Top 8 Bài học dạy con tiêu tiền thông minh từ nhỏ
Chắc hẳn việc bạn thường cho con tiền tiêu vặt khi đi học nhưng lại luôn lo lắng không biết chúng sẽ sử dụng tiền ấy để ăn vặt, mua truyện tranh hay mua đồ ... xem thêm...chơi. Bạn băn khoăn làm thế nào để dạy con tiêu tiền khôn ngoan nhất? Thời điểm nào phù hợp với nhận thức của con khi bạn muốn hướng dẫn con kĩ năng quản lý tiền bạc hiệu quả? Hãy cùng Toplist.vn áp dụng một số bài học sau đây để dạy cho con biết cách quản lý tiền bạc hiệu quả.
-
Mỗi gia đình luôn phải chi trả một khoản tiền tương đối lớn cho các hóa đơn điện, nước, internet và các dịch vụ khác hằng tháng. Quả thực, những hóa đơn ấy có thể trở thành gánh nặng bất cứ lúc nào nếu gia đình bạn không biết tiết kiệm ngay từ điều nhỏ nhặt nhất.
Hãy yêu cầu trẻ vào mỗi tối phải tắt hết bóng điện không cần thiết, rút hết thiết bị không sử dụng và kiểm tra cẩn thận tất cả các vòi nước xem có bị rò rỉ hay không. Những hành động tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp trẻ góp công tiết kiệm tiền cho gia đình mà còn giúp chúng hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm các nguồn năng lượng tái tạo, giúp bảo vệ môi trường sống quanh ta như thế nào.
-
Hầu hết, chúng ta thường nghĩ cách để gắn kết gia đình là đi mua sắm, đi xem phim, ăn nhà hàng,... nhưng tất cả những cách đó đều tốn khá nhiều chi phí. Đừng tạo ra áp lực cho chính bản thân mình khi mà lúc nào cũng có ý nghĩ phải đáp ứng được những hoạt động đó cho gia đình ít nhất là mỗi cuối tuần. Để định hướng cách tiêu tiền hợp lí cho các bé ngay khi còn thơ, phụ huynh có thể sáng tạo, tổ chức các trò chơi tại nhà, không cần tốn chi phí.
Việc chơi cùng nhau tại nhà không những giúp bé nhận ra đôi khi không tốn tiền vẫn có thể vui chơi thoải mái mà còn bồi đắp thêm tình cảm gia đình. Cha mẹ có thể lập kế hoạch cho các hoạt động không tốn nhiều chi phí như cùng nhau nấu ăn tại nhà hoặc đi cắm trại, có thể cắm trại ngay trên sân vườn nhà mình. Hãy hình thành cho con tư duy sáng tạo và thói quen tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ.
-
Bước vào năm học mới, nhiều cửa hàng cặp sách, văn phòng phẩm… sẽ có rất nhiều đồ dùng học tập xinh xắn kích thích con bạn. Tuy nhiên, mặc dù trẻ thích những thứ đồ dùng lấp lánh màu sắc ấy nhưng có nhiều món con lại không sử dụng và mua về thì rất lãng phí. Bạn có thể khuyên con nên chọn những thứ hữu ích với mình trước, như các dụng cụ học tập và sách vở.
Nếu như con khăng khăng không nghe lời, mà bạn cũng không muốn mặc cả, thì cách tốt nhất bạn có thể sử dụng chiến thuật “tương kế tựu kế”. Bạn có thể đề nghị bé mặc những bộ áo quần năm ngoái còn vừa với bé và thay vì lấy số tiền mua quần áo mới, bạn sẽ mua cho bé món đồ bé thích. Một cách khác cũng rất hiệu quả là bạn hướng dẫn cho bé cách sáng tạo những món đồ mới hoặc tái chế đồ cũ, tránh lãng phí khi sử dụng hai món đồ giống nhau cùng một lúc. Với những món đồ bé không cần dùng, bạn có thể gợi ý bé quyên góp cho quỹ từ thiện hoặc những trẻ em nghèo khó xung quanh. Đây là cách giúp bé nhận ra mọi thứ là hữu hạn và có rất nhiều người xung qunh không được may mắn như bé.
-
Mặc dù đi mua sắm một mình bao giờ cũng dễ hơn nhưng bạn có thể cho bé đi cùng để dạy bé những bài học về tiết kiệm. Trong lúc đi cùng, bạn có thể giải thích cho bé biết tại sao chúng ta phải trả giá khi đi chợ, mua hàng giảm giá thì tốt hơn so với mua hàng đắt tiền, nên lựa chọn sản phẩm nào giữa hai sản phẩm mà mình thích.
Bạn có thể chuyển chuyến mua sắm thành bài thực hành cho bé, giúp bé tìm ra những sản phẩm mà bé cần mua với giá rẻ nhất. Bé sẽ rất thích thú khi tự mình so sánh giá bằng máy tính tiền ở siêu thị hoặc tự đối chiếu giá ở các quầy hàng khác nhau. Sau chuyến mua sắm, bạn có thể làm một bảng đối chiếu tổng tiền phải trả và tổng tiền tiết kiệm cho bé. Thông qua hành động này, nhất định bé sẽ hiểu được lý do trả giá khi mua hàng.
-
Bạn không nên chỉ đưa tiền và để bé tự chi tiêu. Thay vì vậy, để giúp bé biết cách sử dụng tiền hiệu quả, bạn nên hướng dẫn bé cách kiểm soát và sử dụng tài chính của mình. Mặc dù đó là các khoản tiền giành cho tiêu vặt, tiền mua quần áo hay tiền đi du lịch. Trẻ em sẽ học được tính tiết kiệm hay hào phóng khi nhìn thấy những hành động của bố mẹ mình. Ví dụ như bé có thể từ bỏ không mua một thứ gì đó vì muốn để dành tiền đi du lịch hoặc để quyên góp chẳng hạn, nếu bố mẹ cũng làm như vậy.
Thẻ tín dụng thường nhắm đến những người trẻ, vậy nên bố mẹ nên nói trước với con những lợi ích và hạn chế của loại thẻ này trước khi con sở hữu một thể đăng ký riêng. Bạn nên cho con dùng loại thẻ có liên kết tới tài khoản ngân hàng của bạn để bạn có thể kiểm soát việc tiêu xài của con khi bé còn nhỏ.
-
Cha mẹ được coi là tấm gương phản chiếu của con trẻ. Vì vậy, nếu muốn con học được điều hay, cha mẹ làm gương cho con là điều cần thiết nên làm. Trong trường hợp dạy các bé cách tiêu tiền thông minh cũng như thế, trẻ sẽ bị thuyết phục và làm đúng theo lời bạn dạy nếu như trẻ nhận ra cha mẹ chúng cũng đang làm tốt điều đó.
Bố mẹ nên cho con thấy cách bố mẹ quản lí việc chi tiêu như thế nào cho hiệu quả các khoản trong gia đình như viết chi phiếu, trả hóa đơn trên mạng, thanh toán các khoản thế chấp hoặc nợ nần, săn tìm những nơi giảm giá và sử dụng phiếu giảm giá. Bạn có thể dùng internet để dạy con kỹ năng so sánh giá cả cũng như chất lượng trước khi mua sắm. Khi con bạn muốn mua một món đồ có giá trị cao, hãy khuyên con nên lên mạng để xem giá cả trước, sau đó có thể đến cửa hàng hoặc đặt hàng trên mạng. Bạn nên dạy con xem xét đến chi phí đi lại và chi phí vận chuyển.
-
Thay vì tranh luận mỗi mục phải như thế nào, bố mẹ hãy lập ra một khoản tiền và nói với con bạn phải mua quần áo gì. Bé có thể sẽ muốn mua một cái quần jean “xịn” nhưng điều đó làm bé không đủ tiền để mua những thứ khác. Bé nên chuẩn bị danh sách các loại cần mua trước khi đi đến cửa hàng để đảm bảo mua được những vật cần mua. Bố mẹ hãy dạy con cách lên danh sách giúp trẻ ưu tiên những thứ mình cần hơn.
Việc này ở Việt Nam chưa được phổ biến. Tuy nhiên, bố mẹ nên lập ra một khoản ngân sách dành cho di chuyển, quần áo, giải trí, ăn vặt,… của con. Sau đó, gửi tiền vào một tài khoản ngân hàng để con tự quản lý. Nếu con của bạn xài hết tiền, trẻ sẽ phải làm việc để có thêm tiền.
-
Cùng với những bài học trên, nói chuyện về đầu tư và các cách tiết kiệm cho tương lai cũng là một phương pháp ý nghĩa và thú vị để dạy các bé cách sử dụng tiền thông minh. Thông thường một đứa trẻ khi còn nhỏ sẽ chỉ có thể suy nghĩ những việc gần ngay trước mắt. Nên cha mẹ hãy dạy trẻ biết suy nghĩ về lâu về dài, đặc biệt khi liên quan đến tiền bạc. Hãy định nghĩa đầu tư một cách thật đơn giản để trẻ hiểu, ví dụ nói chuyện về việc mua bảo hiểm nhân thọ hay gửi tiền tiết kiệm để cho sự nghiệp học hành của trẻ sau này,...
Đừng do dự nói chuyện tiền bạc với trẻ. Học quản lý tiền bạc là một quá trình liên tục, kể cả đối với hầu hết những người đã trưởng thành. Dù cha mẹ có trang bị cho trẻ những thói quen tài chính thông minh nào thì chúng đều có thể mang theo suốt cuộc đời.