Top 6 Bài soạn "Rút gọn câu" lớp 7 hay nhất

Bình An 276 0 Báo lỗi

Một trong những lỗi học sinh hay mắc phải khi học bộ môn Ngữ văn cũng như trong đời sống hàng ngày đó chính là lan man, nói những câu rất dài dòng. Vậy làm sao ... xem thêm...

  1. I. Thế nào là rút gọn câu?

    Câu 1:

    Câu (a): không có chủ ngữ, các cụm động từ làm vị ngữ.

    Câu (b): chủ ngữ là chúng ta, cụm động từ học ăn, học nói, học gói, học mở là vị ngữ

    Câu 2: Có thể thêm chúng tôi, người Việt Nam, chúng ta, các em, ... rất nhiều các từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu (a)

    Câu 3: Chủ ngữ câu (a) được lược bỏ để cụm động từ vị ngữ "học ăn, học nói, học gói, học mở." trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.

    Câu 4:

    - Câu "Rồi ba bốn người, sáu bảy người." được rút gọn vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.

    - Câu "Ngày mai." được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai. hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.


    II. Cách sử dụng câu rút gọn

    Câu 1:

    - Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." thiếu thành phần chủ ngữ.

    - Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.


    Câu 2:

    Câu "Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10." không có thành phần chủ ngữ. Nói như thế, câu trở nên khó hiểu (không biết ai được điểm 10); hơn nữa, nói với người bậc trên không nên xưng hô cụt lủn như vậy. Câu "Bài kiểm tra toán." mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!


    Câu 3: Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý

    - Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

    - Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.


    III. Luyện tập

    Câu 1:

    - Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.

    - Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

    - Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.


    Câu 2: Các câu rút gọn.

    a. Rút gọn chủ ngữ

    + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    - Khôi phục:

    Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô "ta với ta", nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

    + Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    b. Rút gọn chủ ngữ

    + Đồn rằng quan tướng có danh,

    + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

    - Khôi phục:

    + Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

    + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!


    Câu 3:

    - Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.

    + Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

    + Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

    - Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.


    Câu 4:

    Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.

    - Đây -> đáng lẽ phải là: Tôi là người ở đây.

    - Mỗi -> đáng lẽ phải là: Nhà tôi chỉ có một con.

    - Tiệt -> đáng lẽ phải là: Cha mẹ tôi đều đã qua đời.

    Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.

    Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU?

    Trả lời câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:

    a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

    b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

    Trả lời:

    Những câu tục ngữ sau đây đã được rút gọn:

    Câu a. Bị lược đi chủ ngữ;

    Câu b. Xuất hiện chủ ngữ “Chúng ta"


    Trả lời câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a).

    Trả lời:

    Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a.

    Chẳng hạn:

    Các em: Mọi người; Cháu...

    Trả lời câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?

    Trả lời:

    Vì có thể chứa đựng rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ cho nên, câu (a) đã lược chủ ngữ để trở thành một chân lí cho mọi người.


    Trả lời câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?

    a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

    (Nguyễn Công Hoan)

    b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội?

    - Ngày mai.

    Trả lời:

    a) Thành phần vị ngữ bị lược bỏ. Đó là “đuổi theo nó". Nếu thêm vào thì sẽ lặp, nếu không bỏ vào thì người đọc vẫn hiểu được mọi người đang đuổi theo nó. Chính câu đầu cho ta liên tưởng được điều này.

    b) Đáng lẽ: “Tôi đi Hà Nội ngày mai”. Cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Bởi do câu hỏi đã gợi cho ta cái phần này.


    Phần II: CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN

    Trả lời câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?

    Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

    Trả lời:

    - Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." thiếu thành phần chủ ngữ.

    - Không nên rút gọn mà nên thêm chủ ngữ: “Chúng em". Bởi vì không thể lấy chủ ngữ “Trường em" để ta liên tưởng ở vị trí chủ ngữ.


    Trả lời câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn (in đậm) dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép?

    - Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.

    - Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?

    - Bài kiểm tra toán.

    Trả lời:

    Thưa mẹ, bài kiểm tra toán.


    Trả lời câu 3 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?

    Trả lời:

    Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý:

    - Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

    - Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.


    Phần III: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

    a) Người ta là hoa đất.

    b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

    d) Tấc đất tấc vàng.

    Trả lời:

    - Các câu (b), (c) là những câu rút gọn.

    - Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

    - Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.


    Trả lời câu 2 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

    a)

    Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

    Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

    Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

    Dừng chân đứng lại, trời non nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

    (Bà Huyện Thanh Quan)

    b)

    Đồn rằng quan tướng có danh,

    Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.

    Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

    Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    Giặc sợ giặc chạy về nhà,

    Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

    (Ca dao)

    Lời giải chi tiết:

    a. Rút gọn chủ ngữ

    + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    - Khôi phục:

    + Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    b. Rút gọn chủ ngữ

    + Đồn rằng quan tướng có danh,

    + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

    - Khôi phục:

    + Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

    + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

    => Trong văn vần (thơ, ca dao...) thường gặp nhiều câu rút gọn bởi lẽ văn vần chuộng lối diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng được quy định rất hạn chế.


    Trả lời câu 3 (trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện dưới đây hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện (tr.17 SGK Ngữ văn 7 tập 2), em rút ra được bài học gì về cách nói năng?

    Lời giải chi tiết:

    Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé, khi trả lời người khách, đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa.

    +“Mất rồi” (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất”).

    + “Thưa...tối hôm qua” (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất tối hôm qua”).

    + “Cháy ạ” (ý cậu bé: tờ giấy mất vì cháy; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất vì cháy”).

    - Qua câu chuyện này, cần rút ra một bài học: phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì dùng không đúng cổ thể gây hiểu lầm.


    Trả lời câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Đọc truyện cười (tr.18 SGK Ngữ văn 7 tập 2). Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

    Lời giải chi tiết:

    Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn đều có tác tác dụng gầy cười và phê phán. Nó rút gọn đến mức không hiểu được rất thô lỗ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    - Rút gọn câu là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

    - Rút gọn câu có tác dụng làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

    - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

    - Khi rút gọn câu cần chú ý:

    + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc khó hiểu.

    + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.


    I. THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU?

    Câu 1 - Trang 14 SGK

    Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:

    a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

    b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở

    .Trả lời:

    Cấu tạo của 2 câu khác nhau ở chỗ:

    - Câu a) thì bị lược đi chủ ngữ;

    - Câu b) lại xuất hiện chủ ngữ “Chúng ta"


    Câu 2 - Trang 15 SGK

    Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a).

    Trả lời:

    Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a).

    Ví dụ: Các em: Mọi người; Cháu...


    Câu 3 - Trang 15 SGK

    Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu a) được lược bỏ?

    Trả lời:

    Chủ ngữ trong câu a) có thể chứa đựng rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ cho nên đã được lược bỏ để trở thành một chân lí cho mọi người.


    4 - Trang 15 SGK

    Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?

    a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

    (Nguyễn Công Hoan)

    b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội?

    - Ngày mai.

    Trả lời:

    a) Thành phần vị ngữ bị lược bỏ đó là “đuổi theo nó". Nếu thêm vào thì sẽ lặp, nếu bỏ đi thì người đọc vẫn hiểu được mọi người đang đuổi theo nó. Chính câu đầu cho ta liên tưởng được điều này.

    b) Đáng lẽ: “Tôi đi Hà Nội ngày mai”. Cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Bởi do câu hỏi đã gợi cho ta cái phần này.


    II. CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN

    Câu 1 - Trang 15 SGK

    Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?

    Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

    Trả lời:

    Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." thiếu thành phần chủ ngữ.

    Không nên rút gọn mà nên thêm chủ ngữ: “Chúng em". Bởi vì không thể lấy chủ ngữ “Trường em" để ta liên tưởng ở vị trí chủ ngữ.


    Câu 2 - Trang 15 SGK

    Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn (in đậm) dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép?

    - Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.

    - Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?

    - Bài kiểm tra toán.

    Trả lời:

    Câu in đậm cần thêm và viết lại như sau: "Thưa mẹ, bài kiểm tra toán", "Bài kiểm tra toán ạ!" hoặc "Bài kiểm tra toán mẹ ạ!".


    Câu 3 - Trang 16 SGK

    Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?

    Trả lời:

    Khi rút gọn câu ta cần lưu ý:

    - Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

    - Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.


    III. LUYỆN TẬP

    Câu 1 - Trang 16 SGK

    Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

    a) Người ta là hoa đất.

    b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

    d) Tấc đất tấc vàng.

    Trả lời:

    - Các câu (b), (c) là những câu rút gọn.

    - Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

    - Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.


    Câu 2 - Trang 16 SGK

    Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

    a)

    Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

    Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

    Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

    Dừng chân đứng lại, trời non nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

    (Bà Huyện Thanh Quan)

    b)

    Đồn rằng quan tướng có danh,

    Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.

    Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

    Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    Giặc sợ giặc chạy về nhà,

    Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

    (Ca dao)

    Trả lời:

    a) - Các câu đã rút gọn chủ ngữ:

    + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    - Khôi phục:

    Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô "ta với ta", nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

    + Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    b) - Các câu đã rút gọn chủ ngữ:

    + Đồn rằng quan tướng có danh,

    + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

    - Khôi phục:

    + Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

    + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

    Trong văn vần (thơ, ca dao...) thường gặp nhiều câu rút gọn bởi lẽ văn vần chuộng lối diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng được quy định rất hạn chế.


    Câu 3 - Trang 17 SGK

    Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện dưới đây hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện (trang 17, SGK Ngữ văn 7 tập 2), em rút ra được bài học gì về cách nói năng?

    Trả lời:

    Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì khi trả lời người khách, cậu bé đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa:

    + “Mất rồi” (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất”).

    + “Thưa...tối hôm qua” (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất tối hôm qua”).

    + “Cháy ạ” (ý cậu bé: tờ giấy mất vì cháy; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất vì cháy”).

    - Qua câu chuyện này, cần rút ra một bài học: phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì dùng không đúng có thể gây hiểu lầm.


    Câu 4 - Trang 18 SGK

    Đọc truyện cười sau đây. Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

    THAM ĂN

    Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy anh ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi :

    - Chẳng hay ông người ở đâu ta ?

    Anh chàng đáp:

    - Đây.

    Rồi cắm cúi ăn.

    - Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi ?

    - Mỗi.

    Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.

    Ông khách hỏi tiếp:

    - Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ ?

    Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo :

    - Tiệt !

    (Truyện cười dân gian Việt Nam)

    Trả lời:

    * Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.

    - Đây -> đáng lẽ phải là: Tôi là người ở đây.

    - Mỗi -> đáng lẽ phải là: Nhà tôi chỉ có một con.

    - Tiệt -> đáng lẽ phải là: Cha mẹ tôi đều đã qua đời.

    => Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.

    * Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.


    TỔNG KẾT

    Khi ta nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu để rút gọn lại. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm vào những mục đích sau:

    - Làm cho câu trở nên ngắn gọn hơn, thông tin truyền tải nhanh và tránh bị lặp lại quá nhiều từ ngữ trong câu đứng trước đó.

    - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

    - Khi rút gọn câu cần chú ý:

    + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc khó hiểu.

    + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. 1. Thế nào là rút gọn câu?

    a) So sánh và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của hai câu sau:

    (1) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

    (Tục ngữ)

    (2) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

    Gợi ý: Hãy so sánh:

    (1): Học ăn, học nói, học gói, học mở.

    Các cụm động từ - Vị ngữ

    (2):

    Chúng ta /
    học ăn, học nói, học gói, học mở.
    C
    V1 V2 V3 V4

    b) Vì sao chủ ngữ trong câu (1) được lược bỏ?

    Gợi ý: Có thể thêm những từ ngữ nào làm chủ ngữ cho câu (1)? Có thể thêm các từ: chúng tôi, ta, người Việt Nam,... vào vị trí chủ ngữ của câu (1). Như vậy, tuỳ từng trường hợp vận dụng mà có thể hiểu chủ ngữ cụ thể là ai. Cũng chính vì điều này mà người ta lược bỏ chủ ngữ của câu, để cụm động từ vị ngữ "học ăn, học nói, học gói, học mở." trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.

    c) Trong các câu dưới đây, câu nào được rút gọn? Thành phần nào của câu được lược bỏ?

    (1) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

    (Nguyễn Công Hoan)

    (2) - Bao giờ cậu đi Hà Nội?

    - Ngày mai.

    Gợi ý: Phân tích thành phần cấu tạo của từng câu để xác định câu rút gọn.

    + Câu "Rồi ba bốn người, sáu bảy người." được rút gọn vị ngữ; người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.

    + Câu "Ngày mai." được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai. hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.


    2. Cách sử dụng câu rút gọn

    a) Trong những câu dưới đây, câu nào thiếu thành phần? Có nên rút gọn như vậy không? Vì sao?

    Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

    Gợi ý:

    + Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." thiếu thành phần chủ ngữ;

    + Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.

    b. Trong các câu dưới đây, câu nào được rút gọn? Rút gọn như vậy có hợp lí không? Tại sao?

    + Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10.

    + Con mẹ giỏi quá! Bài nào được điểm 10 thế con?

    + Bài kiểm tra toán.

    Gợi ý:

    + Tìm chủ ngữ của câu "Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10.";

    + Nói với mẹ "Bài kiểm tra toán." như thế có gì sai không?

    + Câu "Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10" không có thành phần chủ ngữ. Nói như thế, câu trở nên khó hiểu (không biết ai được điểm 10); hơn nữa, nói với người bậc trên không nên xưng hô cụt lủn như vậy. Câu "Bài kiểm tra toán." mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

    c) Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý điều gì?

    + Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

    + Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.


    3. Luyện tập

    Câu 1. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?

    (1) Người ta là hoa đất.

    (2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    (3) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

    (4) Tấc đất tấc vàng.

    Gợi ý: Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.


    Câu 2. Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ sau.

    a)

    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

    Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

    Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

    Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

    (Bà Huyện Thanh Quan)

    b)

    Đồn rằng quan tướng có danh,

    Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    Ban khen rằng: "ấy mới tài",

    Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    Giặc sợ, giặc chạy về nhà,

    Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!(Ca dao)

    Gợi ý: Các câu rút gọn.

    a) Rút gọn chủ ngữ

    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    b) Rút gọn chủ ngữ

    + Đồn rằng quan tướng có danh,

    + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Đánh giặc thì chạy trước tiên,Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!


    Câu 3. Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

    MẤT RỒI

    Một người có việc đi xa, dặn con:

    - Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!

    Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:

    - Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.

    Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

    Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

    - Bố cháu có nhà không?

    Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:

    - Mất rồi.

    Ông khách sửng sốt:

    - Mất bao giờ?

    - Thưa tối hôm qua.

    - Sao mà mất nhanh thế?

    - Cháy ạ.

    (Truyện cười dân gian Việt Nam)

    a) Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau?

    Gợi ý: Cậu bé đã trả lời người khách như thế nào? Người khách đã hiểu lầm thế nào?

    + Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

    + Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

    b) Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải lưu ý điều gì?

    Gợi ý: Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.


    Câu 4. Chi tiết nào có tác dụng gây cười và phê phán trong truyện sau:

    THAM ĂN

    Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy ông ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi:

    - Chẳng hay ông là người ở đâu ta?

    Anh chàng đáp:

    - Đây.

    Rồi cắm cúi ăn.

    - Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi?

    - Mỗi.

    Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.

    Ông khách hỏi tiếp:

    -Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ?

    Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo:

    - Tiệt!

    (Truyện cười dân gian Việt Nam)

    Gợi ý: Truyện này đã sử dụng những câu rút gọn như thế nào? Những câu rút gọn ấy có tác dụng gì trong việc khắc hoạ tính cách phàm ăn tục uống, ăn nói thô lỗ của nhân vật anh chàng tham ăn?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Rút gọn câu

    Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần câu khi nói hoặc viết.

    Việc rút gọn câu không thể là một việc làm tuỳ tiện. Muốn biết một câu nào đó có thể rút gọn được hay không, các em cần phải dựa vào hoàn cảnh nói năng cụ thể. Trong trường hợp này có thể rút gọn chủ ngữ, nhưng trong trường hợp khác lại chỉ rút gọn được vị ngữ... Việc lược bỏ như vậy cần phải được cân nhắc và quyết định cho từng trường hợp riêng biệt.


    2. Tác dụng của việc rút gọn câu

    - Làm cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn.

    - Nội dung thông báo nổi rõ hơn, giúp người đọc, người nghe nhận ra thông tin chính nhanh hơn.

    - Tránh được sự trùng lặp những từ ngữ không cần thiết, tránh được việc thông báo những nội dung phụ, không quan trọng trong hoạt động giao tiếp.


    3. Cách rút gọn câu

    Để rút gọn câu, cần phải đảm bảo nguyên tắc :

    - Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai, hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói so với câu khi chưa rút gọn.

    - Không biến câu văn thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

    - Có thể rút gọn bất kì thành phần nào của câu, nhưng khi dựa vào hoàn cảnh cụ thể, người đọc, người nghe vẫn dễ dàng khôi phục lại thành phần bị rút gọn một cách đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy, câu rút gọn có thể là câu không có chủ ngữ, hoặc không có vị ngữ, hoặc không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, nhưng đây không phải là những câu sai ngữ pháp, mà là câu rút gọn.


    II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Bài tập này yêu cầu HS làm rõ ba nội dung :

    - Xác định được đâu là câu rút gọn trong số những câu đã cho trong bài tập.

    - Chỉ ra thành phần đã bị rút gọn trong từng câu.

    - Nêu tác dụng của các câu rút gọn đó.

    Các em lần lượt giải quyết từng nội dung này.

    a) Để tìm được câu rút gọn, cần lưu ý một số điểm sau :

    - Cả bốn câu đưa ra trong bài tập này đều là tục ngữ. Một trong những đặc điểm của tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng xử, vì thế trong cấu tạo câu, tục ngữ thường lược bớt chủ ngữ.

    - Dựa vào cấu tạo của từng câu, loại trừ những câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ ra khỏi loại câu rút gọn. Các câu còn lại, nếu không có chủ ngữ thì đó chính là những câu rút gọn.

    Những câu rút gọn là :

    - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    - Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

    b) Hai câu trên là hai câu rút gọn thành phần chủ ngữ.

    Như đã giải thích ở phần trên, tục ngữ mang tính chất đúc rút kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng xử của quần chúng nhân dân nên có thể coi chủ ngữ bị rút gọn ở đây là : chúng ta, hoặc người, hoặc ai, hoặc kẻ,...

    Khi khôi phục lại các thành phần bị rút gọn này, sẽ được những câu đầy đủ như sau :

    - Kẻ ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    - Người nuôi lợn ăn cơm nằm, người nuôi tằm ăn cơm đứng.

    c) Rút gọn câu như vậy có tác dụng :

    - Nhấn mạnh vào được thông tin chính.

    - Các câu tục ngữ trở nên ngắn gọn, súc tích hơn.


    Câu 2. Bài tập này cũng nêu ba yêu cầu như bài tập trên :

    - Xác định câu rút gọn có trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan (là một bài thơ trữ tình, bộc lộ tâm trạng của tác giả) và bài ca dao.

    - Khôi phục lại thành phần đã bị rút gọn trong từng câu.

    - Giải thích vì sao trong thơ, ca dao lại thường có nhiều câu rút gọn.

    Các em lần lượt giải quyết từng nội dung này.

    a) Các em sẽ xác định được những dòng thơ sử dụng câu rút gọn là :

    - Trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan :

    + Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.

    + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.

    - Trong bài ca dao :

    + Đồn rằng quan tướng có danh.

    + Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.

    b) Khôi phục lại các thành phần bị rút gọn, ta sẽ được những câu như sau :

    - Ta (tức Bà Huyện Thanh Quan) bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.

    - Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước.

    - Người ta đồn rằng quan tướng có danh.

    - Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên,

    Quan tướng xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.

    c) Trong thơ và ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy vì:

    - Bài thơ thất ngôn bát cú (phải đảm bảo 7 tiếng một dòng) hoặc bài ca dao làm theo thể lục bát (một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng đi với nhau thành từng cặp) có quy định chặt chẽ về số tiếng trong một dòng thơ.

    - Ngôn ngữ trong thơ cần phải súc tích ; từ ngữ phong phú, chau chuốt; cấu tạo câu cần đa dạng, nhiều vẻ.


    Câu 3. Cậu bé và người khách trong câu chuyện Mất rồi đã hiểu lầm nhau là do họ đã nói năng không đầy đủ, dùng câu thiếu chủ ngữ.
    Qua đây, ta rút ra bài học về cách nói năng: khi nói năng phải dùng câu cho đầy đủ để người nghe khỏi hiểu lầm và để tỏ rõ sự lễ độ đối với người nghe. Ta chỉ rút gọn câu khi hoàn cảnh giao tiếp cho phép và việc rút gọn câu đó không gây ra sự hiểu lầm, hiểu sai, hiểu thiếu sót và cũng không biểu lộ sự khiếm nhã.

    Câu 4
    . Trong truyện Tham ăn, các chi tiết gây cười và ngụ ý phê phán là sự đối đáp quá vắn tắt, cụt ngủn và khiếm nhã của kẻ tham ăn. Anh ta nói năng theo kiểu đó là để khỏi mất thì giờ nói dài lời, tranh thủ ăn được thật nhiều, thỏa mãn tính tham ăn của anh ta.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau:
    Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
    Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
    Khi rút gọn câu, lưu ý:
    Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói;
    Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 16 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?

    a. Người ta là hoa đất.

    b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

    d. Tấc đất tấc vàng.

    Bài làm:

    Các câu b, c là những câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Hai câu này khuyết thành phần chủ ngữ, không chỉ một cá nhân cụ thể. Một câu nêu nguyên tắc ứng xử của con người, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung trong nông nghiệp nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
    Đây là cách nói khá phổ biến trong tục ngữ Việt Nam.


    Câu 2: Trang 16 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu đã được rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy.

    a.Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

    Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

    Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

    Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

    (Bà Huyện Thanh Quan)

    b)Đồn rằng quan tướng có danh,

    Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    Ban khen rằng: "ấy mới tài",

    Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    Giặc sợ, giặc chạy về nhà,

    Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!(Ca dao)
    Bài làm:
    a. Các câu rút gọn chủ ngữ là:
    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
    Có thể khôi phục chủ ngữ như sau:
    (Tôi) bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    (Tôi) dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
    b. Các câu rút gọn chủ ngữ
    Đồn rằng quan tướng có danh,
    Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
    Ban khen rằng: "Ấy mới tài",
    Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
    Đánh giặc thì chạy trước tiên,
    Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
    Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
    Có thể khôi phục chủ ngữ như sau:
    Họ/người ta đồn răng quan tướng có danh
    Ông ta/Quan tướng cưỡi ngựa chẳng phải vịn ai.
    Vua ban khen rằng: “ấy mới tài”,
    Và ban cho cái áo với hai đồng tiền,
    Ông ta/Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên
    Ông ta/Quan tướng xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.
    Ông ta/Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân
    Trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn vì:
    Các câu thơ thường tuân theo niêm luật, số chữ quy định của từng thể loại thơ và vần điệu thơ. Vì vậy việc rút gọn khiến câu thơ súc tích, ngắn gọn.
    Đặc biệt trong thơ ca trung đại, các tác giả thường giấu đi cái tôi cá nhân một cách khiêm tốn.


    Câu 3: Trang 17 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì về cách nói năng?
    MẤT RỒI
    Một người có việc đi xa, dặn con:

    - Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!

    Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:

    - Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.

    Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

    Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

    - Bố cháu có nhà không?

    Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:

    - Mất rồi.

    Ông khách sửng sốt:

    - Mất bao giờ?

    - Thưa... tối hôm qua.

    - Sao mà mất nhanh thế?

    - Cháy ạ.
    (Truyện cười dân gian Việt Nam)
    Bài làm:
    Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé trả lời người khách đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa:
    “Mất rồi”: ý cậu bé là tờ giấy mất rồi nhưng người khách hiểu ý khác: bố cậu bé đã mất (chết).
    “Thưa... tối hôm qua”: ý cậu bé là làm mất tờ giấy hôm qua nhưng người khách hiểu: bố cậu bé đã mất tối hôm qua.
    “Cháy ạ”: ý cậu bé là tờ giấy bị cháy, nhưng người khách hiểu: bố cậu bé mất vì cháy.
    ==> Ba câu trên đều rút gọn chủ ngữ là “tờ giấy”, khiến ông khách hiểu nhầm là bố cậu bé. Truyện trên ngoài ý gây cười còn có ngụ ý khuyên răn chúng ta cần cẩn thận khi dùng câu rút gọn, tránh gây hiểu lầm nghiêm trọng.


    Câu 4: Trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Đọc truyện cười sau đây, Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.
    THAM ĂN
    Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy ông ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi:

    - Chẳng hay ông là người ở đâu ta?

    Anh chàng đáp:

    - Đây.

    Rồi cắm cúi ăn.

    - Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi?

    - Mỗi.

    Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.

    Ông khách hỏi tiếp:

    - Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ?

    Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo:

    - Tiệt!

    (Truyện cười dân gian Việt Nam)
    Bài làm:
    Trong câu chuyện trên, chi tiết gây cười là những câu trả lời của anh chàng tham ăn. Vì phàm ăn nên anh đã trả lời vắn tắt “Đây, Mỗi, Tiệt”. Các câu rút gọn đến mức khó hiểu và thô lỗ.


    Bài tham khảo
    Đề bài: Tìm 5 câu tục ngữ có hình thức rút gọn
    Bài làm:
    5 câu tục ngữ có hình thức rút gọn:
    Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
    => Chỉ cách cư xử tế nhị của con người trong cuộc sống. Khi ăn phải xem trong nồi còn nhiều hay ít thức ăn để có cách cư xử cho phù hợp. Trong bữa ăn, nếu thức ăn còn quá ít mà có người vẫn chưa kịp ăn, ta không nên ăn mà nhường lại phần cho người khác. Cũng giống như ăn, khi ngồi cũng cần phải xem hướng: không ngồi trước mặt người khác, không che ánh sáng, che gió; ngồi ngay chỗ mọi người qua lại.
    Học ăn, học nói, học gói, học mở
    => Câu tục ngữ là bài học về những điều cơ bản trong cuộc sống của con người về các ăn nói, cách cư xử sao cho lịch sự, tế nhị và văn minh.
    Học ăn: Học cách ăn uống, các phép lịch sự trong bàn ăn
    Học nói: Học cách nói năng, suy nghĩ trước khi nói, nói những điều hay lẽ phải
    Học gói, học mở: Sự khéo léo khi sắp xếp và xử lí công việc của con người. Ta cần phải biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, phải học cách gói trước rồi mới đến cách mở sau.
    Lá lành đùm lá rách
    => Câu tục ngữ cho ta lời khuyên về lối sống đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong một quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.
    Nghĩa thực: “lá lành” là những chiếc lá còn lạnh lặn, đẹp đẽ còn “lá rách” là những chiếc là không còn nguyên vẹn, đã rách hoặc nát. Cả câu nói giúp ta hiểu về sự thật những chiếc lá lành trên cây có thể che chở, bảo vệ cho những chiếc lá rách, không còn nguyên vẹn để chúng vẫn có thể sống và xanh tươi.
    Nghĩa ẩn dụ: “lá lánh” là hình ảnh biểu trưng cho những người có cuộc sống may mắn, đủ đầy hơn trong cuộc sống còn “lá rách” để chỉ những con người có cuộc sống khó khăn, kém may mắn hơn. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy giúp đỡ người khác trong khả năng của mình để họ có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
    Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
    => Câu tục ngữ đã đúc kết một kinh nghiệm sống của cha ông truyền cho thế hệ sau
    Khi muốn đi xa hoặc làm bất cứ việc gì ta chưa từng làm, hãy hỏi những người già. Ở đây có thể là người lớn tuổi hoặc những người giàu kinh nghiệm hơn mình. Bởi họ là những người từng trải nên họ sẽ rõ đường đi, nước bước và có thể cho chúng ta những lời khuyên quý giá.
    Trẻ con rất ngây thơ, trong sáng và chúng không biết nói dối. Chính vì thế, muốn biết những gì đã xảy ra, hãy hỏi những đứa trẻ, chúng luôn luôn nói thật.
    Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
    => Câu tục ngữ cho chúng ta lời khuyên về thái độ sống đứng đắn mà chúng ta nên có trên đường đời
    Nghĩa thực: sóng cả là những con sóng lớn, sóng dữ ngoài biển khơi. Cả câu nói có nghĩa đừng vì một cơn sóng dữ mà người lái đò nghiêng tay chèo, con thuyền có thể lật úp bất cứ lúc nào.
    Nghĩa ẩn dụ: “Sóng cả” là biểu tượng của những khó khăn , vất vả mà bất cứ ai cũng sẽ gặp phải trên đường đời. Còn “tay chèo” chính là ý chí, niềm tin của ta vào cuộc sống, vào con đường mà ta đang đi. Cả câu tục ngữ khuyên răn chúng ta không thể vì những khó khăn trước mắt mà đánh mất đi ý chí, niềm tin của mình vào bản thân. Chúng ta cần vững tay chèo để đưa cuộc đời mình đến đích cuối cùng.
    Các câu trên rút gọn thành phần Chủ ngữ của câu. Có thể khôi phục bằng cách thêm chủ ngữ cho các câu ấy là “Ta”, “Chúng ta”, “Mọi người”, “Nhân dân Việt Nam”
    Sở dĩ những câu tục ngữ này rút gọn thành phần chủ ngữ vì để hướng tới tất cả mọi người bởi những câu tục ngữ thường sẽ đưa ra những lời khuyên nhủ, răn dạy con người ta về phẩm chất đạo đức và các bài học ứng xử trong cuộc sống.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy