Top 10 Bài hát về lòng biết ơn cho trẻ hay nhất

Phương Kem 540 0 Báo lỗi

Biết ơn là sự cảm kích, trân trọng và đền đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp mà người khác mang lại. Lòng biết ơn là phẩm chất cần có và nên có ... xem thêm...

  1. “Mẹ yêu” được Phương Uyên sáng tác năm 1998 lấy cảm xúc từ chính người mẹ của mình. Ngay khi được phổ biến, bài hát này đã gắn liền với tên tuổi của Tam ca Ba con mèo với phong cách nghệ thuật pop của ban nhạc và trở thành bài hát ghi dấu ấn đặc biệt trong tình cảm khán giả yêu nhạc.


    Bài hát là cảm nhận, sự biết ơn của người con đối với hành trình của mẹ từ lúc mang nặng đẻ đau đến khi con chập chững bước đi đầu tiên, và đồng hành cùng con trong suốt quá trình trưởng thành. Mẹ đã phải vất vả hy sinh chỉ để được nhìn con hạnh phúc nên người, bài hát như một lời bộc bạch từ tận đáy lòng thay những lời mà hằng ngày con vẫn không dám nói. Đoạn điệp khúc cao trào chứa đựng tình cảm của con, mẹ yêu là ánh sao đêm sáng soi cho con, là khúc hát ru, là đôi cánh chắp cho con bay thật xa, là ngọn lửa sưởi ấm cho trái tim con. Qua những hình ảnh đó, bài hát lòng biết ơn gửi đến người mẹ thân yêu chứa đựng sự trân quý, lời cảm ơn những gì mẹ đã dành cho con.

    Mẹ Yêu
    Mẹ Yêu
    Mẹ Yêu

  2. "Nhật ký của mẹ" (tựa tiếng Anh: "Mum's Diary") là một bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác. Ca sĩ trình bày nổi tiếng nhất là Hiền Thục. Ca khúc được viết vào năm 2008, phát hành online cuối năm 2011 và phổ biến với MV mang nội dung câu chuyện về tình yêu của người mẹ dành cho con mình từ lúc mới chào đời đến khi trưởng thành, khắc họa bởi những bức tranh cát chuyển động liên tục.


    Đây là ca khúc đơn có thời lượng dài đến 8 phút đã được trình diễn nhiều lần qua sóng truyền hình. Nhật ký của mẹ cũng được coi là một sáng tác đương đại về chủ đề tình cảm gia đình gây ấn tượng và có sức lan tỏa trong những năm gần đây. "Nhật ký của mẹ" nhận phản hồi tích cực bởi các nhà phê bình âm nhạc. Tại Giải Cống hiến lần thứ 8 năm 2013, ca khúc đã nhận được một đề cử quan trọng trong hạng mục "Bài hát của năm".


    Giai điệu dịu dàng, sâu lắng, xúc động của bài hát như bao lời tâm sự, nhắn nhủ, động viên với tấm lòng luôn dõi theo sát cả cuộc đời con của mẹ: "Này con yêu ơi, con biết không. Mẹ yêu con, yêu con biết bao. Hãy cứ đi, Mẹ bên con. Dõi theo con từng bước chân. Ngày mai sau, khi con lớn khôn. Đường đời không như con ước mơ. Hãy đứng lên và vững bước trên đường xa..." Bài hát là những lời nhật ký êm ái ru vào hồn tất cả mọi người con trên đời!

    Nhật ký của mẹ
    Nhật ký của mẹ
    Nhật ký của mẹ
  3. Cả thế giới trong túi bố là bài hát thiếu nhi với nhạc điệu bắt tai, dễ nghe là một bài hát về lòng biết ơn đối với cha. Ca khúc thể hiện sự biết ơn vì cha đã mang lại hình hài, vóc dáng này, đồng thời cũng là người chăm nom và dạy dỗ cho con những điều lý thú trong cuộc sống. Những nếp nhăn in hằn lên khóe mắt, mái tóc đã điểm bạc, bố đã dành cả cuộc đời dành cho con, mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất.


    Lời bài hát:

    "Ɓố cho con đôi mắt sáng

    Ɓố cho con bàn taу ngoan

    Ɓố cho con vầng trán rộng

    Và thêm nữa nụ cười xinh

    Ɲếp nhăn in trên khoé mắt

    Ϲhút sơn pha bạc mái đầu

    Ɓao nhọc nhằn qua năm tháng

    Ɓố tiếc chi cả đời mình

    Ϲả thế giới ở trong túi bố..."

    Cả thế giới trong túi bố
    Cả thế giới trong túi bố
    Cả thế giới trong túi bố
  4. Với nhạc điệu vui tươi mà sâu lắng, bài hát như là lời tri ân của các học trò dành cho các thầy cô giáo kính yêu của mình. Thầy cô – những người vẫn luôn miệt mài bên ánh đèn khuya soạn những trang giáo án để truyền tải những kiến thức, những điều hay lẽ phải cho học trò làm hành trang vững chắc bước vào đời.


    Những món quà: “Một bông hồng em dành tặng cô/ Một bài ca em hát riêng tặng thầy…” tuy đơn sơ, nhỏ bé là thế nhưng nó chứa đựng cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô bờ đối với những người thầy, người cô đã “cho em mùa xuân”.

    Thầy cô cho em mùa xuân
    Thầy cô cho em mùa xuân
    Thầy cô cho em mùa xuân
  5. Tháng 11 gần cạn, học trò phương xa không kịp về thăm thầy lại tìm đến với bài hát này để thấy lòng mình lắng lại, tràn ngập sự biết ơn thành kính dành cho những người đã dạy dỗ mình khi xưa. Bài hát Khi tóc thầy bạc trắng ra đời trong một cuộc vận động sáng tác về ngành giáo dục năm 1994, như một cách để nhạc sĩ Trần Đức tri ân người thầy giáo cũ của mình. Ông từng chia sẻ trên mặt báo rằng hồi nhỏ, ông có gắn bó với một người thầy hiền từ, giản dị, tên là thầy Ninh. Sự kính trọng, thương yêu người thầy cũ của mình đã thôi thúc nhạc sĩ Trần Đức viết nên Khi tóc thầy bạc trắng.


    Năm 1999, báo Thiếu niên Tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa học Giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài tiếng nói Việt Nam… phối hợp tổ chức cuộc bình chọn “50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20”. Trong danh sách đó, nhạc sĩ Trần Đức có hai bài hát được chọn là Khi tóc thầy bạc trắng và Mơ ước ngày mai. Biết được tin vui này, ông đã tìm đến nhà thầy, đặt bài hát lên án thư, thắp ba nén nhang để “báo tin vui” với thầy.


    Hình ảnh về người thầy hiện lên một cách giản dị, chân thực và rất đỗi mộc mạc qua những ca từ của nhạc sĩ Trần Đức. “Khi tóc thầy bạc trắng” – bài hát như chất chứa nỗi lòng của người học trò, công lao dạy dỗ của thầy cô làm sao có thể quên.


    Biết bao chuyến đò đi qua, tóc thầy cũng bạc theo mỗi thế hệ học trò nhưng sự tâm huyết của thầy cô thì vẫn còn mãi theo năm tháng. Lời bài hát da diết khiến ai cũng phải bùi ngùi khi nghĩ về những người thầy tóc đã bạc trắng vẫn tận tụy dìu dắt các thế hệ học trò trưởng thành.

    Khi tóc thầy bạc trắng
    Khi tóc thầy bạc trắng
    Khi tóc thầy bạc trắng
  6. Nhắc đến những bài hát nói về lòng biết ơn thầy cô không thể không nhắc đến ca khúc quen thuộc “Bụi phấn”. Bài hát Bụi Phấn được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ thơ Lê Văn Lộc. Với ca từ mềm mại, ngắn gọn nhưng cô đọng và da diết, mỗi khi tiếng hát cất lên luôn làm bất cứ ai cũng xúc động, bùi ngùi khi nhớ về những người thầy cô đã từng dạy dỗ mình. Hình ảnh bụi phấn bay bay trên bục giảng, vương cả trên mái tóc thầy là một hình ảnh đẹp mà bất cứ người học trò nào cũng khó có thể quên được.


    Giống như một bản nhạc thơ, Bụi phấn có lời ca ngắn với những âm điệu nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi khi những câu hát ấy vang lên, người nghe như sống trong khoảnh khắc của những ký ức xưa cũ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, là một học sinh vô tư, hồn nhiên. Đồng thời, bài hát cũng là niềm tri ân sâu sắc đối với sự dạy dỗ của thầy cô.

    Bụi phấn
    Bụi phấn
    Bụi phấn
  7. Trong những bài hát nói về lòng biết ơn thầy cô, có lẽ "Người thầy" của Nguyễn Nhất Huy là một trong những ca khúc sâu lắng, tha thiết và cảm động nhất. Ca từ và giai điệu chậm rãi, từ tốn đã làm sống dậy hình ảnh quá đỗi gần gũi của người thầy, người cô đã dắt tay chúng qua đi trong những năm tháng học sinh.


    Người thầy lặng lẽ âm thầm mải miết đi qua bao thế hệ học trò, tận tụy truyền đạt tri thức, đưa từng lớp học sinh sang con sông tri thức. Từng lứa học sinh dù trưởng thành vẫn sẽ luôn ghi nhớ về công ơn của người đã vất vả dìu dắt, lòng biết ơn tri ân sâu sắc sẽ luôn là một phần trong tâm trí của học sinh.

    Người thầy
    Người thầy
    Người thầy
  8. Lòng biết ơn không chỉ đơn giản là biết ơn cha mẹ, thầy cô, những người giúp đỡ mình trực tiếp mà nó còn nằm ở việc nhớ ơn những thế hệ đi trước những người anh hùng đã hi sinh để có được đất nước hoà bình, tươi đẹp như ngày hôm nay. Trong đó, không thể không nhắc tới vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Bác đã mang đến độc lập tự do cho dân tộc ta. Bác luôn dành tình cảm cho tất cả mọi người và đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Để tỏ lòng biết ơn Bác các nhạc sĩ đã viết lên rất nhiều bài hát hay nói về Bác. Nhớ ơn bác là một trong số đó, bài hát thể hiện lòng kính yêu và ghi nhớ công ơn của các em thiếu nhi dành cho Bác đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


    Lời bài hát:
    "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
    Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng
    A có Bác Hồ đời em được ấm no
    Chúng em múa ca càng nhớ công ơn Bác Hồ"

    Nhớ ơn bác
    Nhớ ơn bác
    Nhớ ơn bác
  9. Cảm ơn chú bộ đội là bài hát về lòng biết ơn gửi đến những người đã và đang canh giữ cho biển trời quê hương, giữ gìn hòa bình cho đất nước. Giai điệu rộn ràng, vui tươi nhưng không kém phần hào hùng, ca khúc là lời cảm ơn của các em nhỏ gửi đến các chú bộ đội đã không quản nắng mưa gian khó, ngày ngày canh giữ nơi biên cương hải đảo xa xôi để giữ sự bình yên cho đất nước. “Cô dạy em đứng nghiêm giơ tay chào cảm ơn. Mừng chú bộ đội Việt Nam”, cô giáo là người dạy dỗ các em nhỏ về lòng biết ơn, kính trọng đối với những người đang hằng ngày bảo vệ biên cương, tổ quốc.


    Lời bài hát:

    "Giữ bình yên quê hương cho lúa thóc đầy đồng

    Chúng em được học hành ai cũng nở nụ cười

    Cô dạy em đứng nghiêm giơ tay chào cảm ơn

    Mừng chú bộ đội Việt Nam"

    Cảm ơn chú bộ đội
    Cảm ơn chú bộ đội
    Cảm ơn chú bộ đội
  10. Hình ảnh người thầy miệt mài, tận tụy bên giáo án dưới ánh đèn khuya là một hình ảnh đẹp khó quên trong lòng mỗi học trò. Tình thầy bao la, bát ngát như rừng hoa, công sức và tâm huyết của thầy cô luôn dành trọn cho tất cả những học sinh thân yêu.


    Bài hát cất lên với giọng điệu thiết tha như chứa đựng bao nỗi niềm biết ơn của người học trò dành cho những người thầy đáng kính, cũng như là lời nhắc nhở chúng ta luôn ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô để chúng ta có hành trang vững chắc bước vào đời.

    Ơn thầy, thầy của chúng em
    Ơn thầy, thầy của chúng em
    Ơn thầy, thầy của chúng em



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy