Top 12 Món ăn vặt hấp dẫn nhất tại thành phố Thanh Hóa

Miu Lee 2861 1 Báo lỗi

Thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa là nơi nổi tiếng với những món ăn vặt hấp dẫn, giá thành hợp lí, đồ ăn ở đây mang hương vị đặc biệt bởi sự giao thoa ... xem thêm...

  1. Bánh cuốn là món điểm tâm sáng không mấy xa lạ với người dân Việt Nam. Bởi những nguyên liệu làm ra món ăn này đậm chất thôn quê Việt. Tuy nhiên, hiện nay bánh cuốn không chỉ còn là món điểm tâm buổi sáng mà được người ta bán cả chiều tối như một thức quà, một món ăn vặt không thể thiếu hàng ngày.

    Bánh cuốn được làm từ bột gạo tráng mỏng, hấp chín. Nhân bánh khá phong phú gồm có: tôm bóc vỏ, thịt nạc vai băm nhỏ, mộc nhĩ, hành,hoặc là trứng lòng đào... Tất cả được cuốn gọn trong chiếc bánh vừa tráng còn nóng hổi. Theo yêu cầu của thực khách, bánh cuốn còn có thể ăn kèm với thịt nướng, chả, rau sống... Phần đặc biệt nhất vẫn phải kể đến nước chấm, tùy từng quán mà nước chấm lại được pha chế khác nhau. Có nơi chỉ đơn giản là nước mắm pha loãng, thêm đường, chanh, tỏi, tiêu hay vài lát ớt và một chút hành phi. Có nơi lại dùng nước dùng ninh từ xương ống, cho thêm gia vị vừa phải và một chút hành, mùi, tiêu, ớt… Bánh khi ăn dẻo quánh, thanh mát, thơm mùi nhân, tất cả hòa quyện với nhau tan chảy trong miệng. Bánh cuốn ngon nhất là ở các phố: Nguyễn Chích, Hàng Thanh, Tống Duy Tân, thành phố Thanh Hóa. Với giá chỉ 10.000 đồng đến 15.000 đồng cho 1 đĩa 5 cái.

    Bánh cuốn
    Bánh cuốn
    Bánh cuốn
    Bánh cuốn

  2. Bánh khoái tép là món ăn đặc sản chỉ có ở Thanh Hóa. Với người dân ở đây, chỉ cần nhắc đến loại bánh này là người ta sẽ hình dung ngay ra một món ăn nghi ngút khói, càng ăn lại càng thấy thơm ngon, đậm đà. Nguyên liệu làm bánh chỉ bao gồm: gạo tẻ xay thành nước, tép tươi loại ngon cùng rau cần và bắp cải thái sợi, thì là. Tép là linh hồn của món bánh nên được người dân lựa chọn rất tỉ mỉ. Phải là tép đồng còn tươi ngon, đem rửa sạch rồi đảo sơ cùng gia vị cho ngấm. Làm món bánh này cũng không quá cầu kì, bắc chảo lên bếp, đun nóng chảo rồi cho mỡ, cho một lớp bắp cải, rau cần sao cho rau rải đều khắp mặt chảo. Tiếp đến là cho bột vào và cuối cùng mới rắc tép lên, đậy vung lại chưa đến 1 phút là có thể gấp bánh lại. Bạn hãy trưng bày ra đĩa, thưởng thức ngay khi bánh còn nghi ngút khói.


    Phần không thể thiếu của bánh chính là nước chấm. Người Thanh Hóa thường chọn loại nước mắm cốt cá ở vùng biển quê hương để pha chế làm nước chấm. Nó không quá ngọt cũng chẳng gay gắt quá, vị vừa phải, vắt thêm quả quất thơm, một chút tiêu, vài lát quả ớt chỉ thiên là xong. Bánh có vị ngọt của rau lẫn vị bùi béo của tép và giòn tan của lớp bột bên ngoài khiến người ăn chẳng thể thấy ngán. Lang thang thành phố Thanh Hóa chiều muộn, ta có thể nhâm nhi một đĩa bánh khoái tép nóng hổi ở các phố: Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa… với giá chỉ từ 5.000 đồng đến 8.000 đồng một chiếc.

    Bánh khoái tép
    Bánh khoái tép
    Bánh khoái tép
    Bánh khoái tép
  3. Bánh bèo có nguồn gốc từ xứ Huế mộng mơ. Nhưng khi đến Thanh Hóa, với bàn tay khéo léo và sự biến tấu của người dân nơi đây, bánh bèo đã trở thành một món ăn nổi tiếng của thành phố và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Cứ chiều chiều là lại tấp tập người vào ra ăn bánh nhộn nhịp cả góc phố.

    Bánh bèo gồm 3 phần: bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn và nước chấm. Khác với bánh cuốn hay bánh khoái tép, nước chấm của bánh bèo đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Người ta thường cho thêm một chút mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ lên bánh để tạo mùi hương đặc trưng, vị béo ngậy. Mỗi loại bánh sẽ có nước chấm ăn kèm riêng biệt và phù hợp. Chén nước mắm chua cay đậm vị góp phần tạo nên sự hoàn hảo cho hương vị của món ăn. Thêm một chút cay nồng của ớt tươi sẽ để lại dư vị the the trong khoang miệng. Ở Thanh Hóa, bánh bèo được biến tấu đi một chút cho hợp khẩu vị của người dân nơi đây bằng cách thêm một chút hành phi và ruốc tôm. Ta có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này tại nhiều hàng quá trên đường Đào Duy Từ, chợ Vườn Hoa... với giá chỉ từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng một đĩa.

    Bánh bèo
    Bánh bèo
    Bánh bèo
    Bánh bèo
  4. Cũng là một món bánh đến với xứ Thanh bởi bàn tay của người Huế. Bánh bột lọc được rất nhiều người yêu thích bởi nó vẫn giữ được hương vị của miền đất cố đô.

    Bánh bột lọc được làm từ bột sắn. Hiện nay người ta chủ yếu dùng bột năng, nhân là tôm trộn với gia vị hoặc thịt nạc xay nhỏ trộn với mộc nhĩ, hành, măng... Bánh được gói trong lá chuối đem hấp cách thủy hoặc luộc chín rồi nhúng nhanh vào nước lạnh. Khi chín, bánh trong veo nhìn rõ sắc đỏ của tôm rất bắt mắt. Bánh lọc nhân tôm thịt được cắt ra đĩa, chan nước mắm ớt lên trên. Bánh bèo có thêm hành phi, ruốc tôm và nước chấm ngon. Cũng giống như ở những nơi khác, bánh bột lọc có hai loại là bánh lá và bánh trần. Bánh bột lọc lá thì nó sẽ có hình chữ nhật, bánh được gói trong lá chuối và được chưng cách thủy. Và nếu muốn ăn bạn phải bóc từng lớp lá ra mới có thể thấy được nhân bánh bên trong nhé. Quy trình làm bánh cực kỳ công phu. Vì thế chất lượng bánh không phải chê vào đâu được.


    Ở thành phố Thanh Hóa ta có thể bắt gặp món ăn này tại phố Đào Duy Từ, chợ Vườn Hoa, chợ Tây Thành... với giá khoảng 15.000 đồng một đĩa.

    Bánh bột lọc
    Bánh bột lọc
    Bánh bột lọc
    Bánh bột lọc
  5. Bánh nhè là món ăn đặc sản, dân dã của của người xứ Thanh. Nó gần giống bánh trôi nước hay bánh ngào mật của Nghệ An. Bánh là sự kết tinh của những sản vật thôn quê nơi đây. Với nhân dừa, đậu xanh và đường được gói trong lớp bột nếp dẻo mịn.


    Bánh nhè là một trong những đặc sản Thanh Hóa nức tiếng xa gần. Cho đến nay, không ai còn nhớ và lý giải được vì sao bánh nhè lại có cái tên độc đáo đến vậy. Chỉ biết rằng món bánh này đã có từ rất lâu và được ông cha truyền lại từ đời này qua đời khác. Thức bánh bình dị là kết tinh của văn hóa đồng ruộng và sông nước của vùng đất địa linh mà bất cứ ai đi xa cũng không khỏi bùi ngùi khi nhắc đến. Khác với bánh trôi, cách làm bánh nhè Thanh Hóa cũng rất đơn giản. Người làm cần chuẩn bị: bột nếp, đậu xanh, mật mía, gừng, dừa thái sợi, đường vàng và một ít nước lọc. Khi thưởng thức bánh nhè, bạn nên sấn từng viên bánh ra để nhân đậu xanh có thể hòa quyện cùng nước mật mía sền sệt, ngọt thanh. Lớp vỏ bánh dẻo, mịn, phần nhân bùi bùi, hương gừng thoang thoảng khiến bạn đã ăn một miếng thì không thể dừng lại. Bánh nhè thường được bán trên những gánh hàng rong khắp thành phố với giá chỉ khoảng 5.000 đồng/ 1 bát.

    Bánh nhè
    Bánh nhè
    Bánh nhè
    Bánh nhè
  6. Cùng với nem chua, bánh nhè, bánh gai… thì cháo canh cũng là một trong những đặc sản Thanh Hóa được nhiều thực khách yêu thích.

    Món ăn này còn được gọi là cháo bánh canh Thanh Hóa do được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc như: bột gạo, bánh canh, nước hầm xương và kèm theo chút rau mùi, ớt bột để tăng hương vị thơm ngon. Cách chế biến cháo canh không quá khó, tuy nhiên, để đạt được thành phẩm có độ sánh mịn thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, nhiều người nhận xét rằng cháo canh Thanh Hóa thực sự là hương vị điển hình của hồn quê xứ Thanh, khiến những người xa quê chẳng khỏi nhung nhớ mỗi khi nhắc đến. Đây là món ăn lạ miệng nhất định bạn phải tìm và nếm thử khi ghé thăm nơi đây.

    Cháo có màu sắc và hương vị rất đặc trưng đậm đà hồn quê xứ Thanh. Muốn ăn cháo canh tại thành phố Thanh Hóa, bạn có thể đến bên hông chợ Vườn Hoa. Qán bán từ 2h chiều, luôn đông khách và chỉ 5h là hết hàng. Giá giao động từ 20.000 đến 30.000 đồng một bát.

    Cháo canh
    Cháo canh
    Cháo canh
    Cháo canh
  7. Chả tôm là món ăn không thể bỏ qua khi đến với Thanh Hóa. Chả tôm mang một hương vị đặc biệt đủ để ai từng một lần nếm thử sẽ nhớ mãi sau này. Nguyên liệu làm chả tôm không quá phức tạp, bao gồm: bánh phở, tôm giã nhuyễn, một ít thịt rán vàng băm cùng với hành khô rồi xào cùng hạt tiêu.


    Tôm phải chọn loại ngon. Tốt nhất bạn chọn loại tôm biển Sầm Sơn. Tôm rửa sạch, hấp sơ cho dễ bóc vỏ, sau khi được loại bỏ phần thừa, người ta mang tôm đi giã chứ không xay để tôm ngon và dai hơn. Thịt sau khi rán vàng, băm với hành khô thì đem trộn với tôm đã giã, thêm chút gia vị cho đậm đà rồi cuốn trong bánh phở. Chả được kẹp vào nẹp tre tươi nướng trên lửa than hoa, ăn cùng rau sống. Nước chấm làm từ mắm pha loãng cùng đu đủ xanh thái mỏng, sung thái lát, ớt tươi, tỏi, dấm, đường… Những phố bán chả tôm nổi tiếng là: Nhà Thờ, Lê Thị Hoa, Đào Duy Từ( từ 3h chiều), với giá khoảng 30.000 đồng một đĩa.

    Chả tôm nướng
    Chả tôm nướng
    Chả tôm nướng
    Chả tôm nướng
  8. Nhắc đến Thanh Hóa, ai cũng biết đến món nem chua nổi tiếng. Vùng đất địa linh nhân kiệt không chỉ thu hút du khách bởi những điểm đến thú vị mà những món ăn đặc sản như nem chua cũng để lại nhiều dư vị khó quên. Vì vậy, đây là món quà ý nghĩa được nhiều người lựa chọn làm quà sau chuyến du lịch của mình. Nem chua Thanh Hóa có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay, lại có cả vị mặn mà của gia vị. Thêm nữa có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân.


    Nem chua gồm bì lợn thái chỉ, thịt mông nạc, thính gạo và gói cùng lá đinh lăng hoặc lá ổi bánh tẻ cùng các gia vị đặc trưng. Để tạo ra một chiếc nem chua ngon đúng điệu cần phải có bí quyết gia truyền riêng. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau. Bạn có thể dạo qua các phố Đinh Lễ, Ngọc Trạo, Tô Vĩnh Diện... để thưởng thức món ăn này nhé.

    Nem chua
    Nem chua
    Nem chua
    Nem chua
  9. Bánh lá răng bừa Thanh Hóa hay còn có tên gọi khác là bánh tẻ, một trong những món ăn truyền thống không thể bỏ qua khi đến du lịch Thanh Hóa. Chỉ với gạo tẻ, nhân thịt lợn trộn với mộc nhĩ, hành khô và gói trong lá chuối xanh, người xứ Thanh đã tạo nên món bánh ăn một lần nhớ mãi. Du khách khi dừng chân nơi đây không thể không nhắc đến món bánh răng bừa.


    Bánh lá răng bừa có nguồn gốc từ làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những đặc sản xứ Thanh gắn liền với điển tích có thật trong lịch sử nước Việt. Để tưởng nhớ công lao của vị vua Lê Đại Hành khi đã đích thân xuống ruộng cày bừa trong lễ hội đầu năm mà người dân làng đã làm nên chiếc lá răng bừa để tiến vua.

    Bánh răng bừa được làm từ gạo tẻ xay nhuyễn, gói trong lá chuối, nhân thịt lợn, hành khô, mộc nhĩ. Chọn gạo làm bánh cũng là công đoạn cầu kỳ. Gạo không khô quá, cũng không dẻo quá để tránh cho chiếc bánh không bị nát khi luộc lên. Gạo đem ngâm vài tiếng trong nước lạnh rồi đem xay nhuyễn, xay càng mịn thì bánh ăn càng ngon. Chọn thịt lợn làm nhân bánh chọn thịt ba chỉ, có chút mỡ để khi luộc bánh thì mùi thơm mỡ màng của thịt trộn với mùi gạo chín, lá chuối xanh... khiến người ăn không bao giờ biết chán.

    Bánh răng bừa
    Bánh răng bừa
    Bánh răng bừa
    Bánh răng bừa
  10. Rất nhiều khách du lịch khi đến Thanh Hóa đã không bỏ qua được việc thưởng thức nét ẩm thực nơi đây. Xứ Thanh là nơi có ẩm thực rất phong phú, đa dạng mà nhiều nhiều vùng miền khác không có. Đôi khi những món ăn cao lương mĩ vị lại không đem đến cho người ta nhiều thú vị. Thay vào đó là thưởng thức một món ăn bình dị, dân dã. Từ chính những điều đơn giản đó mà người ta cảm nhận được cuộc sống đời thường của con người vùng đất mình đặt chân tới.


    Cái tên bánh ích cũng như các loại bánh truyền thống ở nhiều vùng miền khác. Nó được khoác lên mình một câu chuyện huyền thoại gắn liền với vùng đất này. Trước kia món bánh này không được gọi như vậy. Nó có tên là Út ích, là do nàng Út em của Lang Liêu làm ra và đặt cho cái tên như vậy. Tuy nhiên sau này, qua nhiều năm lưu truyền và người dân nói chuyện với nhau nó được biến tấu thành loại bánh này.


    Bánh ích trông nhỏ, gọn, dân dã nhưng gói bánh ngon, bánh đẹp phải có nghề. Bánh ích ngon là bột dẻo nhưng không dính răng, cắn một miếng đầu lưỡi cảm nhận ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dừa hay vị bùi của đậu xanh và mùi thơm của lá chuối. Gói bánh ích cũng phải chăm chút từng góc bánh. Gói không khéo, khi chính sẽ bánh sẽ không đứng thẳng mà bò dài ra không thẩm mỹ. Nhưng gói bánh ngon, bánh đẹp phải có nghề.


    Bánh ích có hình tròn, bên trong là nhân tôm thịt, ăn cùng mắm chế chua ngọt, rất mềm và ngon. Chỉ với 7.000 đồng là bạn đã có thể thưởng thức 2- 3 chiếc rồi. Món này bán nhiều ở các chợ Vườn Hoa, Tây Thành hoặc một vài quán vỉa hè trên phố Đinh Lễ. Bánh ích luôn hấp dẫn người ăn. Đây cũng là món ăn phổ biến cho du khách đến tham quan xứ Thanh.

    Bánh ích
    Bánh ích
    Bánh ích
    Bánh ích
  11. Không biết từ bao giờ, món bánh bình dị này đã trở thành đặc sản của đất Thanh Hóa. Bánh đa vừng dùng nguyên liệu chính là gạo, vừng và tinh bột sắn. Ngoài ra người ta còn dùng muối, gấc và đường để làm phụ gia. Những nguyên liệu hết sức đơn giản và tự nhiên này đã góp phần tạo nên vị hương đặc trưng của bánh. Những làng nghề khác khi làm bánh đa thường pha chế nhiều loại nguyên liệu như khoai, sắn, bột nghệ,… để làm cho bánh đẹp và ấn tượng thì nó tạo nên sự đặc trưng từ chính những thứ giản dị nhất đó là lạc và vừng.


    Món quà quê dân dã là thế, nhưng để làm ra chiếc bánh lại tốn không ít công sức. Người làm bánh phải thật sự khéo léo. Từ khâu ngâm gạo, xay bột thật mịn, tráng bánh thật khéo, rắc vừng đều tay, phơi bánh từng mặt thật cẩn thận, rồi đến nướng bánh trên bếp lửa than củi sao cho chín vàng nở đều. Sự kì công đó mới cho ra những chiếc bánh đa giòn ngon hấp dẫn. Theo những người thợ làm bánh thì bánh được làm hoàn toàn bằng bột gạo thì khi nướng xong mới giữ được độ giòn và thơm lâu. Khâu quan trọng được người thợ chú trọng đó là quạt bánh.

    Bánh đa vừng
    Bánh đa vừng
    Bánh đa vừng
    Bánh đa vừng
  12. Top 12

    Ốc

    Ốc luộc, ốc xào là thức quà rất quen thuộc của người Việt. Ở Thanh Hóa món ăn này cũng không phải ngoại lệ. Ốc được lựa chọn kĩ, những con nhiều thịt, béo được làm sạch, ngâm qua 1 ngày để ốc nhả hết bùn và những chất không tốt cho sức khỏe thực khách. Thanh Hóa rất nhiều món ngon như: ốc móng tay xào me, ốc biển hấp sả ớt, ốc nhồi hấp lá bưởi, ốc nhồi om mẻ, ốc len xào sả ớt, ốc móng tay xào ra muống,… Không chỉ các quán ăn nhỏ, quán ăn vỉa hè, trong một số nhà hàng cũng phục vụ các món ốc kèm các món cua, ghẹ.

    Ốc được chế biến theo nhiều cách. Ốc hút là ốc băm đuôi, luộc với sả rồi trộn gia vị, khi ăn người ta hút ốc nên có thể cảm nhận được rõ vị đậm đà của gia vị hơn. Ốc khều là ốc để nguyên con, luộc chín rồi khều ra chấm với nước chấm pha từ nước mắm, ớt, lá chanh, sả... Hoặc cũng có nơi lại ưa chọn món ốc xào me, dừa... Ở thành phố Thanh Hóa có những“ phố ốc” như: Bến Ngự, Tân An, Lê Lai với giá chỉ 10.000 đồng cho một bát ốc luộc và 15.000 đồng đến 20.000 đồng một đĩa ốc xào me, xào dừa.

    Ốc
    Ốc
    Ốc
    Ốc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy