Top 5 Bài kể một câu chuyện về tính thật thà trong cuộc sống
Đề văn kể một câu chuyện về đề tài thật thà, trung thực trong đời sống thường rất hay gặp với học sinh tiểu học. Đây là cách chia sẻ với mọi người những tấm ... xem thêm...gương tốt thể hiện sự trung thực trong bất kể lĩnh vực nào, ví dụ như thật thà trong kiểm tra, thi cử, hay một bạn học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất. Cách ra đề như vậy vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng viết và giáo dục các em học sinh đức tính tốt. Mời các bạn tham khảo một số bài sau:
-
Bài kể một câu chuyện về tính thật thà trong cuộc sống số 1
Mỗi tối trước khi đi ngủ, em đều may mắn được bà kể cho nghe những câu chuyện hay. Nào là câu chuyện cổ tích, chuyện cuộc sống hàng ngày xung quanh em. Nhưng có một lần em ấn tượng nhất, đó là khi bà kể chuyện về Những hạt thóc giống. Câu chuyện là một ví dụ tiêu biểu để kể về tính trung thực đáng quý.
Có một ông vua, đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi. Vua mong muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua của mình để cai trị đất nước. Thế là ông Vua đã quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc. Vua ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.
Thời gian thấm thoát trôi, vụ mùa cũng đến, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, duy chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành.
Mọi người chỉ trỏ bàn tán tại sao cậu bé lại ngu ngốc như thế. Chỉ có vua là cười và nói rằng: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”.
Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.
Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Bà còn nhắc nhở em rằng, cho đến cùng lòng trung thực sẽ chiến thắng.
-
Bài kể một câu chuyện về tính thật thà trong cuộc sống số 2
Hôm ấy, em đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng.
Em chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau em biết chọn, em tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Em mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau. Em đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho em những hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Em lễ phép thưa:
- Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà!
Cô Loan cầm số tiền em đưa lại, rối rít:
- May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm!
Cô Loan trả lại đúng tiền cho em, em vui vẻ ra về.
Trên đường về nhà, lòng em lâng lâng vui lạ. Em vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền cô Loan trả nhầm. Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe em thuật lại chuyện.
-
Bài kể một câu chuyện về tính thật thà trong cuộc sống số 3
Hôm ấy là ngày kiểm tra học kì môn Toán. Em đọc đề bài và chỉ làm được một câu duy nhất.
Em cắn bút đọc đi, đọc lại đề bài, không có một tý kiến thức nào lóe lên trong đầu. Em không đổi được đơn vị, không biết toán giải làm mấy bước tính. Cả cái hình vẽ tam giác, tứ giác cũng rối mù, rối tinh lên. Em nhìn xung quanh: các bạn cắm cúi viết, đưa tay nhẩm tính. Chỉ có mình em ngơ ngác, dốt đặc. Em chưa biết tính sao thì một tờ giấy tròn vo lăn nhẹ dưới chân. Em nhặt viên giấy, mở ra xem. Đầu trang giấy là dòng chữ: “Bạn viết nhanh lên. Sắp hết giờ rồi!”, dưới đó là bài giải đề bài đang kiểm tra. Thế này là tốt hay tệ đây? Em tự hỏi mình rồi quyết định gấp tờ giấy vuông lại. Em không thể trả lại tờ giấy được vì thầy giáo xem thì sẽ phạt. Hồi lâu, chuông báo hết giờ vang lên. Em nộp bài làm chỉ có một câu của mình rồi thu xếp ra về. Đóng cặp lại, ngẩng đầu lên, em thấy Hùng đứng trước bàn mình. Hùng hỏi:
- Bạn chép kịp không?
Em chìa tờ giấy gấp vuông đưa trả lại cho Hùng nói nhỏ:
- Cảm ơn bạn nhưng mình không chép một câu nào cả. Mình làm được câu tính cộng mà thôi!
Hùng tròn mắt:
- Bạn sẽ không đạt điểm tốt trong kì thi.
Em gật đầu:
- Mình sẽ tự học và phải học chăm chỉ. Còn đến ba kì thi nữa cơ mà.
Bài kiểm tra lần ấy em chỉ đạt một điểm và một dấu chấm hỏi. Anh trai em suýt cho em một trận đòn dữ. Em chỉ nói rất nhỏ:
- Em xin hứa sẽ tự học chăm chi.
Em bắt đầu học và làm bài tập từ tiết đầu của năm học. Chỗ nào không hiểu em hỏi anh trai em. Ba lần thi sau. Em đều đạt điểm mười.
Chuyện xảy ra từ hồi em học lớp ba. Cái điểm một lần thi ấy làm các bạn thắc mắc. có bạn cười nhạo em. Riêng em,em vui vì mình đã quyết định đúng theo lời cô giáo dạy: “Phải trung thực khi làm bài!”.
-
Bài kể một câu chuyện về tính thật thà trong cuộc sống số 4
“Báo mới, báo mới với những tin hot nhất đây!”. Đó là tiếng rao của một bạn bán báo chừng tuổi em, mà ngày nào đi học qua trung tâm thương mại thị xã em nghe rất quen thuộc.
Em không biết tên bạn ấy cũng như không biết nhà bạn ấy ở đâu. Nhưng tiếng rao của bạn ấy rất hay nên em và Hùng thường hay dừng lại vài phút để xem bạn ấy rao báo, và đưa từng tờ báo vào từng bạn café mời: “Ông bà, chú bác mua táo tiền phong, pháp luật, bóng đá, báo anh ninh thủ đô, báo an ninh thế giới với những tin tức nóng nhất ạ!”… Lời mời vừa nhẹ nhàng vừa tha thiết khiến nhiều khách hàng không có ý định mua báo cũng phải xiêu lòng mà mua cho một tờ báo.
Bỗng có tiếng gọi từ bán kế bên: “Này, cháu bán cho chú tờ an ninh thủ đô với tờ báo pháp luật”. Đó là một ông cụ ăn mặc rất đẹp, khuôn mặt phúc hậu với mái tác bạc trắng cùng làn da hồng. Cậu bé chạy lại liền rút hai tờ báo như ông cụ: “dạ, báo của ông đây ạ!”. Ông cụ cầm hai tờ báo rồi hỏi: “hết bao nhiêu tiền vậy cháu?”
Cậu bé nhanh nhẹn nói: “Của ông hết 20 nghìn đồng ạ!”.
Ông cụ rút tờ 20 nghìn đồng mới tinh đưa cho cậu bé rồi cầm báo bước đi về phía công viên.
Do lúc ông cụ cầm báo đi thì có người gọi tới để mua tờ báo thể thao nên cậu vội vàng đi sang bàn bên bán báo. Lúc bán xong tờ báo bóng đá, cậu bé mới nhìn số tiền ông cụ trả vẫn ở trên tay.
Cậu liều chạy theo và gọi ông cụ: “Ông ơi! Chờ cháu với! ông trả thừa tiền cho cháu tờ 20 nghìn ạ”
Ông cụ dừng lại, nhìn cậu bé với ánh mắt hiền hậu và nói:
Cảm ơn cháu! Cháu rất thật thà và trung thực. Ông cho cháu đấy!
Không, cháu không nhận đâu ạ. Ông mua giúp cháu là cháu cảm ơn rồi ạ.
Nghe vậy ông cụ lại bảo cậu bé bán cho ông thêm 2 tờ báo nữa rồi bước đi tiếp.
Qua câu chuyện, Cậu bé bán báo đã thể hiện tính thật thà trung trực của mình cho dù cuộc sống có khó khăn nghèo khổ đến đâu. Đó là một đức tình vô cùng đáng quý và đáng trân trọng mà chúng em và mọi người cần phải học tập từ bạn bán báo mới.
Em rất cảm phục những người như cậu bé bán báo!
-
Bài kể một câu chuyện về tính thật thà trong cuộc sống số 5
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.