Top 5 bài soạn: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" hay nhất

Phương Kem 288 0 Báo lỗi

Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Trong các quyền về trẻ em trên thế ... xem thêm...

  1. Bố cục:

    - Phần 1 (từ đầu đến "thu nhận thêm những kinh nghiệm mới"): phần mở đầu, khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.
    - Phần 2 (tiếp theo đến "phải đáp ứng"): Những thách thức mà nhiệm vụ này đặt ra.
    - Phần 3 (tiếp theo đến "tái phan bổ các tài nguyên đó"): Những cơ hội cần nắm bắt để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
    - Phần 4 (đoạn còn lại): Những nhiệm vụ cụ thể cần phải làm để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.


    I. Hướng dẫn soạn bài:


    Câu 1.


    Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:

    - Phần Sự thách thức: phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…);

    - Phần Cơ hội: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;

    - Phần Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

    Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.


    Câu 2.


    Ở phần "sự thách thức", bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới một cách cụ thể, đầy đủ. Đó là tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực nhiều mặt.

    - Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài.

    - Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

    - Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.


    Câu 3.


    Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần "Cơ hội", cụ thể là:

    - Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em;

    - Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.


    Câu 4.


    Phần "nhiệm vụ" của bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải nổ lực phối hợp hành động. Các nhiệm vụ được nêu ra có tính chất cụ thể, toàn diện: từ tăng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đến phát triển nền giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.


    Câu 5.


    Bản tuyên bố cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng.

    Bài soạn:
    Bài soạn: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" - Bài 1

  2. 1. Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản

    Trả lời:


    Văn bản được bố cục thành các phần:


    - Phần 1 (từ đầu đến "thu nhận thêm những kinh nghiệm mới"): phần mở đầu, khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.

    - Phần 2 Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.

    - Phần 3 Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

    - Phần 4 Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ này được nêu lên một cách hợp lí và có tính cấp bách bởi trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế.

    Các phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.


    2. Ở phần Sự thách thức, bản Tuyên bố đã nên lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?

    Trả lời:


    Ở phần Sự thách thức, bản Tuyên bố đã nêu lên khá đầy đủ, cụ thể tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khố cực về nhiều mặt của trẻ em thế giới hiện nay:

    - Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.

    - Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

    - Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.


    3. Qua phần Cơ hội, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

    Trả lời:


    - Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền của trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.

    - Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.


    4. Phần Nhiệm vụ bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này?

    Trả lời:


    Trên cơ sở những thách thức và cơ hội, văn bản nêu lên những nhiệm vụ cấp bách cần làm:

    + Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.

    + Quan tâm, chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.

    + Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đề thực hiện lợi ích của trẻ em, đặc biệt là các em gái.

    + Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ.

    + Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện đế các em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình.

    + Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do.

    + Vì tương lai của trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.

    Các nhiệm vụ được nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện, bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, em trai, em gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).

    Điều quan trọng là các nhiệm vụ đó được nêu lên với một thái độ dứt khoát, thể hiện quyết tâm cao độ của cộng đồng quốc tế. Mục 17 nhấn mạnh: “Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp vói nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế”.


    5. Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

    Trả lời:


    - Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.

    - Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.

    - Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.


    Bài soạn:
    Bài soạn: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" - Bài 2
  3. Đọc - Hiểu văn bản:


    1 - Trang 36 SGK: Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản.

    Trả lời:


    Văn bản gồm 17 đoạn, có bố cục chặt chẽ, hợp lí:


    a) Mục 1, 2: Khẳng định quyền được sống, được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới; kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này.

    b) Sự thách thức (mục 3 - mục 7): Nêu những dẫn chứng, những số liệu về cuộc sống bất hạnh đói nghèo, bệnh tật, tình trạng rơi vào hiếm hoạ của rất nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.

    c) Cơ hội (mục 8 - mục 9): Khẳng định những thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

    d) Nhiệm vụ (mục 10 - mục 17): Xác định nhiệm vụ cụ thể mà các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ này được nêu lên một cách hợp lí và cấp bách trên tình hình thực tế.


    2 - Trang 36 SGK: Ở phần Sự thách thức, bản Tuyên bố đã nên lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?

    Trả lời:


    Tình trạng cuộc sống bất hạnh về nhiều mặt, bị rơi vào hiếm hoa của rất nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay được phân tích và chứng minh:

    - Vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng của nước ngoài, bị tàn tật, bị đối xử tàn nhẫn.

    - Chúng phải chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp

    - Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và tệ nạn ma túy.


    3 - Trang 36 SGK: Qua phần Cơ hội, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

    Trả lời:


    Khẳng định những thuận lợi cơ bản, những cơ hội để quốc tế đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em:


    - Sự liên kết các nước giúp có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ trẻ em. Công ước về quyền trẻ em tạo ra một cơ hội mới.

    - Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế có khả năng đạt kết quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn bệnh tật, việc chuyển tài nguyên to lớn của những cố gắng giải trừ quân bị sang việc tăng cường phúc lợi cho trẻ em.

    - Phong trào chăm sóc và bảo vệ trẻ em, những nhà mở, nhà tình thương, trại trẻ em đường phố... khắp nước ta đã nói lên sự quan tâm của xã hội, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội, đoàn thể, cá nhân... để chăm sóc và bảo vệ trẻ em một cách thiết thực và có hiệu quả.


    4 - Trang 36 SGK: Phần Nhiệm vụ bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này?

    Trả lời:


    Bảy nhiệm vụ (mục 10 – mục 16) trong Tuyên bố được xác định trên cơ sở tình trạng thực tế về cuộc sống của trẻ em - hiện nay trên thế giới và những cơ hội được khẳng định ở phần trước.

    Bản Tuyên bố đã nêu ra những số liệu và những yêu cầu cụ thể, xác định nhiều nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia về các vấn đề:

    - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.- Quan tâm chăm sóc hàng đầu số trẻ tàn tật, có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.- Bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em gái, các bà mẹ, bảo đảm quyền bình đăng nam nữ.- Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống tốt đẹp, có giá trị về các mặt tinh thần, văn hoá, đời sống. Cụ thể là quyền được học tập, chống nạn mù chữ- Giúp đỡ các bà mẹ sinh nở an toàn khi mang thai và sinh đẻ, không chết bà mẹ và thai nhi.- Tạo cho trẻ em mồ côi có cơ hội tìm biết lại lịch của mình, có cảm giác an toàn nơi mình nương tựa, chuẩn bị cho các em một cuộc sống có trách nhiệm và tự lập khi đến tuổi trưởng thành.


    5 - Trang 36 SGK: Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

    Trả lời:


    Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em giữ vai trò cực kì quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tiến bộ. Đây cũng là vấn đề được Cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến tương lai của toàn nhân loại. Những chủ trương, chính sách, những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong một quốc gia thể hiện được mức độ phát triển của quốc gia đó. Những nhiệm vụ và hành động về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của cộng đồng quốc tế thể hiện được sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại.


    Bài soạn:
    Bài soạn: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" - Bài 3
  4. Câu 1.


    Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:


    Phần Sự thách thức: phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý...);
    Phần Cơ hội:
    Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;
    Phần Nhiệm vụ:
    Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.


    Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.


    Câu 2:


    Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới đã được nêu lên ở phần Sự thách thức. Thực trạng này được khái quát theo những nội dung:

    Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;
    Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;
    Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.
    Những nội dung về thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.


    Câu 3:


    Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể là:


    Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em;
    Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.


    Câu 4:


    Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai - gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế...


    Câu 5:


    Bản tuyên bố cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng.

    Bài soạn:
    Bài soạn: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" - Bài 4
  5. Câu 1: Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản.

    Trả lời:


    - Bố cục 3 phần:

    Phần 1: Mục 1 – 7: Phần sự thách thức.
    Phần 2: Mục 8 – 9: Phần cơ hội.
    Phần 3: Còn lại: Phần nhiệm vụ.
    Ba phần này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phần 1 và phần 2 là cơ sở, để từ đó rút ra được kết luận ở phần 3.


    Câu 2: Ở phần "Sự thách thức", bản Tuyên bố đủ nêu lên thực tế cuộc sống của các em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tỉnh cảm của em khi đọc phần này như thế nào?

    Trả lời:


    Ở phần Sự thách thức, bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của các trẻ em trên thế giới:Đói nghèo, vô gia cư, …
    La nạn nhân của chiến tranh, phân biệt chủng tộc, bạo hành, …
    Tỉ lệ trẻ em bị tử vong do suy dinh dưỡng mỗi ngày tăng nhanh.


    Câu 3: Qua phần "Cơ hội", em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

    Trả lời:


    Những điều kiện thuận lợi cho trẻ em qua phần Cơ hội là:Có công ước về quyền trẻ em.
    Đạt được hiệu quả cao ở nhiều lĩnh vực bằng sự hợp tác và đoàn kết quốc tế.


    Câu 4: Ở phần "Nhiệm vụ", bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động, hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này.

    Trả lời:


    Bảo đảm được quyền bình đẳng giữa trẻ em hai giới nam nữ.
    Bảo đảm được các em hoàn thành việc học đến bậc phổ thông cơ sở.
    Quan tâm, chăm sóc đế những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị tàn tật.
    Đảm bảo về các chế độ dinh dưỡng, sức khỏe cho các em.

    Ta có thể thấy phần nhiệm vụ này đã bao quát được những nhiệm vụ cho từng phương diện quan tâm cho trẻ em. Không chỉ đảm bảo cho trẻ phát triển về thể chất mà còn phát triển về tinh thần.


    Câu 5: Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về lầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

    Trả lời:


    Đây là một vấn đề mang tính toàn cầu, bất kỳ quốc gia nào cũng đặt lên hàng đầu, bởi trẻ em là những thế hệ tương lai, sẽ là những người kế thừa những tinh hoa và tiếp tục phát triển mạnh hơn.


    Bài soạn:
    Bài soạn: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" - Bài 5




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy