Top 6 Bài soạn "Bố của Xi-mông" của Mô-pa-xăng lớp 9 hay nhất

Bình An 96 0 Báo lỗi

G.đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực Pháp nổi tiếng, là bậc thầy về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông có cấu trúc chặt chẽ, văn phong trong sáng, ... xem thêm...

  1. I. Tìm hiểu truyện ngắn Bố của Xi – mông Ngữ văn 9 tập 2

    1. Tác giả

    Guy –đơ Mô – pát – xăng là nhà văn Pháp. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nhưng gia đình suy suýt. Ông từng tham gia chiến tranh Pháp – Phổ
    2. Tác phẩm

    Văn bản Bố của Xi – mông là phần đầu của một truyện ngắn viết về một chú bé không có bố. Tình cảnh éo le làm cho chúng gặp không ít khó khăn, chú đã từng thậm chí nghĩ đến cái chết. Nhờ có tấm lòng nhân hậu, bao dung của một bác công nhân mà chú bé đã có bố và rất tự hào về bố của mình.


    II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Bố của Xi – mông Ngữ văn 9 tập 2

    1. Câu 1 trang 143 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): Kể về nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
    Phần 2 (tiếp ... một ông bố): Bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em như thế nào.
    Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): Bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và muốn nhận làm bố của em.
    Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.


    2. Câu 2 trang 143 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Xi – mông đau đớn vì: Cậu bị bạn bè trêu trọc là đứa không có bố

    Nối đau ấy được nhà văn khắc học qua ý nghĩa, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong văn bản là:

    Cậu bé định ra sông tự tử. Em nghĩ đến mẹ và càng cảm thấy khổ tâm hơn
    Em vô cùng buồn bã trước những lời trêu ghẹo của bạn bè: “em lại khóc, người em rung lên”,...
    Cách nói năng: cậu bé nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc.


    3. Câu 3 trang 143 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Những dẫn chứng chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông chứ căn bản chị là người tốt:

    Ngôi nhà của chị tuy nhỏ nhưng vô cùng sạch sẽ, tường được quét vôi trăng tinh tươm. Tuy chị nghèo nhưng sống vô cùng đứng đắn, nghiêm túc
    Thái độ với khách: Chị khiến cho người khác cảm thấy không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
    Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố thì chị hổ thẹn, thương con “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.


    4. Câu 4 trang 143 SGK Ngữ văn 9 tập 2

    Diễn biến tâm trạng của Phi – lip qua các giai đoạn:

    Khi gặp Xi – mông: Bác cảm thấy sự đau khổ của em và an ủi em.
    Trên đường đưa Xi mông về nhà : Bác nghĩ mẹ cậu bé rất có thể lại lỡ lầm thêm lần nữa.
    Khi gặp chị Blăng – sốt: Bác trở nên lúng túng, bối rối trước thái độ nghiêm túc của chị. Sau đó là cảm mến chị Blăng sốt.
    Khi nói chuyện với Xi mông: thương Xi mông và nhận làm bố em (dù cho rằng đó là chuyện đùa). Nhưng sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi – mông đã làm cho bác Phi – lip cảm mến em.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Câu 1 (trang 143 sgk ngữ văn 9 tập 2):

    Bố cục

    Văn bản được chia thành bốn đoạn:

    - Đoạn 1 (từ đầu… em chỉ khóc hoài): nỗi tuyệt vọng của Xi- mông

    - Đoạn 2 (tiếp… một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em

    - Đoạn 3 (tiếp… bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em

    - Đoạn 4 (còn lại) Xi- mông đến trường, khoe với các bạn em có ông bố là Phi-líp


    Câu 2 (trang 143 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    - Xi- mông đau đớn khi bị trêu chọc là không có bố → bạn bè trêu chọc và đánh em

    - Nỗi đau đớn thể hiện

    - Bị bạn bè trêu chọc, em đau đớn đến mức muốn tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai, vẫn đau khổ vô cùng

    + Em khóc rất nhiều

    + Nghĩ đến mẹ, nhớ nhà, em khổ tâm và khóc

    + Nỗi khổ thể hiện ở giọng nghẹn ngào, mắt đẫm lệ khi em trả lời bác Phi-líp, ở giọng nói ngắt quãng xen với tiếng nấc buồn tủi


    Câu 3 (trang 143 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    - Blăng- sốt cô gái một thời lầm lỡ khiến Xi-mông không có bố

    - Đó vẫn là cô gái đức hạnh, đứng đắn, là "một trong những cô gái đẹp nhất vùng"

    - Bản chất của chị được thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà "quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ"- thái độ sống đứng đắn, nghiêm túc

    - Blăng- sốt một mình nuôi dạy Xi- mông trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn.

    - Bản chất Blăng- sốt được thể hiện qua cách chị đối xử với khách.

    + Đứng nghiêm nghị trước cửa nhà, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà

    - Khi nghe con nói bị đánh, bị chế giễu vì không có bố "đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi"

    + Khi nghe đứa con hỏi "bác có muốn làm bố cháu không?" thì chị "lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực"

    → Blăng- sốt là người phụ nữ đứng đắn, giàu lòng tự trọng, thương con


    Câu 4 (trang 144 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Diễn biến tâm trạng của bác Phi- líp

    - Khi gặp Xi- mông: thấy sự đau khổ của em, thương và an ủi em

    - Trên đường đưa Xi-mông về nhà: nghĩ là mẹ em bé có thể lầm lỡ thêm lần nữa

    - Khi gặp mẹ của Xi-mông: lúng túng, bối rối trước sự nghiêm nghị của chị, nhưng cũng cảm phục, thấu hiểu cho hoàn cảnh của Blăng

    - Khi nói chuyện với Xi- mông: thương và muốn nhận Xi-mông làm con, thương sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi-mông

    → Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp đầy phức tạp, bất ngờ


    Ý nghĩa - Giá trị

    - Qua đoạn trích, học sinh phân tích, lý giải được diễn biến tâm lý của các nhân vật Xi-mông, Phi-líp và Blăng-sốt, đặc biệt là Xi-mông.

    - Đoạn trích thức tỉnh học sinh về lòng thương yêu bè bạn mà mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự đồng cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Nội dung chính: Đoạn trích khắc họa thành công hình tượng Rô- bin- xơn. Tuy cuộc sống gian nan nhưng Rô- bin- xơn không thốt ra lời than phiền đau khổ nào khi khắc họa chân dung mình. Trái lại, qua lời kể của chàng, hiện lên như bức chân dung một vị chúa đảo trị vì đảo quốc của mình.


    Trả lời câu 1 (trang 143 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    4 phần:

    - Phần 1: Từ đầu đến “chỉ khóc hoài”: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông

    - Phần 2: Tiếp theo đến “một ông bố”: Phi-líp gặp và hứa sẽ cho em một ông bố

    - Phần 3: Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Phi-líp đưa Xi-mông về trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.

    - Phần 4: Còn lại: Xi-mông đến trường tin tưởng nói với các bạn rằng bố em là Phi-líp.


    Trả lời câu 2 (trang 143 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    - Xi – mông đau đớn vì không có bố.

    - Thể hiện:

    + Qua ý nghĩ và hành động của em: bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.

    + Nhiều lần em đã khóc: Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...

    + Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc.


    Trả lời câu 3 (trang 143 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Chị Blăng-sốt:

    - Từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng, đức hạnh nhưng bị lừa dối.

    - Ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ: tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.

    - Thái độ đối xử với khách : khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.

    - Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố thì chị hổ thẹn, thương con “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.


    Câu 4

    Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:

    - Khi gặp Xi-mông đang khóc, Phi-lip liền đến hỏi han, an ủi.

    - Trên đường đưa Xi-mông về nhà: nghĩ có thể đùa bỡn với chị Blăng-sốt.

    - Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.

    - Lúc đối đáp với Xi-mông: nửa đùa nửa thật nhận làm bố Xi-mông, cảm mến em.

    => Chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp.


    Tóm tắt

    Cậu bé Xi-mông khoảng 7 – 8 tuổi lần đầu đến trường. Em bị lũ bạn chế giễu vì không có bố. Xi-mông đã đánh nhau và tấn công những kẻ chế nhạo mình. Nhưng em vô cùng đau khổ vì sự thật em không có bố. Xi-mông đi ra bờ sông và định tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai đôi chút. Nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, em lại khóc. Bác thợ Phi-líp nhìn thấy, an ủi và đưa em về nhà. Phi-líp đã nhận làm bố của em. Hôm sau Xi-mông đến trường, lũ bạn xấu giễu cợt nhưng Xi-mông dám chống lại vì em tự tin rằng mình có bố Phi-líp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Vài nét về tác giả
    - G. Mô- pa- xăng (1850-1893) tên đầy đủ là Guy de Maupassant
    - Quê quán: vùng Normandie ở miền Bắc nước Pháp
    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
    + Năm 1871, ông đến Paris làm một viên chức nhỏ cho Bộ Hải quân
    + Từ năm 1878 trở đi ông làm một viên chức Bộ Giáo dục
    + Hoạt động văn chương của ông bắt đầu khoảng giữa thời gian từ 1871-1880, bắt đầu bằng những bài thơ
    + Trong khoảng 1880-1891, ông đã sáng tác thêm khoảng 300 truyện ngắn, trong đó có rất nhiều truyện xuất sắc như: Người đã khuất, Món tư trang, Cái thùng con, …

    II. Tác phẩm
    1. Hoàn cảnh sáng tác
    - Văn bản là một phần của truyện ngắn Bố của Xi-mông, lấy từ Tuyển tập truyện ngắn Pháp, thế kỉ XIX, bản dịch của Lê Hồng Sâm, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1986
    2. Bố cục
    - 4 phần:
    + Phần 1: Nỗi tuyệt vọng của Xi- mông
    + Phần 2: Xi-mông gặp bác Phi- líp
    + Phần 3: Bác Phi- líp đưa Xi- mông về nhà
    + Phần 4: Ngày hôm sau ở trường
    3. Giá trị nội dung
    - Qua diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: Xi-mông, Blăng-sốt và Phi-líp, nhà văn gợi cho ta về lòng yêu bạn bè, mở rộng ra là yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế; hình thức giản dị trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.


    * Tóm tắt văn bản: Xi-mông là một em bé không có bố. Vì vậy, em thường bị những đứa trẻ khác bắt nạt. Trong một lần tuyệt vọng, em đã ra bờ sông và định tự vẫn. Bác thợ rèn Phi-lip đã đưa em về nhà. Xi-mông đề nghị bác Phi-lip làm bố của em. Bác nhận lời và chỉ coi đó là một chuyện đùa. Ngày hôm sau, khi lũ trẻ trêu chọc, em không bỏ chạy và thầy giáo đã giải thoát cho em.


    Đọc hiểu văn bản:

    Câu 1 - Trang 143 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và bố em tên là Phi-líp.

    Trả lời:

    – Đoạn 1 (từ đầu đến “em chỉ khóc hoài”): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.

    – Đoạn 2 (tiếp đến “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.

    – Đoạn 3 (tiếp đến “bỏ đi rất nhanh”): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.

    – Đoạn 4 (còn lại) Xi-mông đến trường và khoe với các bạn rằng em có một ông bố tên là Phi-líp.


    Câu 2 - Trang 143 SGK ngữ văn 9 tập 2: Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?
    Trả lời:

    Xi-mông đau đớn vì em bị các bạn chê là không có bố. Tất cả các bạn đều có bố. Riêng Xi-mông thì không. Em đau đớn đến mức định ra bờ sông để tự tử. Nhưng cảnh vật bờ sông làm cho em nguôi ngoai ý định đó. Tuy vậy, em vô cùng đau khổ. Nhà văn diễn tả em khóc rất nhiều: khóc khi các bạn trêu (sau khi khóc em rất thèm được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm). Nghĩ đến mẹ, em lại khóc và nói em không bị lạc mà muốn nhảy xuống sông vì không có bố. Nỗi đau khổ còn thể hiện ở giọng nghẹn ngào, mắt đẫm lệ khi Xi-mông trả lời bác Phi-líp ở giọng nói luôn ngắt quãng xen những tiếng nấc buồn tủi.


    Câu 3 - Trang 143 SGK ngữ văn 9 tập 2: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lỡ lầm mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.
    Trả lời:

    Chị Blăng-sốt là một phụ nữ tốt. Ngôi nhà của chị là một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Một mình chị chịu đựng để nuôi Xi-mông khôn lớn. Thái độ của chị với bác Phi-líp là một thái độ nghiêm túc, đúng mực đến mức khi vừa nhìn thấy chị “bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà…”. Chị vô cùng thương con, khi nghe con khóc vì chuyện không có bố, chị đã đỏ mặt, ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi.


    Câu 4 - Trang 144 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nêu lên những diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.
    Trả lời:

    Bác Phi-líp khi gặp Xi-mông thì mỉm cười vì chuyện em không có bố. Chỉ vì muốn an ủi em nên đã nói rằng người ta sẽ cho Xi-mông một ông bố. Trên đường đưa Xi-mông về nhà, bác nghĩ rằng mẹ của chú bé đã có một tuổi thanh xuân lầm lỡ thì rất có thể lại lỡ lầm. Nhưng khi nhìn thấy chị Blăng-sốt thì bác bỗng tắt nụ cười và trở nên lúng túng, e dè, nói năng úp úng. Phi-líp hiểu rằng không thể bỡn cợt được với cô gái nghiêm nghị, đứng đắn. Khi đối đáp với Xi-mông, bác coi như là một chuyện đùa, nhận làm bố của em. Nhưng chính sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi-mông đã làm cho Phi-líp cảm mến em. Hành động nhấc bổng em lên và hôn vào hai má em chứng tỏ điều đó. Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả:

    Guy-đơ Mô-pát-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp, thuộc dòng dõi quý tộc nhưng gia đình đã sa sút. Mô-pát-xăng đã từng tham gia chiến tranh Pháp - Phổ (1870). Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri để kiếm sống. Từ đây, ông bắt đầu tạo dựng cuộc sống cho mình.
    2. Tác phẩm
    Nội dung:
    Văn bản này là phần đầu của một truyện ngắn viết về một chú bé không có bố. Tình cảnh éo le đó đã gây cho chú biết bao chuyện phiền toái, thậm chí chú còn nghĩ đến chuyện tự tử. Nhờ có tấm lòng nhân hậu của một bác công nhân, chú bé không những đã có bố mà còn có thể tự hào về bố của mình. Nhà văn Guy- đơ- Mô- pa- xăng thể hiện những nét diễn biến tâm trang của ba nhân vật Xi- mông, Blăng- sốt, Phi- lip qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè mở rộng ra là con người, và biết cảm thông trước những người có số phận bất hạnh
    Bố cục:
    Đoạn 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
    Đoạn 2 (tiếp đến "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố"): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
    Đoạn 3 (tiếp đến "bỏ đi rất nhanh"): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
    Đoạn 4 (còn lại) Xi-mông đến trường và khoe với các bạn rằng em có một ông bố tên là Phi-líp.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 143 sgk Ngữ văn 9 tập 2

    Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biên của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.

    Bài làm:
    Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
    Phần 2 (tiếp ... một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
    Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
    Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.


    Câu 2: trang 143 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?
    Bài làm:
    Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố.
    Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em:
    Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.
    Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...
    Nỗi đau đớn tủi hơn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.


    Câu 3: trang 143 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.
    Bài làm:
    Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:
    Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.
    Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
    Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
    Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.


    Câu 4: trang 144 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.
    Bài làm:
    Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:
    Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị.
    Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt nhưng đó là một suy nghĩ mang ẩn ý không được trong sáng lắm nhưng lại làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
    Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.
    Cuối cùng, khi đôi đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông. Phi-líp quyết định mở lòng mình đón nhận chú bé, bác đã mang lại cho Xi-mông niềm vui, niềm tin, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

    - Guy đơ Mô-pa-xăng (Guy de Maupassant) (1850 - 1893) là nhà văn hiện thực Pháp. Gia đình ông thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Ông nhập ngũ khi chiến tranh Pháp - Phổ (1870) bùng nổ. Chiến tranh kết thúc, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri kiếm sông, làm việc ở các bộ Hải quân và Giáo dục. Truyện Viên mỡ bò (1880) nổi tiếng, là tác phẩm đầu tay của ông. Tiếp đó, từ năm 1881 đến 1890 ông sáng tác trên 300 truyện ngắn, sáu tiểu thuyết và một số tác phẩm thuộc những thể loại khác. Guy đơ Mô-pa-xăng nổi tiếng với các tiểu thuyết Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885). Nổi tiếng hơn cả là truyện ngắn. Ngoài Bố của Xi-mông còn Mụ Xô-va, Lão Mi-lông, Món gia tài, Bà Écmê.

    Ông mất năm 1893 vì bệnh thần kinh.


    - Tóm tắt truyện ngắn “Bố của Xi-mông”

    Chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông. Ngay từ lần đầu tiên đến trường, Xi-mông bị đám bạn học trò độc ác chế giễu là không có bố. Bị chế giễu, đánh đập, em đã ném đá vào bọn chúng rồi bỏ ra bờ sông. Em đã có ý định tìm đến cái chết. Ngắm đàn cá lội, rồi em bắt con nhái chơi nhưng ý định tự tử cứ lởn vởn theo em. Lúc em đang khóc thì chú Phi-lip gặp em. Chú đưa em về nhà và trả cho mẹ em. Hiểu nỗi đau khổ của em, chú Phi-lip đã nhận lời là bô' Xi-mông. Nhưng khi biết chú Phi-lip không phải là bô' đẻ ra mình vì Phi-lip không phải là chồng của mẹ em thì Xi-mông tìm gặp chú Phi-lip ở lò rèn và nêu thắc mắc. Sau những lời nói của các bác thợ rèn, chú Phi-lip tìm đến gặp chị Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông cầu hôn với chị. Thế là Xi-mông báo với các bạn biết mình có bô' hẳn hoi tên là Phi-lip Rê-mi.


    II. GỢI Ý ĐỌC HIỂU

    Câu 1. Xác định từng phần

    Bài trích giảng có thể chia làm bốn phần:

    - Phần 1: Từ “Trời rất ẩm...” đến “em chỉ khóc mà thôi”.

    - Phần 2: Từ “Bỗng nhiên” đến “một ông bố”.

    - Phần 3: Từ “Họ lên đường...” đến “rút lui rất nhanh”.

    - Phần 4: Từ “Ngay hôm sau...” đến “em về nhà”.


    Câu 2. Nỗi đau của Xi - mông

    Mới “độ bảy tám tuổi”, “hơi xanh xao, rất sạch sẽ”, “vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Ngoại hình ít nhiều thể hiện hoàn cảnh đau đớn của Xi-mông. Em bị mang tiếng là đứa trẻ không cha và thường bị bạn bè trêu chọc.

    Nỗi đau đứn thể hiện qua ý nghĩ và hành động của em. Bị chế giễu, bị đánh đập, em bỏ ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà trời nắng dễ chịu, ánh nắng êm đềm, mặt cỏ, chú nhái con đã khiến Xi-mông nghĩ đến một thứ đồ chơi, nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.

    Ngoài ra, nỗi đau đớn còn biểu lộ ở những giọt nước mắt của em. Nhiều lần em đã khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi em khóc”, “thấy buồn hết sức em lại khóc, người em rung lên”, “mắt đẫm lệ, giọng đầy nước mắt...”

    Sau cùng là cách nói năng của em cũng thể hiện nỗi đau đớn: phần lớn em nói không nên lời, bị ngắt quãng {chúng nó đánh cháu... vì... cháu... không có bố... không có bố...)


    Câu 3. Chị Blăng-sốt - hình ảnh người phụ nữ nhẹ dạ nhưng căn bản chị là người tốt

    Lúc đầu, trước việc Xi-mông không có bố lại thêm ý nghĩ của chú Phi-lip: “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lầm lần nữá” làm người đọc có thể băn khoăn ít nhiều nghi ngờ phẩm cách của chị Blãng-sốt. Nhưng sau đó vừa “đến trước một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ”, nhìn thấy chị, người thợ Phi-lip bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình như muốn cấm đàn ông bước lên thềm ngôi nhà nơi mà cô đã bị một kẻ khác lừa dối.Người đọc đã băn khoăn. Thêm các chi tiết “hai má thiếu phụ đỏ bừng”, “nước mắt lã chã tuôn rơi”, “chị Blăng-sốt lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn” người đọc đã hiểu ra về chị. Đây là một người phụ nữ có tư cách không phải hạng sống buông tuồng. Phản ứng quyết liệt với cánh đàn ông sau khi đã bị lừa dối. Sự hổ thẹn nữa, biểu lộ là trong tâm hồn chị vẫn còn đạo đức và lương tâm ngự trị.


    Câu 4. Diễn biến tâm trạng của Phi-lip

    Là người nhân hậu, vị tha nên gặp Xi-mông đang khóc, Phi-lip liền đến hỏi han. Biết được nỗi đau của em, chú đã động viên: “Người ta sẽ cho cháu... một ông bố.”

    Đưa Xi-mông về nhà, chú nhận ra ngay lai lịch cậu bé. Đây là con chị Blăng-sốt, người phụ nữ đã một lần lầm lỡ. Chú chợt nảy ra ý nghĩ không được trong sáng: “một tưổi xuân đã lầm lã rất có thể lỡ lầm lần nữa”. Nghĩa là chú định mượn tình thế này làm quen với chị để lợi dụng. Nhưng đến khi nhìn thấy chị, Phi-lip biết ngay là mình đã sai lầm “hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình.” Tưởng như bị bắt gặp quả tang hành động sai trái, chú tỏ ra ngượng nghịu bỏ mũ cầm tay, ấp úng nói chú đã nhận làm bô' Xi-mông. Chú làm việc này phát xuất từ lòng nhân hậu, thương Xi-mông ban đầu xem đó như một chuyện đùa. Chú không ngờ mình đã cho Xi-mông lòng tin vững chắc. Cuối cùng đó không phải chuyện đùa mà là chuyện thật. Chú đã bắt gặp hạnh phúc gia đình.

    Tuy có lúc ý nghĩ thoáng qua không tốt nhưng căn bản, chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp nên cùng với các bác thợ rèn khác, chú đã được nhà văn miêu tả như những vị hiền thần, phúc thần đã giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi đau khổ của em và mang lại cho em hạnh phúc.


    Ghi nhớ: Mô-pa-xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp trong đoạn trích truyện Bố của Xi-mông, qua đó nhắn nhủ chúng ta lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy