Top 6 Bài soạn "Thực hành về hàm ý (tiếp theo)" lớp 12 hay nhất

Bình An 256 0 Báo lỗi

Hàm ý luôn xuất hiện mọi nơi trong mọi lời nói của con người thường ngày. Ngay cả trong các tác phẩm nghệ thuật việc hàm ý xuất hiện trong các câu văn, các lời ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Thực hành về hàm ý (tiếp theo)" số 1

    Câu 1 (trang 99 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    a, Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, ông Lí đáp lại bằng hành động mỉa mai thói quen nặng về tình cảm yếu đuối, hay thiên vị cá nhân

    Bằng hành động mỉa mai đó, ông Lí đã kiên quyết từ chối lời van xin của bác Phô

    b, Lời chối từ của ông Lí một cách gián tiếp, khước từ sự van xin, mỉa mai thói đàn bà yếu đuối của bác

    → Chọn đáp án D


    Câu 2 (trang 99 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    a, Câu hỏi của Từ không nhằm hỏi thời gian mà quan trọng hơn hàm ý nhắc khéo tới ngày đi nhận nhuận bút

    b, Câu nhắc ý nhị của Từ (lượt lời thứ hai) có hàm ý: nhắc khéo Hộ về việc đến hạn trả tiền sinh hoạt

    c, Từ cố ý tránh nhắc tới cơm áo gạo tiền:

    + Từ hiểu chồng đã phải chịu nhiều áp lực khó khăn trong cuộc sống: rời bỏ mộng văn chương vì hiện thực

    + Cơm áo gạo tiền là vấn đề tế nhị với Hộ, vì nó anh phải hi sinh nhiều thứ trong đời trai trẻ của mình

    → Từ khéo léo tránh đi sự khó chịu cho chồng


    Câu 3 (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Lớp nghĩa tường minh của bài thơ nói về sóng biển

    - Hàm ý: nói về người con gái khi yêu

    - Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi

    + Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa


    Câu 4 (trang 100 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Đáp án D


    Câu 5 (trang 100 skg ngữ văn 12 tập 2)

    Câu trả lời hàm ý câu hỏi “ Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không

    - Ai mà chẳng thích → tớ thích lắm

    - Hàng chất lượng cao đấy → hay lắm, tớ thích

    Xưa cũ như Trái Đất rồi → không thích

    Ví đem vào… nhường cho ai → tớ thích

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Thực hành về hàm ý (tiếp theo)" số 2

    Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    a. Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, khẩn cầu; ông lí đã đáp lại bằng hành động nói như thế nào?

    b. Lời đáp của ông lí có hàm ý gì? Chọn câu trả lời đúng.

    Lời giải chi tiết:

    a. Bác Phô gái van xin: "Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nó đi xem đá bóng nữa". Ông lí đáp lại bằng hành động nói mỉa mai: "Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị!"

    b. Chọn đáp án D.


    Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    a. Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác?

    b. Câu nhắc khéo (ở lượt lời thứ hai) của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ về điều gì?

    c. Ở cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến những vấn đề "cơm áo gạo tiền". Hãy phân tích tác dụng của cách nói trên.

    Lời giải chi tiết:

    a. Câu hỏi đầu tiên của Từ: "Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?". Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền (hằng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút).

    b. Câu "nhắc khéo" thứ hai: "Hèn gì mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến"... Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để tri các khoản nợ (chủ ý vi phạm phương châm cách thức).

    c. Tác dụng của cách nói trên:

    - Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)...

    - Cách nói nhẹ nhàng xa xôi nhưng vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.


    Câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    Đọc lại bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì? Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào? Hàm ý mang lại tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho tác phẩm văn học?

    Lời giải chi tiết:

    * Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng:

    - Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó.

    - Lớp nghĩa hàm ý: Trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa hình tượng "sóng" và hình tượng "em", bài thơ diến tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

    - Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu nhờ các ẩn dụ và ngữ cảnh.

    - Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc đa nghĩa, diễn đạt biểu xúc, tư tưởng của tác giả một cách tế nhị, sâu sắc.


    Câu 4 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gì đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ.

    Lời giải chi tiết:

    Chọn đáp án D: Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng.


    Câu 5 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    Cách trả lời có hàm ý trong câu hỏi: - Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?.

    Lời giải chi tiết:

    Những cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?".

    - Ai mà chẳng thích?

    - Hàng chất lượng cao đấy!

    - Xưa cũ như trái đất rồi!

    - Ví đem vào tập đoạn trường

    Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Thực hành về hàm ý (tiếp theo)" số 3

    Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới.

    Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai nói với ông lí:

    - Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội.

    - Ồ việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị !

    ( Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục )

    Câu hỏi:

    a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin cầu khẩn; ông lí đã đáp lại hành động đó như thế nào?

    Trong lượt mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: "Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa". Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp thường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ nhận sự van xin. Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếo sự van xin của bác Phô mà từ chối một cách dán tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: Bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ của đàn bà. Đấy là chứng minh cho tính hàm súc củ câu có hàm ý.

    b) Lời đáp của ông lí có hàm ý gì? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

    Lời đáp của ông Lí, ngoài việc thực hiện gián tiếp nhưng mạnh mẽ hành động khước từ sự van xin, và mỉa mai thói đàn bà của bác Phô gái, còn có hàm ý thể hiện sự tự đắc, uy quyền của bản thân mình (khác với cách nói tường minh: Không tôi không cho phép). Như vậy D là phương án trả lời đủ ý.


    Câu 2. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:

    Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu, Từ mới làm như chợt nhớ:

    - Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?

    - À phải ! Hôm nay mồng ba... giá mình không hỏi tôi thì tôi quên... Tôi phải đi xuống phố.

    Từ nhắc khéo:

    - Hèn nào mà em thấy người thu tiền sáng nay đã đến...

    Hộ sầm mặt lại:

    - Tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc...tiền nước mắm... còn chịu tất ! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.

    (Nam Cao, Đời thừa)

    Câu hỏi:

    a) Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý khác?

    Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là còn có hàm ý: Nhà hết tiền tiêu rồi và nhắc khéo đã đến ngày đi nhận tiền nhuận bút hằng tháng.

    b) Câu nhắc khéo (ở lượt lời thứ hai) của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ về điều gì?

    Câu nhắc khéo của Từ (lượt lờ thứ hai) thực chất có hàm ý là: nhắc khéo Hộ về việc đến hạn trả tiền thuê nhà.

    c) Ở cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến những vấn đề " cơm áo gạo tiền". Hãy phân tích tá dụng của cách nói trên.

    Cả hai lượt lời, Từ tránh việc nhắc đến vấn đề cơm áo gạo tiền: Bởi vì Từ hiểu Hộ đã phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống: cay đắng xa rời mộng văn chương,sống dằn vặt day dứt giữa mộng tưởng và hiện thực .. Và vấn đề cơm áo là vấn đề tế nhị với Hộ, vì nó, anh đã phải hi sinh nhiều thứ trong đời trai trẻ của mình.Vì thế, Từ nói vậy để tránh gây bực dọc, khó chịu cho chồng.


    Câu 3. Hãy đọc lại bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì. Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào? Hàm ý mang lại tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho tác phẩm văn học?

    Lớp nghĩa tường minh của bài thơ là nói về sóng biển.

    Hàm ý: tình yêu đằm thắm của một người con gái.

    Sóng là một tín hiệu thẩm mĩ, những từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai là nói về tình yêu đôi lứa. Hai lớp nghĩa này hoà quyện, phối hợp với nhau trong suốt bài thơ. Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện bằng hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, đặc trưng hàm súc, giàu ý nghĩa.


    Câu 4. Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gì đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ.

    Câu D là câu trả lời đúng nhất đó là Tùy vào từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng thể hiện hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh. Thể hiện được sự khéo léo, tế nhị và tính lịch sự trong giao tiếp


    Câu 5. Chọn cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: '' Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?''

    Các câu trả lời có hàm ý cho câu hỏi "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?" là:

    Câu: Ai mà chẳng thích? => Tớ thích lắm.

    Câu: Hàng chất lượng cao đấy! => Hay lắm, tớ thích.

    Câu: Xưa cũ như Trái Đất rồi! => Không thích.

    Câu: Ví đem ... chi nhường cho ai? => Xuất sắc, thích.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Thực hành về hàm ý (tiếp theo)" số 4

    Câu 1 trang 99 SGK ngữ văn 12 tập 2:

    a. Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, ông Lí đã đáp lại bằng một hành động mỉa mai: mỉa mai thói qurn nặng về tình cảm yếu đuối, hay thiên vị cá nhân (mà theo ông, việc quan cần phải lí trí, cứng rắn, khách quan…) . Bằng hành động mỉa mai đó, ông Lí đã kiên quyết khước từ lời van xin của bác Phô

    b. Chọn đáp án D


    Câu 2 trang 99 SGK ngữ văn 12 tập 2:

    a. Câu hỏi đầu tiên của ông Từ không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là có hàm ý: Nhà hết tiền tiêu rồi và nhắc khéo đã đến ngày đi nhận tiền nhuận bút hàng tháng.

    b. Câu nhắc khéo của Từ (lượt lời thứ 2) thực chất có hàm ý: nhắc khéo Hộ về việc đến hạn trả tiền thuê nhà

    c. Cả hai lượt lời, Từ tránh việc nhắc đến vấn đề cơm áo gạo tiền:

    Từ hiểu Hộ đã phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống: cay đắng xa rời mộng văn chương, sống dằn vặt day dứt giữa mộng tưởng và hiện thực…

    => vấn đề cơm áo gạo tiền là vấn đề tế nhị với Hộ, vì nó, anh đã phải hi sinh nhiều thứ trong đời trai trẻ của mình

    => Từ nói vậy để tránh gây bực dọc, khó chịu cho chồng.


    Câu 3 trang 100 SGK ngữ văn 12 tập 2:

    Lớp nghĩa tường minh của bài thơ là nói về sóng biển.
    Hàm ý: tình yêu đằm thắm của một người con gái
    Sóng là một tín hiệu thẩm mĩ, những từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai là nói về tình yêu đôi lứa. Hai lớp nghĩa này hòa nguyện, phối hợp với nhau trong suốt bài thơ. Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện bằng hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, đặc trưng hàm súc, giàu ý nghĩa


    Câu 4 trang 100 SGK ngữ văn 12 tập 2:

    Chọn phương án D


    Câu 5 trang 100 SGK ngữ văn 12 tập 2:

    Các câu trả lời có hàm ý cho câu hỏi “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?” là:

    Ai mà chẳng thích? (rất thích)
    Hàng chất lượng cao đấy (Hay lắm, tớ thích)
    Xưa cũ như Trái Đất rồi ( không thích)
    Ví đêm…chi nhường cho ai? (Xuất sắc, thích lắm)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Thực hành về hàm ý (tiếp theo)" số 5

    Câu 1. Đọc đoạn trích (câu 1, trang 99) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới (SGK).

    Trả lời:

    a. Bác Phô gái van xin: "Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nó đi xem đá bóng nữa". Lời đáp của ông Lí: "Ồ, việc quan chứ không phải thứ chuyện đàn bà của các chị".

    Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin, lời đáp của ông Lí tuy thực chất mang sắc thái quan trọng hoá, nhưng trong hoàn cảnh, người đọc lại thấy sự mỉa mai.

    b. Chọn đáp án D.

    Lời đáp của ông Lí có hàm ý: bộc lộc quyền uy của mình, thể hiện sự từ chối quyết liệt, mạnh mẽ lời van xin của bác Phô gái, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà.


    Câu 2. Đọc đoạn trích (câu 2, trang 99) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới (SGK).

    Trả lời:

    a. Câu hỏi đầu tiên của Từ: "Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?". Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền (hằng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút).

    b. Câu "nhắc khéo" thứ hai: "Hèn gì mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến"... Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để tri các khoản nợ (chủ ý vi phạm phương châm cách thức).

    c. Tác dụng của cách nói trên:

    Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)... Cách nói nhẹ nhàng xa xôi nhưng vẫn đạt được mực đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.


    Câu 3. Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ. Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào cho tác phẩm văn học?

    Trả lời:

    a. Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng:

    - Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó.

    - Lớp nghĩa hàm ý: Trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa hình tượng "sóng" và hình tượng "em", bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

    b. Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu nhờ các ẩn dụ và ngữ cảnh.

    c. Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc đa nghĩa, diễn đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tế nhị, sâu sắc.


    Câu 4. Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy cách nói có hàm ý mang lại tác dụng gì?

    Trả lời:

    Chọn đáp án đúng là: D. Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng đó.


    Câu 5. Chọn cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: - Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?

    + Ai mà chẳng thích?

    + Hàng chất lượng cao đấy!

    + Xưa cũ như trái đất rồi!

    + Ví đem vào tập đoạn trường

    Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai?

    Trả lời:

    Chọn các câu trả lời sau:

    - Ai mà chẳng thích?

    - Hàng chất lượng cao đấy!

    - Xưa cũ như trái đất rồi!

    - Ví đem vào tập đoạn trường Thì treo giải Nhất chi nhường cho ai?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Thực hành về hàm ý (tiếp theo)" số 6

    I. Điều kiện sử dụng hàm ý

    Câu 1. (trang 90 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

    - "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi." có hàm ý: Sau bữa ăn này, u sẽ bán con nên con sẽ không được ăn ở nhà nữa.

    - "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

    * Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì nói thẳng ra sự thật thì cả chị lẫn con sẽ rất đau lòng, dùng hàm ý để giấu đi, giảm bớt nỗi đau ấy, tránh điều đau lòng.

    Câu 2. (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

    Hàm ý trong câu thứ hai rõ hơn. Chị Dậu phải nói rõ hơn vì cái Tí vẫn còn chưa hiểu hết hàm ý ẩn trong câu trước. Cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ thể hiện ở thái độ “giãy nảy”, “liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc” của cái Tí và câu nói “U bán con thật đấy ư?...”


    II. Luyện tập

    Câu 1. (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

    Câu
    Người nói – Người nghe
    Hàm ý
    Chi tiết chứng tỏ người nghe đã hiểu hàm ý
    a
    Anh thanh niên – ông họa sĩ và cô con gái
    Mời bác và cô vào uống nước
    Ông theo liền anh thanh niên vào trong...
    b
    Anh Tấn – chị hàng đậu
    Chúng tôi không thể cho những thứ này được
    Chị hàng đậu nói giọng châm biếm: Thật là càng giàu có...
    c

    Thúy Kiều – Hoạn Thư

    (1): Giễu cợt Hoạn Thư phải chịu xét xử của Kiều.

    (2): Người độc ác như Hoạn Thư sẽ bị báo oán

    Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu...


    Câu 2. (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

    Hàm ý chủ câu "Cơm sôi rồi, nhão bây giờ" là "Chắt nước giùm để cơm khỏi nhão". Bé Thu dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng mà không có hiệu quả. Lần này, thời gian càng bức bách (cơm sẽ nhão nếu để sôi lâu).

    - Việc sử dụng hàm ý không thành công vì Anh Sáu vẫn cứ ngồi im như không nghe, tỏ ra không cộng tác.


    Câu 3. (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

    - Có thể nêu việc làm vào ngày mai (nên không thể đi được), ví dụ: “Bận ôn thi”, “Phải đi thăm người ốm“...

    - Chú ý là phải dùng câu chứa hàm ý “từ chối” theo yêu cầu của đề, không dùng những câu mơ hồ như "Để mình xem đã!”, “Mai hẵng hay!”...


    Câu 4. (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

    - Lỗ Tấn viết: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi"

    - Hàm ý của tác giả là: "Muốn tạo ra một con đường, người ta đã đi mãi một lối. Nếu ta có một hi vọng, hãy cố mà thực hiện mãi hi vọng ấy, hư sẽ thành ra thực không sẽ biến thành có".


    Câu 5. (trang 93 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

    - Câu có hàm ý mời mọc:

    + "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà"

    + "Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".

    + "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến lúc hoàng hôn".

    + "Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào"

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy