên hấp dẫn và có mùi vị hơn khi thêm mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương mà có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc.


    Ở miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Không nổi tiếng bằn nhưng bánh bèo Thạn Hóa cũng không kém phần đặc sắc. Bánh bèo Thanh Hóa đa phần đúc bằng chén nhưng thường là ăn chung với nhiều loại bánh cũng như gia vị khác, làm cho hương vị đặc trưng của bánh bèo mất đi phần nào. Ở Thanh Hóa, bánh bèo biến thể thành bánh bèo ngọt. Trong chế biến người ta trộn nước đường (thường là đường vàng hòa tan vô nước rồi nấu sôi lên để nguội) vào bột gạo, có thêm lá dứa cho thơm. Nhân bánh thường là đậu xanh nấu tán nhuyễn và bánh bèo ngọt Thanh Hóa ăn với nước cốt dừa. Đây là một món bánh ăn vặt rẻ tiền, ngon và là ký ức tuổi thơ của người Thanh Hóa.

    Bánh bèo
    Bánh bèo
    Bánh bèo
    Bánh bèo
  6. Thanh Hóa có rất nhiều món ăn ngon, dân dã như Nem chua, nem thính, bánh ích, mắm cáy, bánh răng bừa… Những món ăn được tạo nên từ chính cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Món cháo canh Thanh Hóa là một món ăn điển hình của nơi đây. Món ăn đặc biệt thơm ngon từ những nguyên liệu đơn giản và thân thuộc. Cháo canh - tên gọi độc đáo mà ít người biết đến. Nếu có dịp ghé Thanh Hóa, chắc chắn bạn đừng bỏ lỡ món ăn đặc biệt này nhé. Món đặc sản này làm từ những nguyên liệu quen thuộc: Bột gạo, bánh canh và nước hầm xương ống ngon ngọt.Những sợi bánh canh là nguyên liệu được lựa chọn rất kĩ càng, sợi bánh canh phải mềm, dai vừa phải. Hơn nữa khi chuẩn bị nguyên liệu bánh canh thì sẽ chần qua nước ấm sau đó nhúng với bột gạo. Cách làm này khiến tô cháo sánh mịn thơm ngon.


    Để nấu được món cháo canh ngon, trước tiên phải chọn được sợi bánh canh mềm và dai. Sợi bánh canh sẽ được nhúng qua nước ấm rồi để ráo, sau đó trộn với bột gạo. Với cách làm này thì sợi bánh khi nấu lên sẽ được mềm và sánh nhờ lớp bột gạo bám bên ngoài. Tuy nhiên, món cháo canh ngon phụ thuộc nhiều vào phần nước dùng được hầm từ xương ống. Ngoài ra, thịt lợn và tôm cũng được những chủ quán ở đây dùng nấu cháo canh để làm cho món ăn thêm đa dạng hương vị. Sợi bánh canh sẽ được cho vào nồi sau cùng và đun nhanh trong khoảng 2-3 phút. Trước khi múc cháo canh ra tô thì cho thêm một chút sa tế và rau mùi khiến khách “ngồi không yên”. Một tô cháo canh nóng hổi thêm chút sa tế cay nồng, một chút rau mùi và rau sống ăn kèm quả không còn gì ngon bằng. Món ăn này khiến bạn phải xuýt xoa và trầm trồ khen ngon đấy.

    Cháo canh
    Cháo canh
    Cháo Canh
    Cháo Canh
  7. Bánh mì là một loại đồ ăn rất phổ biến của Việt Nam, bao gồm vỏ là một ổ bánh mì nướng có da giòn, ruột mềm, bên trong là phần nhân. Tuỳ theo hương vị vùng miền hoặc sở thích cá nhân mà người ta sẽ tạo thành những kiểu nhân khác nhau (thường là nhân chả lụa, thịt, cá, thực phẩm chay hoặc mứt trái cây... kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như patê, bơ, rau, ớt, đồ chua...). Bánh mì được xem là một loại thức ăn nhanh và bình dân dành cho buổi sáng, hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Vì có giá thành phù hợp, nên món này được rất nhiều người ưa chuộng. Loại bánh mì này có nguồn gốc từ bánh baguette do người Pháp đem vào Miền Nam Việt Nam từ những thế kỷ trước đây (có người cho rằng món này đã có tại Việt Nam từ 150 năm trước).


    Sau này, phạm vi ảnh hưởng của bánh mì đã lan ra khắp Miền Trung và Miền Nam, đặc biệt là bánh rất thịnh hành ở Sài Gòn. Trong quá trình cải tiến, người Sài Gòn đã chế biến chiếc bánh baguette thành ổ bánh mì nhỏ và ngắn hơn, chỉ còn khoảng 30 - 40 cm, và ruột thì rỗng hơn để có thể đưa phần nhân vào giữa hai lớp vỏ bánh, tương tự như món bánh mì kẹp.[6] Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà món bánh mì có những tên gọi khác nhau. Ngoài ra, người ta cũng có thể ăn kèm chúng với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tại Thanh Hóa, món bánh mì cũng rất phổ biến vaflaf món ăn vặt hấp dẫn, đặc biệt là bánh mì Hà Nam. Bánh mỳ Nam Hà phố Trường Thi bao gồm một chuỗi cửa hàng bán bánh mỳ gia truyền. Bánh mỳ ở đây mang thương hiệu riêng, hương vị không đổi suốt hơn 20 năm qua. Nhân bánh rất đa dạng để bạn lựa chọn, ngon nhất phải kể đến bánh mỳ kẹp nem chua rán, kẹp bò khô, thịt quay...

    Bánh mỳ Nam Hà
    Bánh mỳ Nam Hà
    Bánh mỳ Nam Hà
    Bánh mỳ Nam Hà
  8. Bánh răng bừa có nguồn gốc từ làng Trung Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Khi xưa, vua Lê Hoàn đích thân xuống đồng cày ruộng trong Lễ Hội đầu năm. Và bánh răng bừa chính là một trong những đặc sản tiến vua thời xưa được yêu thích nhất. Người dân nơi đây đã chắt lọc, chọn lựa những hạt gạo ngon nhất để làm nên những chiếc bánh với hương vị riêng dâng lên vua. Bánh răng bừa có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá. Tuy nhiên, người Thanh Hóa lại gọi cái tên đặc biệt như thế. Bởi hình dạng chiếc bánh trông rất giống cái răng bừa, một công cụ lao động của người dân nơi đây. Món bánh truyền thống đặc biệt này được làm vào các ngày rằm, giỗ, tết Nguyên Đán hay những khi nhà có công việc. Hiện nay, bạn cũng có thể dễ dàng thưởng thức chúng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, món bánh này ăn ngon nhất là vào ngày Đông. Khi những chiếc bánh còn nóng hổi, dậy mùi thơm của hành mỡ, mềm ngon, vừa miệng.


    Nguyên liệu tạo nên bánh răng bừa bao gồm gạo tẻ dẻo, ngon, thịt lợn ba chỉ hoặc nạc vai, hành khô, mộc nhĩ, lá dong loại nhỏ hoặc lá chuối xé nhỏ. Gia vị bột ngọt dầu ăn, tiêu bắc, muối, nước mắm ngon, nấm hương… Gạo để làm bánh lá răng bừa được tuyển chọn từ những hạt gạo tẻ dẻo và ngon nhất. Gạo tẻ sau khi vo, ngâm trong nước lạnh khoảng 2 - 3 giờ thì đem xay thành bột. Thường thì người ta sẽ xay cùng với nước bằng một chiếc cối xay bột thủ công để cho bột dẻo và mịn hơn. Còn nếu xay bột khô bằng máy thì bạn phải căn pha nước sao cho vừa đủ. Sau đó, bột bánh được đặt lên bếp nấu, dùng tay khuấy đều, liên tục để bột không bị vón cục cũng không quá chín. Cho đến khi nồi bột gạo đặc sệt thì bắc ra ngoài để gói bánh. Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá chỉ to bằng ngón tay trỏ được xếp ngay ngắn vào nồi, sau đó đổ nước đun sôi, luộc chín. Khi chín, mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu hòa cùng mùi bột gạo sẽ tỏa ra ngào ngạt. Chấm với một chút nước mắm nguyên chất đúng là ngon khó cưỡng.

    Bánh răng bừa
    Bánh răng bừa
    Bánh răng bừa ăn cùng nước chấm chua ngọt
    Bánh răng bừa ăn cùng nước chấm chua ngọt
  9. Nói đến du lịch Thanh Hóa thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến bãi biển Sầm Sơn, một trong những bãi biển hút khách du lịch nhất tại Việt Nam. Về ẩm thực thì nơi đây cũng rất hấp dẫn du khách bởi những món ăn như bánh răng bừa Thanh Hóa, chả tôm Thanh Hóa, Ngoài ra, còn một món ăn đặc sản nức tiếng gần xa đó chính là nem chua. Nem chua nổi tiếng đến mức mà khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió này. Sở dĩ món ăn này đặc biệt đến vậy vì đã tồn tại rất lâu. Theo thời gian, những món nem chua truyền thống được người dân Thanh Hóa sáng tạo ra thêm nhiều cách chế biến và thưởng thức độc đáo khác nhau. Nem chua không chỉ là một món ăn truyền thống được sử dụng trong những dịp lễ tết quan trọng mà còn là một món quà thiết đãi bạn bè gần xa mỗi khi đến với miền quê Thanh Hóa. Thưởng thức nem chua Thanh Hóa dù chỉ một lần là bạn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon ấy.


    Dù chỉ là một món ăn dân dã nhưng để nem chua trở thành món ăn nức tiếng gần xa như vậy là một công đoạn làm nem khá cầu kỳ, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Nguyên liệu làm nem chua gồm có thịt sống, bì lợn và nhiều loại gia vị khác như tiêu, tỏi, ớt. Tất cả những nguyên liệu này sẽ được cho lên men, vì vậy khi chín ăn sẽ thấy vị chua nhè nhẹ, đậm đà. Và để làm ra được món nem chua ngon thì cần phải có bí quyết gia truyền riêng. Thịt lợn dùng để làm nem phải là loại thịt mông nạc, được lọc kỹ để không bị dính mỡ, gân. Sau khi được lọc thịt sẽ được thái thật mỏng và cho vào cối giã nhỏ, mịn hoặc cho vào máy xay nhuyễn. Bì lợn dùng làm nem phải là loại bì được lấy ở phần lưng và hông của con lợn để đảm bảo được độ dày, dai và giòn. Bì lợn sẽ được cạo sạch lông, luộc chín và thái chỉ nhỏ. Sau đó, người ta sẽ trộn bì lợn và thịt lợn đã xay nhuyễn, thêm các loại gia vị cần thiết.

    Nem chua Cổ truyền
    Nem chua Cổ truyền
    Nem chua Thanh Hóa
    Nem chua Thanh Hóa
  10. Làng Thịnh Mỹ hay còn được gọi là làng Mía, xã Thọ Diên (Thọ Xuân, Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh gai. Khởi phát từ thời Hậu Lê, thế kỷ thứ XV, những người dân làng Mía vẫn miệt mài giữ và phát triển nghề ngày một hưng thịnh hơn. Ở đây, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người thợ ngồi quây quần gói bánh. Vị ngọt thơm của bánh tỏa ra khiến thực khách khó có thể kìm lòng. Để làm chiếc bánh nhỏ nhắn này, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu đến khi bánh hình thành rất phức tạp, tất cả đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẫn và cả những kỹ năng của người thợ. Lớp vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, bột lá gai và mật mía. Gạo nếp ngâm từ 2 đến 3 tiếng sau đó được xay mịn. Lá gai, nguyên liệu làm hương vị đặc trưng cho mỗi chiếc bánh, sau khi được chọn kỹ, luộc chín, rửa sạch, ép khô nghiền thành bột rồi mới đem trộn đều với gạo nếp và mật mía tạo nên hỗn hợp bột màu đen sánh nhuyễn.


    Nhân bánh là thành phần không thể thiếu quyết định đến sự thơm ngon của bánh. Nhân bánh được làm từ các nguyên liệu chính như đường, đậu xanh, dừa nạo và một ít dầu chuối. Màu vàng tươi mới của đậu xanh giã mịn cùng màu trắng của những sợi dừa nạo, hương thơm phảng phất tinh dầu chuối giúp cho mỗi chiếc bánh càng trở nên hấp dẫn. Vỏ bánh đen bóng sau khi bọc đều bên ngoài nhân sẽ được rắc lên một lớp vừng trắng để tăng thêm độ bùi béo, vẻ bắt mắt và làm cho chiếc bánh dễ bóc hơn. Sự hòa quyện từ vị dẻo mềm của gạo nếp, vị bùi thơm của nhân đậu xanh trộn lẫn những sợi dừa tươi, sự ngọt ngào đặc trưng của mật mía... bánh gai Tứ Trụ đích thực là một món ngon dễ ăn, dễ “nghiện”. Để mỗi chiếc bánh gai đạt chất lượng, nguyên liệu chính là bột và nhân bánh thôi chưa đủ mà chính nguyên liệu lá chuối cũng rất quan trong việc quyết định đến hương vị của sản phẩm. Lá chuối dùng làm bánh gai phải là lá chuối tiêu khô già tự nhiên trên cây chứ không phải lá chuối tươi được đem đi phơi nắng như nhiều người lầm tưởng. Loại lá khô nắng tự nhiên sẽ giúp cho lá có độ dai và mang đến mùi thơm đặc trưng cho bánh.

    Bánh gai Tứ Trụ
    Bánh gai Tứ Trụ
    Bánh gai được bó thành 5 chiếc một, theo chân khách đi khắp nơi
    Bánh gai được bó thành 5 chiếc một, theo chân khách đi khắp nơi



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy