Top 10 Truyện cổ tích về lòng biết ơn hay và ý nghĩa nhất

Phương Kem 10511 0 Báo lỗi

Lòng biết ơn là phẩm chất cần có và nên có ở mỗi người, nó góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách của chúng ta. Khi nhận được sự giúp đỡ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Viên ngọc ước và con quạ trả ơn

    Ngày xưa có một thằng bé chăn trâu cho một nhà phú hộ kia.

    Một hôm nó đánh trâu ra đồng ăn cỏ. Chẳng may trâu bị lạc mất. Người chủ độc ác bắt nó phải đền tiền. Nhưng nghèo như nó, đào đâu ra tiền mà trả.

    Thằng bé đang nằm bất động ngoài ruộng suy nghĩ miên man chưa biết phải làm gì, thì một con quạ cái từ đâu bay tới. Thấy nó nằm im, quạ tưởng là một xác chết, định ăn thịt.


    Thằng bé nhanh tay tóm được con quạ và nói:
    – Mày định ăn thịt tao à? Tao phải giết mày mới được.

    Nhưng khi nghe quạ kể tình cảnh gia đình nghèo, một mình phải đi làm nuôi đàn con dại, thằng bé thương tình buông tha quạ.

    Trước khi bay đi, quạ nhả trong miệng ra một viên ngọc và nói:
    – Xin tặng cậu viên ngọc này gọi là chút quà tạ ơn. Nhờ viên ngọc này, cậu ước gì được nấy.

    Thằng bé vui mừng cầm lấy viên ngọc và ước liền:
    – Ước gì ta có một con trâu.

    Tức thì một con trâu to béo hiện ra. Nó dắt trâu về trả chủ rồi xin nghỉ việc.

    Sau đó nó cầm viên ngọc trong tay và ước:
    – Ước gì ta có ngôi nhà đẹp để ở.

    Tức thì một ngôi nhà đẹp hiện ra. Thằng bé được thể ước luôn:
    – Ước gì ta có một ngưòi vợ đẹp.

    Quả nhiên, trong làng có cô gái trẻ đẹp đến xin làm vợ.

    Nhờ viên ngọc, hai vợ chồng ước gì được nấy. Cuộc sống vật chất đầy đủ toàn vẹn. Nhưng người vợ có tính tham lam. Riêng mình sung sướng chưa đủ, nàng muốn cho cả gia đình bố mẹ mình cũng được sung sướng nữa.

    Vì vậy, thừa lúc chồng đi vắng, nàng đánh cắp viên ngọc quí rồi bỏ về nhà bố mẹ.

    Thằng bé về nhà thấy mất cả ngọc lẫn vợ, ngồi ôm mặt khóc. Ông Bụt hiện ra hỏi lý do.

    Nghe thằng bé kể đầu đuôi câu chuyện, Bụt liền bảo:
    – Thôi đừng khóc nữa! Để ta có cách giúp con.

    Nói xong, Bụt đưa nó hai bông hoa, một bông trắng một bông đỏ và dặn:
    – Nghe đây! Con đem bông hoa trắng trồng trước nhà vợ con. Nhiều chuyện tức cười sẽ xảy ra sau đó. Và họ sẽ phải cầu cứu tới con. Lúc ấy, con sẽ dùng bông hoa đỏ để cứu họ.

    Thằng nhỏ làm theo lời Bụt dặn. Nó đem bông hoa trắng trồng ngay trước cửa nhà vợ. Bồn hoa xông ra một mùi thơm khác thường, khiến cả nhà bên vợ xúm lại ngửi. Nhưng lạ thay, vừa ngửi xong, mũi người nào người nấy cứ từ từ dài ra như cái vòi voi, trông thật tức cười.

    Thằng nhỏ nghe tin, đến nhà vợ hỏi thăm. Bố vợ nó ra gặp và nói:
    – Con ơi! Không biết nhà ta có tội gì mà bị Trời phạt như thế này. Thật xấu hổ quá.

    Nó trả lời:
    – Tại vợ con đã ăn cắp viên ngọc quí của con đó.

    Nghe vậy, ông ta hối lỗi, sai trả lại viên ngọc và bảo con gái mình về ở với chồng.

    Bấy giờ thằng nhỏ mới lấy bông hoa đỏ ra cho mọi người ngửi. Tức thì mũi mọi người co lại bình thường như trước.

    Hai vợ chồng lại sống hòa thuận với nhau và sinh được nhiều con cái.
    Viên ngọc ước và con quạ trả ơn
    Viên ngọc ước và con quạ trả ơn
    Viên ngọc ước và con quạ trả ơn

  2. Top 2

    Lòng biết ơn và niềm mơ ước

    Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

    Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:

    – Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

    Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

    – Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

    Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

    – Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

    Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:

    – Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

    Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:

    – Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

    Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

    – Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!

    Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó chính là Thủ tướng Winston Churchill.

    Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê.Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc kháng sinh penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

    Không ai ngờ rằng đến thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A.Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã từng cứu sống năm xưa.

    Lòng biết ơn và niềm mơ ước
    Lòng biết ơn và niềm mơ ước
    Lòng biết ơn và niềm mơ ước
  3. Top 3

    Lòng biết ơn của con cáo

    Ngày xưa, trong một làng nọ, có hai vợ chồng già. Ông già làm việc trong một thửa ruộng nhỏ và đi lượm củi khô trong rừng. Khắp các vùng quanh đấy, mọi người đều kính trọng ông vì ông là người chân thật và có lòng nhân ái, thậm chí không làm hại đến một con ruồi. Bà già thì có hơi ưa gây gổ một chút và lắm lời nhưng lại cần cù và tề gia nội trợ khá gương mẫu. Cả một đời, hai người làm việc đầu tắt mặt tối, nhưng vẫn không bao giờ giàu lên được. Càng ngày họ càng già yếu mà vẫn tay làm hàm nhai.


    Mỗi lần ông già mang củi ra chợ bán, cả hai lại hy vọng lần này sẽ còn dư chút đỉnh, nhưng rồi họ lại tiêu hết, không để dành được đồng nào. Khi thì hết muối, khi khác phải trả món nợ đã vay mượn từ lâu.

    Một hôm, ông già đi bán củi ở chợ về, lần này thì ông gặp may, nợ đã trả hết, mà trong lưng lại còn mấy đồng tiền đồng.


    Chắc bà già sẽ mừng lắm! Ông nhủ thầm – số tiền này ta sẽ cho vào hũ. Cuối cùng chúng ta đã bắt đầu để dành được cho tuổi già rồi.

    Ông bước đi, trong lòng phấn khởi. Khi gần đến làng, ông thấy dưới lòng sông khô nước, có một tốp con nít nhảy múa reo hò và ông nghe những tiếng kêu than thở. Bọn con nít trong làng vừa bẫy đánh một con cáo, và chúng đang nô đùa bằng cách hành hạ con vật khốn khổ. Ông già thấy thương hại con vật. Hai mắt nó buồn xo, và hơn nữa, nó đã ngất ngư rồi.

    Các cháu không thấy xấu hổ à? – Ông già nhìn bọn trẻ nói – Hành hạ một con vật khốn khổ. Các cháu hãy thả ngay con cáo ấy ra đi!

    Nhưng bọn trẻ lại quay qua chế nhạo ông già:
    Ông đừng xía vào chuyện không liên quan đến mình. Nếu thương hại con cáo thì ông mua nó đi. Chúng tôi sẽ bán cho ông với giá đắt đấy!

    Ông già suy nghĩ. Ông thương hại con cáo thật, nhưng không thể làm gì bọn trẻ được. Lại còn đem số tiền vừa dành dụm lần đầu tiên để mua con cáo của chúng ư? Nhưng con cáo cứ rên rỉ than van, thấy tội nghiệp quá. Ông bèn quyết định dứt khoát, ông rút cái ví tiền ra, lấy mấy đồng đưa cho bọn trẻ, ông tự nhủ: “ta vẫn còn làm việc được, vậy ta còn có thể để dành sau”

    Thế là ông già ôm lấy con cáo, mang nó vào sâu trong rừng. Con cáo nhìn ông già với ánh mắt biết ơn, rồi chạy ẩn mình trong hang. Ông già về nhà với hai bàn tay không.

    Một hôm, con cáo bỗng xuất hiện trong sân nhà của hai vợ chồng ông già. Bà già thấy sợ, và bỗng thấy nhớ đến tiền ông chồng đã tiêu. Bà liền càu nhàu:
    Vì mày mà chúng tao đã tốn một số tiền, rồi lại còn lo lắng vì ông già về quá trễ, thế chưa đủ sao mà bây giờ mày lại còn đến tận nhà chúng tao? Thôi, cút đi!

    Bả già đi kiếm cây gậy để đuổi con cáo.

    Nhưng cáo không đếm xỉa đến những lời la lối của bà già: nó đợi cho đến khi ông già bước ra sân để xem có chuyện gì, nó mới đến gần ông và nói.

    Thưa ông nội. Ông đã cứu sống tôi, tôi không bao giờ quên ơn ông. Tôi định có dịp sẽ dùng xảo thuật của mình để trả ơn ông. Vết thương của tôi lành đã lâu rồi, cho nên hôm nay tôi đến thăm ông. Hãy cho tôi biết ông cần gì để tôi giúp ông.

    Nhưng ông già càu nhàu:
    Đừng nói như thế mà nhọc công, hãy trở về rừng mau đi để bọn trẻ lại thộp cổ được mày nữa đấy! Lần này thì ta không thể giúp được gì cho mày đâu, vì ta không có một đồng xu dính túi. Thôi, đi đi!

    Nhưng con cáo đáp:
    Nếu ông không muốn gì hết, thì tôi xin nói cho ông nghe cái ý mà tôi đã nghĩ ra trong lúc nằm dưỡng sức trong hang. Không xa nơi đây, có một tu viện, ông thầy tu già trong ấy rất thích sưu tập đồ dùng cũ và các bình chứa cũ. Ông ta đã thuê người đi khắp nơi để mua những cái chảo cũ, những ấm nước cũ và những thứ đại loại như thế. Tôi sẽ biến thành một cái ấm nấu nước sôi thật đẹp và ông hãy mang đến bán cho ông ấy. Ông ta sẽ trả cho ông một số tiền khá lớn, và ông khỏi lo tuổi già không nơi nương tựa.

    Ông già một mực nói rằng ông không cần, và bảo nó nên về rừng mau lên, nhưng con cáo đã quấn đuôi quanh chân, cúi đầu xuống, quay quanh ba vòng rồi thay vì là cáo, trước mắt hai vợ chồng già là cái ấm đồng xưa thật đẹp. Nắp ấm có hình một cái đầu cáo, và cái vòi giống như cái mõm cáo kéo dài ra.


    Cả ông lẫn bà già đều ngạc nhiên không nói nên lời được. Bà già là người lấy lại bình tĩnh trước, bà cầm lên gõ mấy cái vào thành ấm làm vang lên tiếng kêu của loại đồng nguyên chất.

    “Có lẽ ông thầy tu sẽ trả giá cái ấm này đắt lắm đây” – bà nghĩ thế và như thấy tiền bạc đang hiện ra trước mắt mình. Bà liền thuyết phục ông:
    Ông hãy bình tĩnh đến tu viện đi. Con cáo có lý đấy. Mình đã vì nó mà hết nhẵn tiền thì bây giờ nó làm thế này đề chúng ta lấy lại tiền thôi chứ chúng ta làm quái gì với cái ấm đẹp thế này. Con cáo nói thật đấy, nó sẽ không biến hóa lại nữa đâu.

    Vừa cầm cái ấm, thầy tu đã khoái chí reo lên:
    Chưa bao giờ tôi thấy một cái ấm đẹp như thế này, dù tôi có rất nhiều ấm! Đây quả là cái ấm bằng đồng nguyên chất! Thật hiếm khi thấy được một vật như thế này! Ông kiếm được nó ở đâu thế?

    Ông già bèn lập lại những lời bà già đã dặn, và ông thầy tu khen bà già đã có một quyết định hết sức đúng đắn khi đem cái ấm đi bán rồi trả cho ông già bảy đồng tiền vàng.

    Ông già sung sướng quay về nhà. Chưa bao giờ ông có nhiều tiền như thế này, thậm chí ông còn chưa thấy đồng tiền vàng ra sao nữa là.

    – Đừng lo đến chuyện ngày mai nữa nhé, – ông tự nhủ.

    Ông già vừa đi khỏi, thầy tu gọi đệ tử đến, sai đem cái ấm xuống sông để chùi cho sạch.

    Ta sao muốn xem thử chế trà trong cái ấm như thế này có mùi vị ra sao!

    Các đệ tử lấy cái ấm chạy xuống sông, lấy cát chà mạnh vào cái ấm đến nỗi tay họ đỏ rần lên. Nhưng cái ấm thì sao? Nó phát ra tiếng rên nho nhỏ. Họ ngạc nhiên, bèn súc cái ấm và đánh nhè nhẹ cho bóng. Lần này thì họ nghe như cái ấm đang cười và nói: “ha ha ha thọc lét nhột quá!”. Các đệ tứ sợ quá, múc nước đầy ấm rồi chạy về, kể lại cho ông thầy tu nghe.

    Cái ấm này kỳ quặc quá. Khi chúng con chà cát thì nghe có tiếng rên, còn khi đánh bóng thì nó lại cười.

    Có gì đâu mà lấy làm lạ, – thầy tu trấn an họ. – Loại ấm quí như thế thường phát ra những âm thanh lạ lùng khi ta lau chùi. Đây là cái ầm quí ta chưa từng thấy đó.

    Ông thầy tu cho gọi ông già đến, bắt phải trả lại tiền. Ông già xin lỗi hết lời, nói với vị tu sĩ là chắc cái ấm bị bùa phép nên mới thế. Ông thầy tu đáp:

    Rõ ràng là thế rồi, nhưng tiền bạc của tôi là tiền thật. Hãy trả lại tiền cho tôi! Trên đường trở về nhà, ông già càu nhàu trách vợ và con cáo:
    Hậu quả thế đấy. Đi lui đi tới thật vô ích, đã vậy còn mang nhục nữa.

    Mấy ngày sau con cáo lại xuất hiện ở nhà ông già. Chân cẳng nó đã lành. Nó xin lỗi đã làm phiền ông già.

    Lửa nóng quá khiến tôi không chịu nổi, – nó nói. – Khi họ xát cát vào người, tôi đã không chịu nổi rồi. Vậy mà họ còn lọc lét tôi nữa chứ! Đúng, quả là ý kiến này không ổn. Nhưng lúc nghỉ ngơi trong hang, tôi lại nảy ra một ý hay khác. Tôi sẽ biến thành một con ngựa thật đẹp, ông hãy đem ra phố mà bán. Dù đường lên phố có hơi xa nhưng sẽ có nhiều thương gia giàu có muốn mua ngựa tốt để thồ hàng hóa. Chắc chắn ông sẽ kiếm được một số tiền lớn để an dưỡng tuổi già. Và ai có được ngựa tốt như thế cũng không lấy cát mà xát hay đùng lửa để đốt đâu.

    Ông già chưa kịp phản đối, thì con cáo đã quấn đuôi quanh chân, cúi đầu, quay tròn ba vòng trước mặt ông già liền hiện ra một con ngựa giống. Nó ngẩng đầu lên kiêu hãnh, bờm sáng loáng như vàng, bộ lông mượt mà, và nó nhún nhẩy như sẵn sàng phóng đi khi có lệnh.

    Đến thành phố, ông già liền đi tìm xem chợ nằm ở đâu. Chỉ một lát sau ông đã đến chợ, vừa mới ăn xong một tô cơm, liền có một thương gia giàu có đi qua. Con ngựa làm ông ta thích quá, và sợ người khác mua trước, ông ta bèn trả bốn mươi đồng tiền vàng. Người thương gia nói với ông già:
    Ông đến đúng lúc quá, ngày mai tôi phải thồ hàng ra chợ nên cần một con ngựa thật khỏe. Đừng nghĩ ngợi lôi thôi, không ai trả cao hơn tôi đâu, hết giá rồi đấy.

    Ông giả bỏ bốn mươi đồng tiền vàng vào túi, sung sướng quay về nhà, nhưng còn con cáo thì sao?

    Con ngựa mua xong, tôi tớ người thương gia liền dẫn nó về, ở đây nó được uống nước trong và ăn lúa mạch ngon. Rồi một tên đầy tớ còn đến chải lông cho nó nữa. Con cáo tự khen mình:
    – Lần này thì chắc kế hoạch của mình tốt rồi.

    Nhưng vào sáng hôm sau, cục diện lại khác đi. Người ta xua hết ngựa ra khỏi chuồng để thồ những bao muối và trà cực nặng.

    Nó nguyên chỉ là con vật nhỏ, làm sao mang nổi một trọng lượng nặng như một con ngựa giống? Nhưng đã quyết giúp ông già rồi, cho nên nó nghiến răng chịu đựng và cố sử dụng tối đa tài ảo thuật mình biết, để giữ sao cho khỏi đổ sụm liền dưới một sức nặng khủng khiếp như thế.

    Khi hàng hóa đã chất xong xuôi, đoàn ngựa chở hàng lên đường. Chú cáo cố gắng cất chân bước đi, nhưng nó khập khiễng nặng nề khó nhọc, và vừa ra khỏi thành phố là nó ngã quỵ.

    Quả là con ngựa kỳ lạ. – Những người dẫn đoàn ngựa chở hàng nói. – Nó có vẻ mạnh khỏe, thế mà không chở được cái gì hết. Chúng ta phải làm gì nhỉ? Chắc phải đem nó ra bán ở chợ trưa thôi.

    Họ hỏi ý kiến, và vì con ngựa có vẻ như có thể chết thình lình, nên họ dỡ hàng trên lưng nó chất lên các con ngựa khác và bỏ nó lại dọc đường.

    Chú cáo ở đấy một hồi thật lâu, mệt phờ. Khi đã lấy lại một ít sức lực để có thể biến thành cáo, nó bèn đi chầm chậm về phía hang của mình.

    Sau một thời gian, con cáo quay lại nhà ông già, cặp vợ chồng già vui sướng đón tiếp nó, vì từ khi bán con ngựa đến nay, họ sống rất thoải mái. Họ hỏi chuyện gì đã xảy đến cho chú cáo, và cáo kể hết những gì đã xảy ra với mình.

    Tôi muốn giúp ông, ông nội à. Vì ông đã cứu sống tôi. Nhưng lần nữa tôi không làm đến nơi đến chốn. Tôi chỉ là một con cáo yếu đuối không có sức mạnh như ngựa được. Nhưng ông đừng nghĩ một con vật bé nhỏ, yếu đuối như tôi mà không biết nhớ ơn đâu. Lần này xin ông hãy nghe kế hoạch của tôi.

    Nó không nói nữa mà lấy đuôi của mình quấn quanh bốn chân, cúi đầu quay ba vòng: hai vợ chồng già ngạc nhiên thấy hiện ra trước mắt một cô gái thật đẹp, tóc dài, đen, da trắng muốt. Cô gái mỉm cười nhìn họ và tiếp tục nói giọng điệu của cáo:

    Tôi sẽ là cháu nội của ông bà, tôi sẽ chăm sóc để ông bà được sống đầy đủ trong tuổi già. Ông nội này, ông lấy tiền bán ngựa rồi ra phố mua ba cái áo kimônô bằng lụa: một cái trắng, một cái màu hoa đào có vẽ quạt và một cái màu tím có trang hoàng hoa cúc trắng. Ông cũng mua một sợi dây lưng rộng bằng gấm, kim kẹp tóc dài và phấn đánh mắt. Tôi sẽ mặc áo kimônô chồng lên nhau và đánh phấn, rồi ông dẫn tôi ra phố, giới thiệu đây là cháu nội của mình. Tôi biết hát, biết múa, ông sẽ kiếm được nhiều tiền cho mà xem.

    Cháu xin cảm ơn ông nội, bà nội ạ. Cháu đã sống với nhiều người quá rồi, giờ cháu chỉ muốn tìm lại cảnh yên tĩnh của núi rừng mà thôi.

    Con cáo quay lại hang của nó ở trong rừng. Rồi hôm nào muốn sống bên người, nó lại đến thăm ông và bà nội buổi tối. Họ ngồi ngoài vườn nhớ lại đoạn đường đã qua. Khi con cáo chết vì cáo có đời sống ngắn hơn người, hai vợ chồng già xây trong rừng một tượng đài nhỏ để tưởng nhớ con cáo biết ơn và cho đến nay người ta vẫn còn thấy tượng đài này.

    Câu chuyện mượn hành trình trả ơn của loài cáo, để từ đó khuyên răn mọi người giá trị của lòng biết ơn. Dù chỉ là một con vật bé nhỏ và nó có thể không cần phải trả ơn ông lão khi được cứu, nhưng nó đã chứng minh rằng bản thân con vật cũng có tình người. Thật cảm động khi con cáo rất nhiều lần chịu khổ để trả ơn ông lão. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết trân trọng những người đã giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn, luôn nhắc nhở bản thân về ân nghĩa đó cũng như cố gắng để có thể đền đáp.

    Lòng biết ơn của con cáo – truyện cổ Nhật Bản
    Lòng biết ơn của con cáo – truyện cổ Nhật Bản
    Lòng biết ơn của con cáo – truyện cổ Nhật Bản
  4. Top 4

    Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán

    Ngày xưa, có một anh chàng không có tài nghệ gì cả, chỉ được cái hiền lành hay thương người. Từ lúc vợ chết, anh ta trở nên túng bấn tợn. Có dạo phải ngửa tay ăn xin. Thấy nghề này hèn hạ lại không nuôi nổi tấm thân, anh chàng mới xoay sang đi làm thuê. Nhưng chỉ làm được một ngày anh đã thấy mệt nhọc và bị chủ la mắng nhục nhã, nên lại dự định làm nghề đi câu là nghề anh cho là thong thả, tự do hơn. Chiều hôm đó, người ta trả công cho ba mươi đồng kẽm. Anh chàng bèn lấy số tiền đó làm vốn, mua lưỡi mua dây quyết chí làm ăn bằng nghề nghiệp mới.


    Sáng hôm sau, anh ra ngồi ở bờ sông câu cá. Nhưng mãi đến trưa chả kiếm được một tý gì. Mồi cứ mất toi. Mãi đến chiều mới thấy phao chìm xuống, anh giật lên thì được một con rắn nước. Lấy làm bực mình, anh chàng gỡ con rắn ra rồi quẳng xuống sông. Lần thứ hai giật lên thì lại chính con rắn nước hồi nãy mắc vào lưỡi.


    Anh than thở với rắn: - "Rắn ôi! Tao nghèo lắm, chỉ được ba mươi đồng kẽm thôi. Mày đừng hại tao hết cả mồi, rồi đây biết lấy gì kiếm ăn". Anh chàng lại quẳng rắn xuống nước. Lần thứ ba cũng lại con rắn đó mắc lưỡi câu. Lần này hắn giận lắm, không thả con rắn xuống nước nữa mà nắm lấy cổ rắn định mang đi giết. Qua cửa đền bà thần Khai Khẩu, tự nhiên con rắn nước kêu lên:

    - Đừng giết tôi, tôi là con vua Thủy phủ. Vì muốn đánh bạn với anh nên mới tự cắn câu nhiều lần như thế. Hãy cho tôi đi theo, tôi sẽ giúp anh vượt qua cảnh nghèo.


    Anh nghe lời, cho rắn theo mình. Từ đó anh câu được nhiều cá: thứ ăn, thứ bán, cuộc sống rất dễ chịu. Anh chàng với rắn ngày một tương đắc.

    Một hôm rắn cho anh biết chỉ ba ngày nữa sẽ có một trận lụt lớn xưa nay chưa từng có. Anh nghe lời rắn đóng một chiếc bè nứa để phòng tai nạn. Anh lại còn loan báo cho mọi người xung quanh biết. Nhưng chả một ai thèm nghe. Ba ngày sau, quả nhiên gió bão nổi lên đùng đùng, mưa to như trút, nước dâng lên như biển cả.

    Người, vật, đồ đạc và mùa màng,... đều trôi băng băng mất tích.

    Mãi đến ngày cơn bão tạnh, anh mới dám chống bè tìm về chốn cũ.

    Thấy một cái tổ kiến đang lênh đênh trên dòng nước, con rắn bảo anh chàng:

    - Anh hãy cứu chúng nó 1 chút.

    Anh trả lời:

    - Vớt làm gì bầy kiến nhỏ mọn ấy để chúng bò khắp bè.

    Nhưng rắn khẩn khoản:

    - Không, anh hãy nghe lời tôi đi. Rồi chúng nó sẽ trả ơn anh.

    Nghe lời rắn, anh chàng vớt cái tổ kiến lên bè của mình.


    Đi được một đoạn, lại gặp một con chuột đang lội bì bõm sắp chết đuối. Rắn lại giục anh vớt lên. - "Ồ, - Hắn đáp - Con chuột thì cho nó chết chứ cứu nó mà làm gì" - "Không, anh hãy nghe tôi đi. Rồi nó sẽ trả ơn anh". Nghe lời rắn, anh chàng vớt con chuột lên bè của mình.

    Đến một chỗ khác, họ lại gặp một con trăn đang nằm cuộn tròn trên một ngọn cây giữa dòng nước đợi chết. Rắn cũng giục anh giúp trăn thoát nạn. - "Ồ - hắn đáp - Con trăn kinh lắm, cứu nó mà làm gì?" - "Không, anh hãy nghe tôi đi. Rồi nó sẽ trả ơn anh". Nghe lời rắn, anh chàng lại giúp cho con trăn lên bè.

    Sau cùng họ gặp một người đàn ông đang bám vào một cây gỗ nổi bập bềnh giữa dòng nước. Anh không đợi rắn bảo, định vớt lên bè, nhưng con rắn cản lại:

    - Anh đừng vớt nó lên làm gì, nó sẽ làm hại anh đấy.

    Mặc kệ lời rắn can ngăn, anh nhất định thực hiện ý nghĩ của mình, vớt người sắp chết đuối đó lên bè, cho sưởi lửa ấm và cho ăn uống tử tế.Sau mấy ngày nước rút đi hết, anh thả tất cả những con vật lên bờ. Còn người nọ vì gia đình phiêu bạt, nhà cửa trôi mất cả nên anh cho ở lại với mình cùng câu cá nuôi nhau và coi như em ruột.

    Đến lúc con rắn nước trở về Thủy phủ thì nó mời anh cùng đi theo xuống giang sơn của cha mình. Dọc đường, rắn bảo bạn: - "Nếu cha tôi có cho gì thì anh nhớ đừng nhận, mà chỉ xin lấy cây đàn thất huyền. Đàn ấy nếu có giặc, gảy một bài là có thể làm cho giặc phải tan". Vua Thủy thấy có bạn của con tới chơi lấy làm mừng rỡ, đãi anh chàng rất hậu. Khi vua Thủy sai quân hầu mang vàng bạc châu báu đến biếu, anh nhớ lời rắn cố khước từ, chỉ xin có mỗi một chiếc đàn thất huyền. Vua Thủy nể chàng, thuận cho ngay. Anh trở về cõi đất, quý chiếc đàn vô hạn.


    Một hôm anh có việc phải đi xa. Trước khi đi, anh giấu chiếc đàn thần dưới cót thóc, dặn người bạn chớ có bén mảng đến chỗ cót thóc đó. Nhưng người kia nghe dặn, đồ rằng dưới ấy tất có vật quý bèn cố công kiếm tìm, quả bắt được cây đàn. Hắn đã biết sự mầu nhiệm của cây đàn ấy bèn lấy trộm rồi trốn đến kinh đô để lập công danh.

    Hồi ấy quân đội nhà vua phải đối địch với một nước láng giềng luôn luôn kéo quân sang quấy nhiễu bờ cõi. Hắn vào xin vua đi tiễu trừ giặc dữ. Nhờ có chiếc đàn thần, hắn đã làm cho quân đội của đối phương thua liểng xiểng. Nhà vua toan gả con gái cho đại tướng nhưng vừa hứa hôn thì bỗng dưng công chúa bị câm. Vì thế hôn lễ đành phải hoãn lại chờ lúc công chúa lành bệnh mới cử hành.

    Lại nói chuyện anh chàng câu cá, khi trở về thấy mất bạn lại mất cả cây đàn thất huyền thì vội bỏ nhà đi tìm. Vào đến kinh đô, một hôm anh gặp người kia bây giờ đang ngồi trên kiệu sơn son thiếp vàng, có quân gia theo hầu đông nghịt. Anh đón kiệu lại, cất tiếng hỏi thăm bạn cũ. Nhưng người kia vừa gặp ân nhân của mình đã vội thét lính bắt trói lại. Thế rồi, để khỏi lộ chuyện, hắn vu cho anh làm giặc, sai nhốt một chỗ kín đáo, không cho ăn, để chờ ngày đưa ra pháp trường.

    Trong ngục tối, giữa khi anh chàng đang than thân trách phận thì bầy kiến ngày xưa đã tìm được cách lọt vào hỏi thăm: - "Tại sao ông bị giam ở đây?". Anh chàng ngơ ngác không hiểu tiếng ai hỏi mình, bèn hỏi lại: - "Ai đó? Tại sao tôi chỉ nghe tiếng mà không thấy người?" - "Chúng tôi là bầy kiến mà ông cứu khỏi nạn lụt ngày xưa, hiện đang ở dưới chân ông đây." Anh chàng cúi xuống tìm kiến rồi kể chuyện cho kiến nghe nông nỗi của mình. Kiến nói: - "Chúng tôi không thể làm được gì nhưng để chúng tôi đi kiếm con chuột ngày ấy, may chuột có kế gì chăng".

    Lũ kiến bèn chia nhau mỗi con một phương đi kiếm chuột và báo tin không may của ân nhân cho chuột biết.. Chuột liền đưa khoai và bánh lấy trộm được của một nhà hàng vào ngục cho anh chàng ăn. Anh tỏ lời cảm ơn. Rồi cả gia đình nhà chuột lại kéo nhau đi tìm trăn. Lúc sắp đến nhà trăn, cả bầy chuột sợ trăn ăn thịt bèn trèo lên cây cao gọi xuống: - "Bác trăn ơi! Bác trăn ơi!" Khi trăn ra, một con chuột già đánh bạo đánh bạo xuống kể chuyện cho trăn biết. Trăn nhả ra một viên ngọc bảo chuột đưa về cho ân nhân mà rằng: - "Viên ngọc này mài ra thành bột có thể chữa lành câm. Ân nhân của chúng ta có thể đem chữa bệnh cho công chúa và nhờ đó mà thoát nạn".


    Khi được ngọc, anh chàng gọi người cai ngục đến nói mình có phép cứu công chúa khỏi câm. Người ta dẫn anh đến trước vua. Quả nhiên sau khi công chúa uống nước ngọc mài bỗng nói được, và câu đầu tiên của nàng là đòi lấy người cứu mình làm chồng. Vua rất khen ngợi, hỏi anh ta làm sao có thứ thuốc thần diệu đến thế.

    Anh chàng kể lại đầu đuôi câu chuyện.Vua nghe xong tắc lưỡi: - "Thật là bụng dạ con người sâu hiểm hơn cả những con vật nguy hiểm". Lập tức vua sai lính bắt giam tên đại tướng bất nghĩa kia để chờ ngày phán xử. Còn anh chàng đi câu được vua cho làm quan và gả công chúa. Anh ta sống một cuộc đời sung sướng hơn trước.

    Ngày nay, câu Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán dùng để mỉa mai những người lấy oán trả ân, thua kém cả loài vật. Câu chuyện đả kích mạnh mẽ những người vong ơn bội nghĩa, phụ bạc tình nghĩa, vì tiền bạc mà quên đi đạo đức sống, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Đồng thời khuyên nhủ chúng ta hay luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng, như nhân vật chính trong câu chuyện trên.

    Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán
    Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán
    Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán
  5. Top 5

    Đón nhận

    Truyện cổ Trung Hoa kể: Ở miền núi Hô-Phu, có một người đàn bà bán rượu tên là Wong. Một hôm, xuất hiện một vị thiền sư đạo đức đến trọ ở gần quán, dù không có tiền, ngài cũng được bà chủ quán tiếp đãi nồng hậu.


    Vị thiền sư ở đó khoảng ba năm. Trước khi cáo từ, ngài đào một giếng cạnh quán. Mọi người ngạc nhiên khi một dòng nước trong vắt vọt lên, họ nếm thử thì thấy đó là một loại rượu hảo hạng. Từ đó, bà chủ quán trở thành nổi tiếng và giàu có.


    Ít lâu sau, vị thiền sư lại ghé ngang quán, ngài hỏi thăm bà chủ quán về giếng rượu. Bà này than phiền:

    - Rượu tốt nhưng tôi không bao giờ có dư để dự trữ.

    Vị thiền sư mỉm cười rồi lẳng lặng viết lên tường:
    - Trời đất thật bao la, nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế nữa. Dù không tốn kém bà chủ vẫn có rượu để bán thế mà vẫn không hài lòng.


    Viết xong thiền sư lẳng lặng ra đi, và dòng rượu cũng khô cạn".


    Câu chuyện đưa ra một bài học vô cùng quý giá. Đó là con người cần phải biết ơn với những gì chúng ta nhận được, không nên đòi hỏi thêm để thỏa mãn lòng tham vô đáy. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình, biết ơn cuộc sống của bạn đã đầy đủ và tốt đẹp như thế. Tập đón nhận hạnh phúc giản dị 1 chút để cuộc sống thanh thản hơn. Với những người quên đi sự giúp đỡ của người khác thì sẽ nhận hình phạt thích đáng.

    Đón nhận
    Đón nhận
    Đón nhận
    Đón nhận
  6. Top 6

    Sư Tử và Chuột Nhắt

    Câu chuyện cổ tích này mượn hình ảnh của sư tử và chuột nhắt để dạy các bé về sự bao dung, tha thứ và lòng biết ơn. Một câu chuyện ngắn, nhưng chắc chắn sẽ để lại trong tâm hồn non nớt của các em thật nhiều dư vị tuyệt vời!


    "Truyện kể, một chú chuột nhắt vô tình dẫm lên chân của sư tử, làm sư tử – vua của rừng già tỉnh giấc ngủ. Sư tử nhe nanh vuốt của mình và há mồm định nuốt chuột nhắt vào bụng, nhưng nghe lời cầu xin khẩn khoản của chuột khiến sư tử mủi lòng thương và tha cho. Ngày nọ sư tử bị bẫy của loài người nên đã bị trói vào một gốc cây, đúng lúc chuột nhìn thấy nên đã lén cắt dây cởi trói cho sư tử để trả ơn vì đã tha mạng cho mình."


    Đôi khi sự bao dung, tha thứ của chúng ta ngày hôm nay có thể sẽ cứu sống ta sau này. Và dù nó có mang lại kết quả gì hay không thì bố mẹ cũng nên dạy con biết tha thứ và cảm thông để luôn sống vui vẻ, hạnh phúc nhé!

    Sư Tử và Chuột Nhắt
    Sư Tử và Chuột Nhắt
    Sư Tử và Chuột Nhắt
    Sư Tử và Chuột Nhắt
  7. Top 7

    Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ

    Ngày xưa có hai mẹ con một anh chàng nhà nghèo rớt mùng tơi. Anh chàng lang thang đi kiếm việc làm nhưng chả có ai thuê cả. Mãi sau có một chủ thuyền buôn thấy anh khỏe mạnh lại biết bơi lội mới thuê làm thủy thủ. Hắn hứa cho anh cơm một ngày ba bữa và bốn mươi quan tiền trả trước. Anh chàng mừng rỡ tưởng không có hạnh phúc nào hơn thế nữa, vội cầm ba mươi quan đem về cho mẹ tiêu, còn mười quan thì mang theo định để dành may mặc.


    Thuyền cất hàng, vượt biển luôn năm ngày đến một thị trấn lớn. Trên bến người mua kẻ bán chen chúc như hội. Bọn thủy thủ bảo chàng:

    – Ở đây thứ gì cũng buôn được. Cứ mua một ít đưa về quê nhà bán là tự khắc có lãi.


    Anh chàng xưa nay không quen buôn bán nên cầm mười quan tiền trong tay chưa biết nên mua thứ hàng gì. Bỗng chốc anh thấy có một người mang ra bến một con chó bị trói toan vứt xuống sông. Lấy làm thương, anh vội ngăn lại và hỏi duyên cớ. Người ấy cho biết chó này là của chủ mình. Hôm nay chủ đi chợ mua thịt về dọn tiệc, không rõ cắt đặt thế nào để chó ăn vụng mất cả. Chủ tức giận trói chó đánh một trận thừa sống thiếu chết rồi sai đi buông sông. Nghe kể thế, anh chàng xin mua lại con chó. Người kia cười mà rằng:

    – Nó chỉ chuyên môn ăn vụng, anh mua về làm gì?

    Chàng đáp:

    – Thây kệ, cứ bán cho tôi đi!


    Cuối cùng anh chàng xỉa ra ba quan mua lấy con chó, cởi trói cho nó, đoạn xích lại bên chỗ mình làm việc.

    Sau đó một chốc, anh lại trông thấy có một người đàn bà mang một con mèo toan vứt xuống sông. Anh chàng vội ngăn lại và hỏi duyên cớ. Khi biết tội trạng của mèo cũng chỉ là ăn vụng, anh nài nỉ để con vật lại cho mình. Thấy người đàn bà khuyên can không nên mua thứ mèo xấu nết, anh không nghe và nói:

    – Thây kệ! Chị cứ bán cho tôi đi!


    Thế là cuối cùng mèo cũng thoát chết. Và người chủ mới của nó sau khi xỉa ra ba quan để mua, đem buộc lại gần bên con chó. Ngồi một mình trên thuyền, thấy buồn, anh chàng bèn bỏ thuyền lên bộ đi dạo bờ sông. Bỗng chốc anh thấy có ba đứa trẻ chăn trâu bắt được một con rắn nước, toan dùng roi xử tội. Anh chàng vội chạy lại ngăn cản:
    – Các em đừng đánh nó, nó là rắn nước, có làm hại ai đâu?
    – Mặc kệ chúng tôi. – Bọn trẻ đáp – Chúng tôi bắt được nó, chúng tôi đánh, ông cản làm gì?

    Thấy bọn chúng khăng khăng cố tình giết rắn, anh chàng lại dùng tiền để cứu con vật vô tội. Chúng đòi năm quan. Mãi sau anh mới bớt được một. Thế là tất cả số tiền mang theo đều lần lượt vợi đến hết. Mua được con rắn, anh vội thả xuống sông cho nó trở về xứ sở. Bọn thủy thủ khi nghe anh kể lại những việc mua bán của mình thì đều cười ngất, cho là một người khờ dại ít có. Anh chỉ ngồi lặng yên không nói gì cả.

    Khi thuyền bắt đầu trở về, vào khoảng nửa đêm, anh đang chèo bỗng thấy con rắn nước bơi từ dưới sông bơi lên trao cho mình một viên ngọc và nói:
    – Cha tôi là Long Vương, cảm ơn anh đã cứu mạng tôi, cho tôi đem biếu anh một viên ngọc “băng xuyên” để mời anh xuống chơi. Mang ngọc vào mình, anh có thể đi được dưới nước cũng dễ dàng như đi trên bộ.

    Anh chàng nghe nói vội buông chèo đi theo rắn nước xuống Thủy phủ. Quả nhiên, anh được vua Long Vương tiếp đãi rất hậu, tống tiễn ngọc vàng châu báu rất nhiều. Sau đó anh được người của Long Vương đưa về tận nhà. Chủ thuyền thấy anh mất hút, tưởng anh đã rơi xuống nước, bèn đỗ thuyền lại, lên bộ trình với quan sở tại. Nhưng khi mọi người về đến quê hương thì họ rất lấy làm ngạc nhiên, vì anh thủy thủ trẻ tuổi đã về đến nhà ba ngày trước rồi.

    Từ đó anh trở nên giàu có. Nhưng anh vẫn sống một cuộc đời bình thường với người mẹ già. Con chó, con mèo được anh cứu vẫn theo anh không rời. Về sau, anh lấy vợ. Vợ anh là một cô gái đẹp. Nàng rất thích đeo nữ trang. Thấy viên ngọc “băng xuyên” chiếu sáng một góc tủ, nàng thích lắm nên một hôm lấy mang đến cho một người thợ kim hoàn bảo đánh cho mình một chiếc nhẫn. Không ngờ, người thợ kim hoàn biết là ngọc quý ít có trong thế gian, bèn đi kiếm một viên khác tương tự như thế đánh tráo vào mà cướp lấy bảo vật.


    Khi biết rõ chuyện mất cắp, anh chàng thủy thủ trở nên buồn bã. Hàng ngày anh ra bờ sông mong tìm lại con rắn nước nhưng chả làm sao gặp được. Chó và mèo thấy chủ không vui, một hôm nói với chủ xin đi tìm viên ngọc.

    Đường đi đến nhà người thợ kim hoàn phải qua một con sông rộng. Không có cách gì vượt qua cả, hai con vật cứ loanh quanh ở trên bờ. Về sau chúng tìm được vào nhà một con rái cá. Chúng kể sự tình cho rái cá nghe và nhờ nó đưa giúp qua sông. Rái cá vui lòng gọi các bạn bè của nó đứng sát vào nhau, kết thành một cái bè cho chó và mèo ngồi lên lưng, chở qua sông yên lành. Khi đến nhà người thợ kim hoàn, mèo bảo chó:
    – Để tôi trèo lên nóc nhà kêu lên mấy tiếng cho những con chó trong nhà xúm lại sủa. Thế là anh cứ đường hoàng theo cổng mà vào không ai biết.

    Quả nhiên, bầy chó nhà của người thợ kim hoàn nghe mấy tiếng mèo kêu vội xông ra đuổi. Mèo dẫn chúng đi thật xa nên chó ta lẻn vào nấp dưới một cái hầm, vô sự. Khi hai con vật gặp lại nhau, chúng tìm tòi khắp trong nhà. Tất cả của cải của lão thợ kim hoàn đều bỏ trong một cái rương xe, luôn luôn khóa kín, không dễ gì lọt vào được. Mèo bèn cố sức tìm tòi, chụp bắt được một con chuột. Chuột van lạy xin tha mạng. Mèo bảo nó dẫn mình đến gặp chuột chúa đàn. Mèo nói rõ cho chuột chúa biết việc mình đến đây, và nhờ hắn giúp mình lấy cho được viên ngọc, đổi lại, mèo hứa sẽ luôn luôn để ý không phạm đến tôn tộc nhà chuột ở đấy. Chuột chúa đàn vâng lời ngay:
    – Để tôi bảo lũ con cháu, tôi tớ trong nhà khoét chiếc rương của nó ra, tìm cho các ông.

    Nhưng đến khi lọt được vào trong rương, lũ chuột tìm mãi vẫn không thấy ngọc. Chuột chúa đàn ra báo lại cho mèo biết, và nói:
    – Trong rương này có một cái hộp bằng bạc. Có lẽ nó giấu ngọc trong đó; cái hộp đó thì khó lòng mà gặm được.
    – Vậy làm thế nào bây giờ? – Mèo hỏi.
    – Chỉ có cách là chúng tôi sẽ nhờ xóm giềng hợp sức cùng chúng tôi khoét rộng lỗ thủng làm sao đưa lọt cái hộp ấy ra đây cho các ông tìm.
    – Thế thì làm gấp lên đi!

    Chỉ trong một đêm, cả xóm nhà chuột đã gặm nát rương, lấy được cái hộp đưa ra cho mèo. Hai con vật tìm cách phá hộp ra, quả thấy viên ngọc của chủ. Chúng vô cùng mừng rỡ.


    Sau khi ra khỏi nhà người thợ kim hoàn, chó tranh mèo mang ngọc. Nhưng đến lúc sắp sửa sang sông, vì mắng nhau với một con chó khác, nên chó đã để ngọc văng xuống nước. Một con cá trông thấy ngọc sáng vội bơi tới đớp và nuốt ngay. Thấy chó để mất ngọc, mèo giận quá mắng chó một trận thậm tệ. Chó biết lỗi, lặng thinh, cuối cùng mếu máo:
    – Biết làm sao bây giờ?

    Suy nghĩ một lát, mèo tìm được một kế bảo chó:
    – Chúng ta sẽ tìm đến một nhà thuyền chài ở vùng này xin ở với họ. Thế rồi chờ khi họ câu được con cá đã nuốt viên ngọc thì sẽ kiếm cách cướp lấy đem về.

    Chó khen mưu kế hay, bèn cùng mèo tìm đến một gia đình ông chài đang đỗ thuyền lại ở bờ sông phơi lưới. Hai con vật cỏ ra rất khôn ngoan, hiền lành nên được cả nhà đối đãi tử tế.

    Mấy hôm sau, ông chài đánh mẻ lưới được một con cá chày rất lớn, mổ ruột ra, thấy có viên ngọc. Chó và mèo khấp khởi mừng thầm. Trong khi cả nhà đang trao ngọc cho nhau để xem của lạ, thì mèo nhẹ nhàng tiến lại cọ người vào chân chủ. Nhân khi chủ sơ ý, nó nhảy lên ngoạm lấy viên ngọc và lập tức cong đuôi nhảy lên bờ chạy mất. Thấy thế, chó cũng ba chân bốn cẳng chạy theo làm mấy bố con ông chài ngơ ngác chẳng hiểu vì sao. Lần này mèo tranh chó mang ngọc. Mèo lên mặt khôn, bảo chó:
    – Lần trước ngậm bị rơi mất, lần này có cách rất hay là đội lên đầu. Sắp đến nhà rồi, chả sợ gì nữa.

    Nó nói thế nào thì làm như thế. Nào ngờ mới đi được một quãng đường, bấy giờ có một con quạ đang bay trên không trung, nhác thấy có cái gì lấp lánh trên đầu mèo, thình lình sà xuống đớp lấy rồi bay lên đậu trên cành cây cao. Thấy ngọc lại mất, chó đến lượt mắng chửi mèo rất dữ, rồi nói:
    – Ngọc rơi xuống nước còn có thể lấy được, chứ bay lên trời thì đừng có hòng.

    Mèo buồn rầu, nhưng ngẫm nghĩ một lát, nó lại bảo chó:
    – Đúng rồi. Tôi đã nghĩ ra được một kế.

    Chó hỏi:
    – Kế gì?
    Đáp:
    – Giả chết bắt quạ.

    Nói xong mèo chạy xuống bờ sông uống một bụng nước đầy căng. Đoạn trở về xua chó trốn đi một chỗ, còn mình thì tới nằm dưới gốc cây phơi bụng trắng hếu giả vờ chết. Quạ đang ngậm ngọc đậu trên ngọn cây nhìn xuống thoáng thấy có bóng con vật chết, vội vàng bay xuống toan rỉa thịt. Nhưng khi quạ vừa đáp tới thì mèo đã nhảy xổ lên vồ lấy quạ. Quạ van lạy xin trả lại viên ngọc cho mèo để được tha mạng. Mèo chỉ đợi có thế, ngoạm lấy viên ngọc, ra đi.

    Lần này, cả hai con đưa ngọc về đến nhà vẹn toàn. Anh chàng thủy thủ lấy lại được món tặng vật của Long Vương hết sức vui mừng. Anh càng thêm quý mến hai con vật có tình có nghĩa.

    Con chó con mèo và anh chàng nghèo khổ
    Con chó con mèo và anh chàng nghèo khổ
    Con chó con mèo và anh chàng nghèo khổ
    Con chó con mèo và anh chàng nghèo khổ
  8. Top 8

    Chàng Quân Tử

    Ngày xưa, có một anh chàng nghèo sống một thân một mình. Anh thường ăn ở nhân đức với mọi người, lòng nhân đức của anh còn ban phát đến cả giống vật. Bởi thế người ta quen gọi anh là Quân tử.


    Trong nhà có bao nhiêu của cải, anh lần lượt đem ra giúp đỡ cho người nguy kẻ khó, còn mình thì sống rất đạm bạc. Một hôm, gần ngày kỵ cha, Quân tử có để dành được mấy bát gạo nếp và một con gà để làm giỗ. Có một con chuột quen mui ăn vụng, hôm ấy chui vào hũ gạo, bất đồ bị anh chộp được. Anh bảo chuột:

    – Chuột ơi! Nhà ta nghèo, chỉ có từng ấy gạo nếp để làm giỗ cha. Mày đi tìm những thứ khác mà ăn. Đừng có ăn vụng của ta tội nghiệp!


    Nói đoạn anh thả chuột ra. Tối lại, có con cáo lẻn vào bắt gà, nhưng chưa kịp lọt ra khỏi chuồng thì đã bị Quân tử nắm lấy gáy. Cáo nằm chờ chết thì đã nghe Quân tử nói:

    – Cáo ôi! Nhà ta nghèo lắm chỉ có con gà dành cho ngày giỗ cha. Mày hãy thương ta đi kiếm ăn nơi khác, đừng có bắt mất gà ta, đến ngày ấy biết lấy gì mà cúng.


    Nói đoạn anh cũng thả cáo ra. Cáo được phóng thích lủi một mạch.


    Đến ngày giỗ cha, Quân tử đồ xôi luộc gà, thắp hương đèn sửa soạn vào làm lễ, thì một chú ruồi đánh hơi bay đến đậu vào cỗ xôi đánh chén thỏa thích. Nhưng Quân tử đã nhanh tay quơ được. Bị kẹt chặt, ruồi ta hết đường giãy giụa, chắc là khó thoát cái chết. Nhưng rồi ruồi cũng may mắn được thả ra sau khi nghe những lời của Quân tử:

    – Cỗ xôi của ta dâng cúng lên cha mẹ, sao mày lại hỗn hào dám đến ăn trước. Mày hãy đi đi, có gì chốc nữa lại tới.


    Tiếng đồn về lòng nhân đức của Quân tử vang khắp nơi. Buổi ấy, nhà vua đang muốn kén chọn người tài đức để gả công chúa. Nghe tin đồn về Quân tử, vua bèn sai quan quân đi triệu về kinh. Nhưng khi gặp mặt Quân tử, thấy anh ăn nói không được lễ phép thì vua không được hài lòng. Để tiện từ chối, vua bèn phán:

    – Ta vui lòng gả công chúa cho nhà ngươi, nhưng nhà ngươi cũng phải có một mâm vàng làm sính lễ mới được.


    Nghe vậy, Quân tử lủi thủi trở ra, tin rằng không có hy vọng làm phò mã. Ngày hôm sau anh đi dạo trong rừng, mặt buồn rười rượi. Bỗng anh gặp con cáo ngày nọ chạy ngang trước mặt. Nó hỏi anh vì sao mà buồn. Quân tử bèn kể chuyện đầu đuôi cho cáo nghe. Nghe xong, cáo nói:

    – Thế thì cứ đi theo tôi, tôi sẽ mách cho một chỗ có vàng.


    Quân tử lần theo chân cáo tiến vào một hang sâu. Trong một góc hang có bày một dãy ba cái hũ. Giở nắp ra anh thấy toàn vàng bạc, châu báu. Anh cảm ơn cáo, rồi chuyển ba cái hũ về, và ngày hôm sau anh đã cho người đội mâm vàng vào cung dâng vua. Vua không ngờ anh lại có đủ vàng làm sính lễ, đành phải y ước gả công chúa cho. Nhưng vua vẫn chưa vừa lòng, cho nên đến ngày cưới, vua gọi anh vào cung, phán:

    – Ở đây có mười mâm cỗ, trong đó có một cỗ Tơ hồng dành cho ngươi và công chúa. Nhà ngươi hãy chọn đúng mâm cỗ ấy mà ngồi. Nếu ngồi vào mâm cỗ khách thì ta sẽ coi như khách.


    Quân tử nhìn vào thấy mười mâm cỗ giống nhau như hệt, không biết nên ngồi vào đâu. Trong khi đang bối rối thì chàng đã nghe tiếng ruồi vo ve bên tai:

    – Tôi đã chịu ơn trước đây, nay xin giúp để đền ơn. Hễ tôi sà vào mâm nào thì anh cứ ngồi vào mâm ấy.


    Nghe nói thế, Quân tử yên tâm. Sau đó anh ung dung bước vào mâm cỗ có con ruồi đậu. Vua thấy anh ngồi vào đúng cỗ Tơ hồng thì ngạc nhiên, nhưng vua vẫn còn bắt anh chịu thử thách lần nữa chứ chưa thôi. Sau khi yến tiệc xong, đến giờ động phòng hoa chúc, vua phán bảo:

    – Nhà ngươi hãy tự đi tìm buồng của công chúa mà vào, nếu vào không đúng buồng thì chịu vậy.


    Lại một lần nữa Quân tử lấy làm bối rối vì cả một dãy buồng đóng kín, buồng nào buồng ấy cửa lớn cửa sổ cũng đều ngăn ngắt, phía ngoài treo đèn kết hoa y hệt như nhau. Trong khi chưa biết làm thế nào thì con chuột ngày nọ đã bò tới nói nhỏ:

    – Tôi vẫn nhớ ơn anh tha chết cho tôi ngày nọ. Anh cứ đi theo tôi, tôi chạy vào buồng nào thì đúng là công chúa ở đấy.


    Quả nhiên khi Quân tử mở cửa buồng vào thì đã thấy công chúa tươi cười bước ra đón. Thấy cả ba lần anh đều thắng cuộc, vua đành vui lòng nhận anh là phò mã. Khi vua chết, vì không có con trai nối dõi nên Quân tử được các quan lên ngôi kế vị.

    Chàng Quân Tử
    Chàng Quân Tử
    Chàng Quân Tử
    Chàng Quân Tử
  9. Top 9

    Sự tích tháp Báo Ân

    Tương truyền ngày trước vào cuối thời Lê, ở xã Bình Quân, thuộc huyện Cẩm Giàng, Hải Dương ngày nay, có một đôi vợ chồng phú ông sinh được một cô con gái. Cô gái vừa đẹp người, vừa đẹp nết, ai ai cũng yêu quý. Vì nhà có thuê thầy dạy học cho con trai, lại thấy con gái nhanh nhẹn, sáng dạ, phú ông cũng cho con gái theo đòi nghiên bút. Cô gái quả thật rất thông minh, học hành tấn tới, chẳng bao lâu đã thông kinh sách.


    Nhưng trớ trêu thay, cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy lại mang trong mình một chứng bệnh mà thấy thuốc nào cũng phải lắc đầu bó tay: đó là bệnh hủi. Ngày mới bị bệnh, cô còn giấu kín không cho ai biết. Nhưng sau, những chỗ sưng thối lở loét bắt đầu hành hạ khiến cô không thể che mắt thiên hạ được nữa. Cứ như thế, cô gái xấu số nọ chịu nhận một cuộc sống cô đơn buồn rầu đã hơn một năm.


    Năm ấy, đến khoa thi, chỗ cô ở vốn tách biệt với xóm làng nên những ngày ấy cũng không tấp nập gì hơn. Một hôm, trời bỗng đổ cơn mưa. Mưa rất to và kéo dài mãi đến tận khuya. Khi ngoài trời đang mưa tầm tã như vậy, cô đột nhiên nghe có tiếng gọi cổng của một người con trai. Thấy người lạ, cô gái nói vọng ra:

    – Ai đó? Hãy đi tìm chỗ khác mà trọ, ở đây nhà cửa chật chội lắm, không ở được đâu.

    – Tôi là học trò họ Trần đang trên đường đi thi thì gặp trời mưa. Xin cô làm ơn cho tôi vào hơ nóng, tôi lạnh quá, mưa ướt hết cả rồi. – Anh học trò nài nỉ.

    – Tôi là phận nữ nhi, nhà lại vắng vẻ không tiện mời khách vào. Xin hãy gắng đi một đoạn nữa, sẽ có chỗ trọ.

    Vẫn với giọng nài nỉ như thế, anh học trò tiếp:

    – Làng xóm vẫn còn xa quá, xin cho nghỉ lại một lát, nếu thấy không tiện, tôi sẽ đi ngay.


    Thấy giọng có vẻ cầu khẩn, hơn nữa khách lại xưng là con nhà lễ giáo, có học, cô gái động lòng thương, bèn ra mở cửa cho vào. Dưới ánh đèn, cô thấy người khách là một chàng trai chừng hai mươi tuổi, dáng dấp nho nhã, ăn nói lễ phép. Cô không nỡ từ chối nên tươi cười:

    – Bố mẹ tôi đều đi vắng cả, chỉ có mình tôi ở nhà. Người xưa có câu “Nam nữ thận trọng từ cái trao tay”, mời chàng trọ lại đây cũng thật bất tiện, nhưng thấy chàng đi đường xa mệt nhọc, ướt át, tôi chẳng dám khăng khăng giữ lễ. Vậy mời chàng nghỉ lại đây, có gì tôi xin giúp đỡ.


    Nói rồi, cô đốt lửa cho khách sưởi, thổi cơm cho khách ăn. Anh học trò thấy cô gái mặt mũi xinh đẹp, ăn nói khéo léo, lại có vẻ con nhà tử tế, có học, rất lấy làm cảm mến. Anh bèn nói:

    – Cô đã không câu nệ, hết lòng giúp đỡ một học trò như tôi, tôi chẳng dám quên ơn. Tôi cũng không ngờ cô lại theo nghiệp đèn sách. Mạn phép xin hỏi chẳng hay cô là con cái nhà ai, bố mẹ làm gì?


    Cô kể cho anh học trò nghe tất cả về gia đình và bản thân, trừ căn bệnh của mình. Sau khi biết được về cô, lại thấy cô học giỏi, anh học trò bèn cùng xô xướng hoạ. Hai bên đối đáp tới khuya, chuyện trò có vẻ rất tâm đầu, ý hợp. Từ chỗ quý mến, anh học trò yêu cô lúc nào không biết. Thấy cô chỉ có một mình, anh đâm bạo dạn ngỏ lời đính ước. Cô gái cũng rất quý mến anh học trò, nhưng lại nghĩ mình bệnh tật, thương thân tủi phận, cô gái rơi nước mắt, nói:

    – Thiếp phận mỏng không đáng là kẻ nâng khăn sửa túi cho chàng. Xin chàng hãy để tâm vào việc thi cử, lo cho con đường công danh trước đã. Sau này khi chàng trở về cũng chưa muộn.


    Anh học trò không biết ẩn tình ra sao, lại gần cô gái khuyên dỗ. Càng dỗ dành, cô gái càng lã chã nước mắt. Cuối cùng, anh học trò không cầm được lòng mình đã nắm lấy tay cô. Cô tuy e lệ nhưng cũng không từ chối. Hai bên đính ước và coi nhau như vợ chồng.


    Sáng hôm sau, anh từ giã cô ra đi. Trước khi chia tay, anh hẹn:

    – Ta và nàng đã đính ước, xin nàng hãy đợi ta. Chuyến này, dù đỗ hay hỏng, ta cũng sẽ nhờ người đưa “tục lễ” đến rước nàng về làm vợ.


    Sau khi anh học trò ra đi, cô gái nghĩ đến số phận hẩm hiu của mình thì vô cùng đau khổ. Cô tự nhủ: “Chàng đâu có biết ta đang bệnh hoạn khốn khổ thế này. Nhưng ta cũng đâu có thể giấu chàng mãi được. Thế nào khi chàng quay lại đây, chàng cũng sẽ biết. Lúc đó, ta đâu còn mặt mũi nào nữa. Chẳng thà chết quách đi còn hơn”. Cứ thế, cứ thế, cô sống trong đau khổ dày vò trong mấy ngày liền. Trong một cơn phẫn chí đến cực độ, cô không làm chủ được, bỗng dưng ngất đi, hồn lìa khỏi xác lúc nào không biết.


    Mấy ngày sau, vợ chồng phú ông mới hay tin. Ai ai cũng đau xót, than khóc hồi lâu rồi an táng người bạc mệnh ở ngay ngôi nhà của cô.


    Lại nói về chuyện anh học trò, sau khi từ giã cô gái đã đi liền mấy ngày đến trường thi. Không lúc nào hình ảnh cô gái tài hoa đêm ấy lại không hiện lên trong tâm trí anh. Vào trường thi, từ đầu đến cuối, anh làm bài rất trôi chảy. Nhưng đến cuối bài, có một câu khá hóc búa. Anh ngậm bút mãi, cuối cùng cũng viết thành bài nhưng không được như ý lắm, đôi chỗ vẫn còn sai sót.


    Lúc quan chủ khảo chấm bài, đến bài của anh học trò kia, ông thấy không đạt. Sắp hạ bút xuống phê chữ “sổ” (bỏ), quan chủ khảo bỗng thấy tay mình không cử động được, dường như có ai đó giữ tay ông lại. Ông đành bỏ bút xuồng rồi đi nghỉ. Đang lúc mơ màng, ông thấy có một cô gái xinh đẹp tiến lại chỗ ông, chắp tay vái lia lịa, giọng run run cầu khẩn:

    – Xin ngài làm ơn rộng bút cho. Đây là quyển thi của chồng tôi, Tôi xin ngài giúp.


    Tỉnh dậy, chủ khảo rất lấy làm lạ. Ông đọc lại bài văn một lần nữa và lần này cũng không hơn gì, ông hạ bút toan đánh hỏng. Bỗng nhiên, cây bút rơi xuống đất. Ông định cúi xuống nhặt lên thì tự nhiên tay chân mệt mỏi rã rời, hai mắt díp lại. Ông lại chìm vào giấc ngủ. Bóng cô gái lại hiện ra trước mặt, một hai xin ông vớt lấy quyển văn ấy. Quan chủ khảo giật mình tỉnh dậy. Hết sức ngạc nhiên, ông lẩm bẩm:

    – Chắc là nhà thí sinh này có âm hồn nào theo đây. Âm hồn đã hiện về hai lần thế này làm ta không nỡ thẳng tay.

    Nghĩ vậy, cuối cùng ông cũng vớt cho đỗ.


    Trước khi vinh quy, tân khoa họ Trần cùng các bạn đến chào chủ khảo. Ông này lưu một mình tân khoa lại, hỏi:

    – Anh đã có vợ chưa?

    – Thưa chưa.

    – Tôi hỏi hơi tò mò, thế nhà anh có ai mới qua đời không?

    – Dạ thưa không.


    Thấy vậy, chủ khảo bèn kể cho anh nghe chuyện một cô gái hai lần đến báo mộng khi ông chấm bài. Sau này, khi ráp phách, ông mới biết đó là bài văn của anh. Ông còn nói thêm rằng đáng lẽ anh không được đỗ, tất cả đều nhờ cô gái ấy. Anh ngồi ngẫm nghĩ hồi lâu nhưng vẫn không hiểu ra sao. Anh đành cáo từ chủ khảo ra về. Lần vinh quy ấy, tân khoa họ Trần nhắn người nhà sắm thêm một chiếc võng nữa để khi qua nhà người yêu, anh đón nàng về luôn thể.


    Về đến nơi, khi vừa xô cổng bước vào, anh giật mình khi thấy một ngôi mộ còn chưa xanh cỏ nằm ngay giữa nhà. Tân khoa hãi hùng khi nghĩ rằng lần trước mình đã gặp phải ma. Sau khi trấn tĩnh lại, anh sai người đi dò hỏi. Người nhà trở về báo cho anh biết đó là mộ của con gái nhà phú ông. Cô gái ấy bị hủi phải ra chỗ này, mới mất nửa tháng trước. Nhẩm tính lại, anh thấy người yêu mới mất sau khi anh đi mấy ngày. Sực nhớ tới câu chuyện của chủ khảo, anh bỗng rơi nước mắt. Thì ra chính nàng đã theo anh tới kinh kỳ, giúp anh không bị đánh hỏng.


    Sau khi vinh quy bái tổ, anh quay trở lại nhà phú ông kể hết đầu đuôi câu chuyện. Anh cũng thưa luôn:

    – Một ngày cũng là nghĩa. Xin ông cho tôi được làm rể mặc dù nàng đã không còn nữa.


    Phú ông rất bất ngờ. Lúc đầu ông còn từ chối không dám nhận, nhưng sau thấy quan tân khoa nài mãi, ông cũng đành đồng ý. Bấy giờ, anh mới sắm sửa một lễ tế trọng thể đưa đến nhà nàng, lấy danh nghĩa vợ chồng để tế vợ. Lại cho người xây bên cạnh ngôi mộ nàng một cái tháp, trong lòng có đề mấy chữ: “Cô… là vợ của tiến sĩ họ Trần”. Dân chúng trong vùng quen gọi đó là tháp Báo Ân. Tên ấy dù có thể chưa chính xác và cũng không thấy ghi ở các mặt trên tháp, nhưng đã được khắc sâu vào mãi trong tâm trí mọi người, từ thế hệ này đến các thế hệ khác.

    Sự tích tháp Báo Ân
    Sự tích tháp Báo Ân
    Sự tích tháp Báo Ân
    Sự tích tháp Báo Ân
  10. Top 10

    Bà Ong Chúa

    Ngày xưa, có một người học trò nhà nghèo rớt mùng tơi tên là Sĩ. Anh muốn lấy vợ để vợ đỡ đần công việc nhà và phụng dưỡng mẹ già. Nhưng hỏi mấy đám, người ta thấy nhà anh luôn năm thiếu ăn nên đều lắc đầu từ chối. Vì thế, anh vẫn phải sống một thân một mình với nghề kiếm củi. Hàng ngày, buổi sáng tinh sương, anh lên rừng chặt củi đem ra chợ bán. Chiều lại, ăn xong, anh mới cầm lấy quyển sách.


    Cứ như vậy cho đến ngày anh học thành tài. Kỳ ấy nhà vua mở khoa thi ở kinh đô để kén nhân tài. Các sĩ tử đua nhau chuẩn bị tiền gạo, lều chiếu để vào dự thi. Trong lòng Sĩ cũng hăm hở muốn đua chen chốn trường văn trận bút, nhưng tài lực nhà anh quá kém cỏi, chẳng biết lấy gì dùng để nuôi mẹ già những ngày vắng mặt, cũng chẳng có gì để ăn tiêu dọc đường. Sắp đến kỳ thi, mấy người bạn anh lần lượt trẩy kinh mà không rủ anh. Sĩ cố chạy vạy khắp nơi, nhưng không kết quả. Mãi về sau mới có mấy nhà láng giềng tốt bụng nhận nuôi nấng mẹ già cho anh để anh yên tâm ra đi. Và rồi cuối cùng anh cũng đánh liều cất bước lên đường, tuy rằng trong lưng không có một đồng một chữ.


    Trời xế chiều, anh đi tới một khu rừng rậm. Trong khi đang bước thấp bước cao mong tìm ra một ngôi nhà nghỉ trọ, thì anh bị lạc đường. Anh quanh quẩn mãi giữa đêm tối trong lùm cây mà không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Cuối cùng bụng đói, cật rét, sức mệt, anh trèo lên một cây cổ thụ, định tìm một chỗ tạm nghỉ chân. May làm sao, lúc trèo lên đến nhánh chẽ ba, bỗng thấy thấp thoáng bên phía tay trái có anh đèn. Lòng mừng khấp khởi, anh vội tụt xuống lần về hướng ấy. Chỉ một lát, anh đã đứng trước một ngôi nhà lá nhỏ. Anh hồi hộp gọi cửa, và rất ngạc nhiên thấy cánh cửa mở ngay như có người chờ sẵn. Một cô gái tay cầm một cây đèn sáp bước ra. Dưới ánh đèn Sĩ trông rõ cô gái mặt mũi xinh xắn, nhưng hai mắt lại mù. Cô đon đả:

    – Chào thầy khóa. Thiếp chờ thầy đã lâu. Mời thầy vào trong này.

    Nghe lời chủ nhân, Sĩ không còn hồn vía nào nữa. Làm sao cô gái mù này biết mình là học trò và đang chờ mình. Chỉ có yêu tinh ma quỷ đang giương bẫy đón mồi thì mới có thể như vậy. Sĩ rất ngần ngại, nhưng cái bụng và sức khỏe không cho phép anh bước đi đâu được nữa. Anh đánh liều bước vào nhà, không quên đề phòng mọi sự bất ngờ có thể xảy đến. Trong nhà, ngoài cô gái còn có một người bô già. Sau khi mời Sĩ ngồi, cô gái bảo bô già mang hỏa lò lại cho khách hơ áo quần. Sĩ vừa cảm thấy khô ráo ấm cúng thì bô già đã bưng lên một mâm cơm, có cô gái mù đi theo mời mọc:

    – Nhà thiếp thanh đạm chẳng có gì. Xin mời thầy khóa cứ thực tình cho.

    Sĩ lúc đầu ngờ vực không dám đụng đũa. Nhưng sau, cơn đói đã át tất cả. Anh cầm lấy bát nếm thử một miếng, thấy không có vẻ gì khác, nên cắm đầu ăn. Bữa cơm quả là thanh đạm, nhưng cơm nóng canh sốt làm anh cảm thấy chưa bao giờ ngon miệng đến thế. Ăn xong bô già đã dọn ổ rơm, trải chiếu cho khách nằm. Sĩ mệt quá, nằm xuống nhưng không dám ngủ, cố ý rình xem ma quỷ còn giở những trò gì. Nhưng chỉ một lúc anh đã chợp mắt và ngủ thiếp đi.

    Đến nửa đêm, sĩ bỗng giật mình tỉnh dậy. Gió bão thổi tới mỗi lúc một nặng nề. Thỉnh thoảng trời lại gầm lên dữ dội. Anh nghe tiếng cô gái nói:

    – Bô già ơi, gió đổi sang phía bắc rồi. Nó rít mạnh quá bô nhỉ? Đấy cái tổ nhỏ ở cành thứ ba bị đổ mất rồi. Bô thử ra xem nào.

    Sĩ rất lấy làm lạ sao cô gái mù lại ăn nói như người hoàn toàn sáng mắt. Anh đang suy nghĩ vẩn vơ thì lại bỗng ngủ thiếp đi.

    Không bao lâu, gió thổi càng mạnh như muốn bốc cả nóc nhà. Sĩ lại tỉnh dậy lần nữa. Lần này anh nghe tiếng cô gái nói ở ngoài nhà:

    – Bô già ơi! Gió mạnh thế này thì chắc chúng nó sẽ lạc nhiều đấy. Nhưng chẳng sao, mai kia chúng nó lại về đủ. Ở cái tủ thứ bảy có nhiều con đang chờ mà chưa vào được!

    Liền đó, Sĩ nghe tiếng tơi nón của bô già lạch xạch lần ra vườn. Bão vẫn dữ dội. Anh ngồi dậy và tiện chân bước ra cửa. Qua những làn chớp, Sĩ thấy cô gái mù đang đứng dưới một cây có cành lá xòe ra như một cái tán. Ở những cành thấp ở dưới gốc, ong vàng đậu chi chít, đậu cả lên nón, lên áo cô gái. Ong vàng con đậu con bay nhiều vô kể; tiếng vù vù của ong cơ hồ át cả tiếng bão.

    Trong khi cô gái và bô già đang làm việc ở phía ngoài, Sĩ lại trở vào trong nhà, trong lòng vẫn chưa hết nghi hoặc. Trên án thư ở đầu ổ rơm, ngọn nến vẫn đang cháy dở. Thấy có một quyển sách. Sĩ vội giở ra xem. Hóa ra quyển sách nói về đạo phật. Anh cầm lấy đọc rất mê mải.

    Cho đến gần sáng, bão đã bắt đầu tạnh, cô gái và bô già bước vào nhà. Sĩ gập sách lại, lên tiếng hỏi:

    – Tôi bị lạc đường, rất cảm tạ cô và bô già cho ăn cho nghỉ. Nhưng có một điều tôi lấy làm khó hiểu là tại sao hai người lại sống trơ trọi trong khu rừng này? Sống như vậy lấy gì nuôi thân? Tại sao cô lại biết tôi sắp đến đây và còn biết tôi đi thi? v.v… Tôi rất mong được giải tỏ những điều đó trước khi từ giã nơi này.

    Cô gái đáp:

    – Nhà này vốn là nhà của thầy mẹ thiếp. Thầy thiếp trước có làm quan, vì ghét bọn quan trên nên từ về, tìm đến khu rừng này sống bằng nghề nuôi ong. Cách đây ba năm, thầy mẹ thiếp lần lượt qua đời còn mình thiếp cùng với bô già và đàn ong. Đàn ong cho mật và sáp, bô già mang ra chợ đổi lấy gạo. Mắt thiếp tự dưng bị đau rồi hỏng. Tuy mù, linh tính của thiếp lại biết hết mọi chuyện. Tự nhiên thiếp cảm thấy đàn ong bị nạn thì nó bị nạn thật. Như hôm qua, thiếp cảm thấy có một chàng thư sinh đi thi bị lỡ độ đường và đang cần được giúp đỡ. Thiếp vừa thắp đèn lên thì nghe thấy tiếng gõ cửa của thầy khóa. Quyển sách trên bàn đó là của thầy thiếp để lại, thầy khóa cứ đọc đi. Nhưng thầy khóa đi làm gì vội còn bảy ngày nữa mời bắt đầu thi kia.

    Nghe nói, Sĩ lấy làm thương cô gái mù mà cảnh ngộ còn gian nan hơn cảnh ngộ của mình. Anh cầm sách đọc cho đến sáng. Nhớ tới ngày thi, anh từ giã cô gái và bô già ra đi. Thấy mời mọc không được, cô gái đưa cho anh một nắm cơm và một quan tiền. Sĩ vội trả lại tiền chỉ nhận nắm cơm và nói:

    – Đa tạ cô và bô già. Sau này nếu được vinh hiển, tôi sẽ không bao giờ quên tấm lòng vàng của cô và bô.

    Chiều hôm sau vào đến kinh đô, Sĩ giật mình khi được tin vì hoàng đế se mình, nên kỳ thi kỳ thi hoãn lại năm ngày nữa đúng như lời cô gái.


    Kỳ thi năm ấy, vua ra đầu đề bài văn có nhiều điển tích về đạo phật.

    Các bạn của anh ở quê nhà cũng như sĩ tử bốn phương vì không đọc qua sách phật nên bị loại quá nhiều. Có kẻ đã lọt vào trường ba rồi cũng hỏng. Chỉ có Sĩ nhờ vô tình đọc quyển sách giữa cái đêm gió bão ở nhà cô gái mù nên trả lời trôi chảy. Anh đỗ tiến sĩ được vua ban cho tiền bạc, áo mão, cờ quạt và lính hầu về vinh quy. Trên đường về quê anh dự định rẽ vào khu rừng có nhà cô gái mù nuôi ong để tạ ơn.

    Nhưng khi đoàn vinh quy vừa bước lên đèo, Sĩ đã thoáng thấy một cô gái có cặp mắt đen láy đang đứng đợi ở đỉnh đèo. Hai tay cô mang một rổ hoa; trên áo cô, ong vàng bám lấy chi chít như thêu kim tuyến. Sĩ nhớ lại cái đêm gió bão đứng ở trong nhà nhìn ra, thấy cô gái mù cũng được ong bám vào như thế. Đúng là cô gái nuôi ong đây rồi. nhưng tại sao hai mắt cô lại không mù. Sĩ vội bước xuống cáng chạy lại đón cô gái. Anh nói ngay:

    – Đây là cô gái nuôi ong phải không? Nhưng ai đã hóa phép làm cho mắt nàng sáng lại như cũ? Ôi! Nếu không có quyển sách của thầy nàng để lại thì tôi cũng hỏng như hầu hết các bạn của tôi. Không biết nói làm sao để cảm ơn nàng cho xiết được!

    Cô gái đáp:

    – Thiếp nhờ có ong chúa hút được nhị hoa thần và nhả nhị vào mắt làm cho mắt mở lại tỏ. Sáng hôm nay thiếp cảm thấy tân khoa sắp về nên vội vàng đi đón ở đây.

    Cô gái nhìn Sĩ má đỏ hồng hồng. Sau đó, Sĩ và đoàn tùy tùng kéo nhau đến ngôi nhà nhỏ của cô gái. Ở đây được mấy ngày, Sĩ đưa cô gái và bô già về quê nhà. Chàng xin phép mẹ được kết duyên với cô gái nuôi ong. Đám rước dâu linh đình từ rừng xuất phát, có cờ quạt, chiêng trống quân gia rầm rộ. Đặc biệt là những con ong vàng ngậm mỗi con một bông hoa bay trên đầu bà ong chúa của chúng, đẹp như một đám mây ngũ sắc.

    Bà Ong Chúa
    Bà Ong Chúa
    Bà Ong Chúa
    Bà Ong Chúa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy