Top 6 Bài soạn "Nghĩa tường mình và hàm ý (tiếp theo)" lớp 9 hay nhất

Bình An 189 0 Báo lỗi

Hàm ý là phần không thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ. Cho nên hàm ý phải được người nghe giải đoán. Vậy khi sử dụng hàm ý chúng ta cần chú ý đến những điều kiện ... xem thêm...

  1. I. Điều kiện sử dụng hàm ý

    1. Câu in đậm "con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi" hàm ý: từ hôm sau con không được ăn ở nhà

    - "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài

    Vì phải bán đứa con đứt ruột đẻ ra nên chị Dậu không thể cất lời nói thẳng, chị nói hàm ý để giấu và tránh đi điều đau lòng đó.

    2. Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi "giãy nảy", "liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc", "u bán con thật đấy ư?"


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 91 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    a, " Chè đã ngấm rồi đấy" : Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô con gái. Hàm ý mời bác vào uống nước.

    b, " Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…" Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu. Hàm ý: Chúng tôi không thể cho những thứ này đi được.

    c, Cả hai câu của Thúy Kiều đều chứa hàm ý, người nghe là Hoạn Thư

    - " Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" : Người quyền uy, quý phái như tiểu thư mà cũng có lúc phải tới đây (ý giễu cợt, mỉa mai)

    - " Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều" : sự cảnh báo trước hình phạt thích đáng cho kẻ cay nghiệt như Hoạn Thư

    - Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

    a, Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế

    b, Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

    c, Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu/ Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.


    Câu 2 ( trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Câu nói " cơm sôi rồi, nhão bây giờ!" Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão

    Bé Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.

    - Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách " ngồi im" vờ như không nghe thấy.


    Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Một số lời nói hàm ẩn cho trường hợp:

    - Tiếc quá, ngày mai tớ có tiết kiểm tra cuối kì

    - Mai tớ đi thăm bạn ốm rồi, để dịp khác tớ về với cậu nhé.


    Câu 4 (Trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa biết thực hư thế nào, nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được


    Câu 5 (trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    a, Các câu có hàm ý mời mọc:

    + " Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc"

    + " Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc."

    Câu có hàm ý từ chối:

    + " Mẹ mình đang đợi ở nhà"

    + " Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?"

    b, Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn:

    + Có ai muốn chơi cùng bọn tớ không đấy?

    + Chơi với bọn tớ rất tuyệt!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý

    Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

    Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

    - Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

    Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

    - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

    Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

    - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

    Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

    - U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

    1. Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?

    2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

    Trả lời:

    1. Câu nói đầu của chị Dậu có hàm ý “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”. Chị Dậu tránh nói thẳng điều này vì đó là một điều quá đỗi đau lòng.

    2. Câu nói sau của chị Dậu có hàm ý là: “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”. Hàm ý này rõ hơn. Cái Tí không hiểu được hàm ý của câu đầu nhưng đã hiểu hàm ý của câu sau. Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư?“ đã cho thấy em đã hiểu ý mẹ.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

    a) – Anh nói nữa đi. – Ông giục.

    - Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

    Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.

    (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

    b) – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gôc hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

    - Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…

    - Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!

    Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.

    - Ối dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

    (Lỗ Tấn, Cố hương)

    c)

    Thoắt trông nàng đã chào thưa:

    “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

    Đà bà dễ có mấy tay,

    Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

    Dễ dàng là thói hồng nhan,

    Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”

    Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,

    Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

    (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

    Trả lời:

    a) Người nói là anh thanh niên, người nghe là họa sĩ và cô gái.

    - Hàm ý của câu in đậm là “Mời bác và cô vào uống nước".

    - Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà” và “ngồi xuống ghế “ cho biết điều này.

    b) Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).

    - Hàm ý của câu in đậm là “Chúng tôi không thể cho được”.

    - Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu càng giàu có!”.

    c) Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.

    - Hàm ý câu in đậm đầu là cách chào “mát mẻ”, “giễu cợt”.

    - Hàm ý câu in đậm sau là “Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng".

    - Hoạn Thư hiểu hàm ý đó, cho nên “hồn lạc phách xiêu - Khấu đẩu dưới trướng, liệu điều kêu ca".


    Câu 2 (trang 92 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Hàm ý của câu in đậm dưới dây là gì? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?

    Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

    - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.

    Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

    - Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.

    Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

    - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

    Anh Sáu vẫn ngồi im […]

    (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

    Trả lời:

    - Hàm ý của câu in đậm là “chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”. Bé Thu dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm).

    - Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu cứ vẫn ngồi im, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu).


    Câu 3 (trang 92 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối.

    A: Mai về quê với mình đi!

    B: /.../

    A: Đành vậy.

    Trả lời:

    - Có thể nêu việc làm vào ngày mai (nên không thể đi được), ví dụ: “Bận ôn thi”, “Phải đi thăm người ốm“...

    - Chú ý là phải dùng câu chứa hàm ý “từ chối” theo yêu cầu của đề, không dùng nhừng câu mơ hồ như "Để mình xem đã!”, “Mai hẵng hay!”...


    Câu 4 (trang 92 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "hi vọng" với "con đường" trong các câu sau:

    Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

    (Lỗ Tấn, Cố hương)

    Trả lời:

    Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.


    Câu 5 (trang 92 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go). Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.

    Trả lời:

    - Câu có hàm ý mời mọc là hai câu mở đầu bằng “Bọn tớ chơi...”.

    - Câu có hàm ý từ chối là hai câu “Mẹ mình đang đợi ở nhà“ và “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

    - Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc: "Có muốn chơi với bọn tớ không?"

    - Có thể viết thêm câu có hàm ý từ chối: “Mình phải về nhà với mẹ yêu của mình.”

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I- ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
    - Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
    Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống :
    - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
    Điểm thêm một "giây" nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa :
    - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
    Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc :
    - U bán con thật đấy ư ? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
    a) Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói với con mà phải sử dụng hàm ý?
    b) Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn văn cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý của mẹ?
    Trả lời:
    a) Hàm ý của các câu in đậm:
    “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.”: Sau bữa ăn này, u sẽ bán con nên con sẽ không được ăn ở nhà nữa.
    “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.”: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
    Chị Dậu không dám nói với con sự thật ấy vì bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra là một điều vô cùng đau lòng đối với chị Dậu. Cho nên, chị phải nói hàm ý để giấu đi nỗi đau ấy, tránh chạm phải điều đau lòng ấy.

    b) Hàm ý trong câu:“Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.” rõ hơn vì cái Tý không hiểu được hàm ý của câu thứ nhất. Sự ’’giãy nảy’’ và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí ’’U bán con thật đấy ư ?’’ cho thấy Tí đã hiểu ý mẹ.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 91 sgk Ngữ văn 9 tập 2

    Người nói người nghe những câu in đậm đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu nói ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

    a) - Anh nói nữa đi - Ông giục.
    - Báo cáo hết ! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
    Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
    (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
    b) - [...] Anh Tấn này ! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.
    - Có gì đâu mà sang trọng ! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...
    - ái chà ! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng ? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng ? Hừ ! Chẳng cái gì dấu nổi chúng tôi đâu !
    Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.
    - Ôi dào! Thật là càng giàu càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!
    (Lỗ Tấn, Cố hương)
    c)
    Thoắt trông nàng đã chào thưa
    "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !
    Đàn bà dễ có mấy tay,
    Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !
    Dễ dàng là thói hồng nhan,
    Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều."
    Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
    Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
    (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

    Bài làm:

    a)
    “Chè đã ngấm rồi đấy.”: Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô con gái.
    Hàm ý là: Mời bác và cô vào uống nước.
    Các chi tiết sau đây chứng tỏ điều này người nghe hiểu là: Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
    b)
    “Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...”: Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu.
    Hàm ý là: Chúng tôi không thể cho những thứ này được.
    Các chi tiết sau đây chứng tỏ điều này người nghe hiểu là: Ôi dào ! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có !
    c) Ở cả hai câu, người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
    Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !”“: Người quyền uy, quý phái như tiểu thư mà cũng có lúc phải đến đây ư? (câu này có ý giễu cợt).
    “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”: Rồi đây người cay nghiệt như ngươi sẽ phải lĩnh sự báo oán thích đáng.
    Các chi tiết sau đây chứng tỏ điều này người nghe hiểu là: Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,- Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.


    Câu 2: trang 92 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Hàm ý của câu in đậm dưới đâu là gì? Vì sao em bé không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công hay không? Vì sao?
    Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
    - Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái! Nó cũng lại nói trổng.
    Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
    - Cháu phải gọi là:" Ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.
    Nó không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
    -Cơm sôi rồi nhão bây giờ!
    Anh Sáu vẫn ngòi im (...)
    Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà
    Bài làm:
    Hàm ý của câu in đậm “ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!” là: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
    Em bé phải nói hàm ý vì trước đó đã nói thẳng ra nhưng không có hiệu quả; lần này không cần nhắc lại ý “chắt giùm nước” mà thêm vào ý giục giã: “nhão bây giờ!”
    Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không có hiệu quả, vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách “ngồi im”, vờ như không nghe bởi vì lời nói đó không phải để nói với mình.


    Câu 3: trang 92 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Hãy điền vào lần lượt lời của B trong đoạn hội thoại sau một câu có hàm ý từ chối:
    A: Mai về quê với mình đi!
    B: /…/
    A: Đành vậy.
    Bài làm:
    A: Mai về quê với mình đi!
    B: Xin lỗi, ngày mai mình có lịch học mất rồi.
    A: Đành vậy.


    Câu 4: trang 92 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Tìm những hàm ý của Lỗ Tần qua viêc ông so sánh " hi vọng" với con đường trong các câu nói sau:
    Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
    (Lỗ Tấn, Cố hương)
    Bài làm:
    Sự so sánh này có hàm ý: Tuy hi vọng không thể nói chắc đâu là thực, đâu là hư nhưng nếu cứ quyết tâm thực hiện thì sẽ đạt được.


    Câu 5: trang 93 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Tìm những câu mang ý nghĩa mời mọc hoặc từ chối trong đoạn đối thoại giữa em bé với những người trên mấy và sóng( trong bài thơ Mây và sóng của Ta- go). Hãy viết theo mỗi đoạn văn một câu hỏi mang nghĩa mời mọc rõ hơn.
    Bài làm:
    Các câu có hàm ý mời mọc:
    “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”
    “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
    Các câu có hàm ý từ chối:
    “Mẹ mình đang đợi ở nhà”
    “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
    Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn:
    Có ai muốn chơi cùng bọn tớ không đấy?
    Chơi với bọn tớ rất tuyệt!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Điều kiện sử dụng hàm ý:

    Câu 1 - Trang 90 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
    Trả lời

    Hàm ý: Đây là bữa ăn cuối cùng của con ở nhà vì mẹ đã bán con.

    * Cái Tí không hiểu được hàm ý đó

    - Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

    * Chị Dậu không nói thẳng để tránh điều đau xót trong lòng chị vì phải dứt ruột bán đứa con gái của mình.

    Câu 2 - Trang 91 SGK ngữ văn 9 tập 2:

    Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
    Trả lời
    Hàm ý ở câu thứ hai rõ hơn.


    II. Luyện tập:
    Giải câu 1 – Luyện tập - Trang 91 SGK ngữ văn 9 tập 2
    : Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
    a)

    – Anh nói nữa đi.

    – Ông giục.

    – Báo cáo hết!

    – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ.

    – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.

    (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

    b)

    – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

    – Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…

    – Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu! Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.

    – Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

    (Lỗ Tấn, Cố hương)

    c)

    Thoắt trông nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay,Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!Dễ dàng là thói hồng nhan,Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

    (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

    Trả lời

    a. Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.

    - Hàm ý: Mời bác và cô vào nhà uống nước

    - 2 người nghe đều hiểu hàm ý đó

    b. Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).

    - Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.

    - Người nghe hiểu hàm ý đó

    c. Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư

    - Hàm ý:

    - Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “Hoa Nô” này ư?

    - Hãy chuẩn bị sự nhận báo oán thích ứng- Hoạn Thư hiểu hàm ý đó


    Giải câu 2 – Luyện tập - Trang 92 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?

    Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

    – Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!

    – Nó cũng lại nói trổng.Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

    – Cháu phải gọi “ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.

    Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

    – Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu vẫn ngồi im […].
    (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
    Trả lời
    - Hàm ý của câu nói: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.

    - Em bé dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại lần thứ 2 có thêm yếu tố thời gian bức bách.

    - Việc sử dụng hàm ý không thành công


    Câu 3 – Luyện tập - Trang 92 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối.A: Mai về quê với mình đi!B: /…/A: Đành vậy.
    Trả lời
    Có thể nêu việc phải làm vào ngày mai nên không thể đi được (Bận ôn thi, Phải đi thăm người ốm...)


    Câu 4 – Luyện tập - Trang 92 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
    Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
    (Lỗ Tấn, Cố hương)
    Trả lời

    Hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.


    Câu 5 – Luyện tập - Trang 93 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go). Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
    Trả lời
    Những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong đoạn đối thoại giữa em bé và những người ở trên mây và sóng (bài “Mây và sóng”):
    * Câu có hàm ý mời mọc:

    - Bọn tớ chơi từ khi...

    - Bọn tớ chơi với....

    - Bọn tớ ca hát ....

    - Bọn tớ ngao du ...

    * Có thể viết tiếp vào các câu này một câu có ý mời mọc rõ hơn, ví dụ: “Có muốn đi chơi với bọn tớ không?”

    * Câu có hàm ý từ chối:

    - Mẹ mình đang đợi ở nhà.

    - Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Kiến thức cơ bản

    Muốn sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện:

    - Muốn nói (người viết) có ý thức gửi hàm ý vào lời nói

    - Người nghe (người đọc) có năng lực để giải đoán hàm ý

    Tham khảo bài học trước qua tài liệu hướng dẫn soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý đã được Học Tốt biên soạn.

    Hướng dẫn soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo

    Gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa:

    Điều kiện sử dụng hàm ý

    Đọc đoạn trích (Trang 90 SGK ) đã cho và trả lời câu hỏi.

    1. Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?

    2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

    Trả lời

    1.

    - Câu con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi có hàm ý "Mẹ đã bán con".

    - Câu con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài có hàm ý "Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị".

    Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì tránh nỗi đau lòng cho cả hai mẹ con.

    2.

    Câu nói thứ hai của chị Dậu có hàm ý: "Mẹ đã bán con cho cụ Nghị Thôn Đoài". Hàm ý này rõ hơn và cái Tý đã biễu hàm ý đó. Nó giẫy nẩy và nói trong tiếng khóc: “U đã bán con thật đấy ư?"


    Luyện tập

    Câu 1 - Trang 91 SGK

    Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

    a) – Anh nói nữa đi. – Ông giục.

    - Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

    Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.

    (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

    b) – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gôc hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

    - Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…

    - Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!

    Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.

    - Ối dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

    (Lỗ Tấn, Cố hương)

    c)

    Thoắt trông nàng đã chào thưa:

    “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!"

    Đà bà dễ có mấy tay,

    Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

    Dễ dàng là thói hồng nhan,

    Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”

    Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,

    Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

    (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

    Trả lời

    a) Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái.

    b) Hàm ý của câu "Chè đã ngấm rồi đấy" là "Mời bác và cô vào uống chè". Người nghe hiểu hàm ý đó qua chi tiết ông họa sĩ theo anh thanh niên vào trong nhà và ngồi xuống ghế.

    c) Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.

    - Hàm ý của câu thơ "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" là mỉa mai, nói mát.

    - Hàm ý của câu thơ "Càng cay nghiệp lắm, càng oan trái nhiều" là Chuẩn bị nhận sự trả thù cho đáng.

    - Hoạn Thư hiểu hàm ý đó nên "hồn lạc phách xiêu" và động tác "khấu đầu dưới trướng".


    Câu 2 - Trang 92 SGK

    Hàm ý của câu in đậm dưới dây là gì? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?

    Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

    - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.

    Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

    - Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.

    Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

    - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

    Anh Sáu vẫn ngồi im […]

    (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

    Trả lời

    Hàm ý chủ câu "Cơm sơi rồi, nhão bây giờ" là "Chắt nước dùm để cơm khỏi nhão". Bé Thu dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng mà không có hiệu quả. Lần này, thời gian càng bức bách (cơm sẽ nhão nếu để sôi lâu).

    - Việc sử dụng hàm ý không thành công vì Anh Sáu vẫn cứ ngồi im như không nghe, tỏ ra không cộng tác.


    Câu 3 - Trang 92 SGK

    Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối.

    A: Mai về quê với mình đi!

    B: /.../

    A: Đành vậy.

    Trả lời

    Gợi ý: Có thể nêu việc làm vào ngày mai (nên không thể đi được), ví dụ: “Bận ôn thi”, “Phải đi thăm người ốm“...

    Chú ý là phải dùng câu chứa hàm ý “từ chối” theo yêu cầu của đề, không dùng nhừng câu mơ hồ như "Để mình xem đã!”, “Mai hẵng hay!”...

    Câu mẫu

    A: Mai về quê với mình đi!

    B: Ô, ngày mai mình có giờ học thêm môn Toán. Mà chắc mẹ không cho nghỉ đâu!

    A: Đành vậy.


    Câu 4 - Trang 92 SGK

    Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "hi vọng" với "con đường" trong các câu sau:

    Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

    (Lỗ Tấn, Cố hương)

    Trả lời

    Lỗ Tấn viết: "Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi".

    Hàm ý của tác giả là: "Muốn tạo ra một con đường, người ta đã đi mãi một lối. Nếu ta có một hi vọng, hãy cố mà thực hiện mãi hi vọng ấy, hư sẽ thành ra thực không sẽ biến thành có".


    Câu 5 - Trang 93 SGK

    Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go). Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.

    Trả lời

    - Câu có hàm ý mời mọc:

    • "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà"

    • "Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".

    • "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến lúc hoàng hôn".

    • "Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào"

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    Người nghe không phải bao giờ cũng nhận ra hàm ý ; cũng có khi người nói không gửi hàm ý gì nhưng người nghe lại tự suy diễn ra hàm ý. Do đó, muốn sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện :

    - Người nói có ý thức gửi hàm ý vào lời nói.

    - Người nghe có năng lực để giải đoán được hàm ý.


    II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    Phần 1. Điều kiện sử dụng hàm ý

    Câu hỏi 1

    - Câu "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi, "của chị Dậu có hàm ý "Mẹ đã bán con rồi. Sau này con sẽ không được ăn ở nhà nữa".

    - Câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." có hàm ý "Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị".

    Chị Dậu không nói thẳng để tránh điều đau xót.


    Câu hỏi 2

    Hàm ý ở câu thứ hai rõ hơn. sở dĩ chị Dậu phải nói như vậy vì cái Tí chưa hiểu rõ hàm ý ở câu thứ nhất. Đến đây, cái Tí đã hiểu rõ nên mới "giãy nảy" và van khóc

    .

    Phần 2. Luyện tập

    Bài tập 1

    a) Câu "Chè đã ngấm rồi đấy." là lời anh thanh niên nói với người hoạ sĩ già và cô gái. Câu này có hàm ý : "Mời bác và cô vào uống chè".

    b) Câu "Chúng tôi cần phải bán các thứ này để...'' là lời của nhân vật Tân nói với chị hàng đậu ngày trước. Hàm ý là : "Chúng tôi không thể cho được". Chị hàng đậu hiểu hàm ý đó nên mới phản ứng bằng câu "Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu !..."

    c) Đoạn thơ đặt trong ngoặc kép là lời của Thuý Kiều nói với Hoạn Thư. Câu "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !" là lời chào nhưng có hàm ý giễu cợt : Quyền thế, mưu mô ranh ma như tiểu thư mà cũng phải ra hầu toà hay sao ? Việc đó cũng thể hiện sự sắc sảo của Thuý Kiều, đúng là phen này "kẻ cắp bà già gặp nhau" ! Câu "Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều." hàm ý báo - cho Hoạn Thư chuẩn bị nhận hình phạt ghê gớm. Hoạn Thư hiểu hàm ý đó nên "... hồn lạc phách xiêu - Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.".


    Bài tập 2

    Câu "Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !", bé Thu muốn nhờ ba nhung không chịu nói tiếng "ba" (câu cầu khiến trống không trước đó cũng không hiệu quả). Ngoài ra, còn có yếu tố thời gian bức bách (nguy cơ nhão cơm). Việc sử dụng hàm ý của bé Thu không thành công vì tuy hiểu nhưng anh Sáu giả vờ ngồi im (tức là không cộng tác).


    Bài tập 3

    Lời của A là lời mời, B nhận lời nếu có thể, không có tính chất bắt buộc ; nếu cần từ chối, cũng cần từ chối một cách nhã nhặn bằng cách đưa ra một lí do chấp nhận được để bạn khỏi mếch lòng. Ví dụ : "Mình đã trót nhận lời đi chợ giúp mẹ"/ "Thật đáng tiếc, mình đã có kế hoạch đi với bố về quê nội",...


    Bài tập 4

    Niềm "hi vọng" được so sánh với "con đường". Hi vọng là cái chưa có nhưng lại có thể có, nếu quyết tâm thực hiện. Nó giống như những con đường, vốn không có sẵn trên mặt đất nhưng "người ta đi mãi thì thành đường".


    Bài tập 5

    Những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong đoạn đối thoại giữa em bé và những người ở trên mây và sóng (bài Mây và sóng) :

    Câu có hàm ý mời mọc :

    - Bọn tớ chơi... trăng bạc.

    - Bọn tớ ca hát... không biết từng đến nơi nao.

    Có thể viết tiếp vào các câu này một câu có ý mời mọc rõ hơn, ví dụ : Có muốn đi chơi với bọn tớ không ?

    Câu có hàm ý từ chối:

    - Mẹ mình đang đợi ở nhà.

    - Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy